Vợ chồng mới cưới cần làm gì để cuộc sống hạnh phúc?

0
4186

Vợ chồng mới cưới cần làm gì để có một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn? Câu trả lời sẽ được bật mí với những thông tin hữu ích dưới đây! 

Vợ chồng mới cưới cần làm gì

1. Cùng bàn bạc về vấn đề tài chính

Đây là việc mà bất kỳ cặp vợ chồng nào không nên bỏ qua. Bởi đây chính là cách để cả hai thấu hiểu và nắm rõ tình hình tài chính của gia đình.

Hãy tính toán tổng thu nhập trong một tháng của cả hai. Liệt kê tất cả các khoản vay – nợ ở thời điểm hiện tại, nếu có.

Hai vợ chồng nên dành một khoảng thời gian nhất định. Có thể là những ngày trong tuần hoặc cuối tuần. Để cùng nhau trao đổi, bàn bạc về các vấn đề tài chính như:

  • Kế hoạch chi tiêu.
  • Tiết kiệm.
  • Dự định tài chính tương lai.

Việc này sẽ giúp cả hai vợ chồng nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của gia đình. Từ đó, có kế hoạch thu – chi hợp lý hơn để đảm bảo ngân sách chung.

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để cả hai chia sẻ những dự định, mục tiêu tài chính mà bản thân mỗi người mong muốn.

Vợ chồng mới cưới cần làm gì để vun đắp hạnh phúc gia đình? Đó chính là giúp người bạn đời thấu hiểu và cùng nhau thực hiện những quyết định tài chính trong tương lai.

Vợ chồng mới cưới cần làm gì
Ảnh minh họa – Hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc về vấn đề tài chính

2. Hiểu thói quen chi tiêu của bạn đời

Mỗi người có một thói quen chi tiêu khác nhau. Có thể, người này tiêu xài hoang phí, còn người còn lại chi tiêu rất tằn tiện.

Do đó, việc mâu thuẫn trong thói quen chi tiêu của hai vợ chồng là điều không thể tránh khỏi.

Bất đồng quan điểm về tiền bạc là nguyên nhân phổ biến trong cuộc sống hôn nhân. Và thường dẫn sự đổ vỡ trong gia đình.

Để hạn chế điều này, mỗi người nên học cách làm quen và hiểu thói quen chi tiêu của đối phương.

Để tránh sự mâu thuẫn, bạn có thể cân nhắc từ góc nhìn của người ấy. Để xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp cho cả hai.

Tuy nhiên, nếu thói quen của người ấy quá tiêu cực, hãy cố gắng nói chuyện và tìm cách điều chỉnh nó theo hướng phù hợp.

Chỉ khi cả hai thống nhất về vấn đề tiền bạc. Tài chính của gia đình mới có thể ổn định và phát triển.

Vợ chồng mới cưới cần làm gì
Ảnh minh họa – Góp ý thẳng thắn với người bạn đời nếu việc chi tiêu chưa hợp lý

Nếu như vợ bạn là một cô nàng nghiện mua sắm, trong khi thu nhập hiện tại chỉ ở mức trung bình.

Hãy thẳng thắn góp ý với cô ấy nên thay đổi thói quen của mình. Chỉ cho cô ấy thấy rằng việc mua sắm thoải mái theo sở thích sẽ khiến ngân sách luôn rơi vào tình trạng hao hụt.

Việc mua sắm những món đồ không cần thiết, không chỉ tiêu tốn nhiều tiền bạc. Mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính cũng như sinh hoạt của cả gia đình.

3. Lên kế hoạch chi tiêu chung

Vợ chồng mới cưới cần làm gì để cuộc sống hôn nhân hạnh phúc? Bước tiếp theo, hãy lập danh sách liệt kê tất cả các khoản chi cố định hàng tháng như:

  • Tiền thuê nhà
  • Điện nước, mạng
  • Chi phí đi lại: xăng xe, taxi…
  • Tiền ăn uống 
  • Thuốc men
  • Mua sắm
  • Giải trí
  • Hiếu hỷ, ma chay, sinh nhật

Hãy đảm bảo ngân sách chi tiêu của gia đình luôn nằm trong hạn mức thu nhập của hai vợ chồng. 

Ngoài ra, cũng nên cân nhắc đến kế hoạch tiết kiệm. Bởi cuộc sống của vợ chồng mới cưới sẽ còn nhiều dự định trong tương lai cần thực hiện như: mua nhà, mua xe, sinh con…

Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch tiết kiệm chính là cách để bạn phân bổ chi tiêu trong gia đình một cách hợp lý và khoa học. Giảm thiểu chi phí cho những khoản không cần thiết.

Từ đó đạt được những mục tiêu tài chính trong tương lai một cách dễ dàng.

Vợ chồng mới cưới cần làm gì
Ảnh minh họa – Cùng nhau lập kế hoạch chi tiêu chung

Theo các chuyên gia tài chính, bạn nên tiết kiệm tối thiểu 10%/ tổng thu nhập. Chẳng hạn, mức thu nhập của hai vợ chồng là 20 triệu đồng/ tháng.

Hàng tháng, nên trích ít nhất 2 triệu đồng cho khoản tiết kiệm. Như vậy, ngân sách chi tiêu của gia đình chỉ còn 18 triệu đồng. Và đảm bảo chi tiêu chỉ trong hạn mưc đó.

Lưu ý rằng, khoản tiết kiệm luôn được trích trước khi chi tiêu. Điều này đảm bảo duy trì thói quen tiết kiệm, cũng như việc chi tiêu có kiểm soát.

4. Chia sẻ trách nhiệm quản lý tài chính

Dù vợ/ chồng bạn là người quản lý tài chính tốt hơn, bạn vẫn nên cùng người ấy chia sẻ trách nhiệm nặng nề này.

Hãy cùng nhau bàn bạc và lên kế hoạch cho những mục tiêu tài chính sắp tới. Việc này không chỉ giảm bớt gánh nặng khi giải quyết các vấn đề tiền bạc, mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa hai vợ chồng.

Ví dụ, hai bạn có dự định mua nhà nhưng hiện tại chưa đủ tài chính. Hãy cùng nhau bàn bạc để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề trên:

  • Ngân sách cho kế hoạch mua nhà là bao nhiêu?
  • Nên tiết kiệm như thế nào?
  • Mất bao lâu để tiết kiệm đủ số tiền?
  • Có cần tìm việc làm thêm để gia tăng thu nhập không?

Chắc chắn vợ/ chồng của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, khi người bạn đời luôn quan tâm và san sẻ nỗi lo cùng mình.

Mọi mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn khi cả hai cùng đồng lòng thực hiện.

Ngoài những mục tiêu tài chính cho tương lai. Hai bạn nên san sẻ về các khoản chi tiêu hàng ngày. Điều này giúp cả hai hiểu rõ hơn về mọi khoản chi tiêu, cuộc sống gia đình.

Chẳng hạn, vợ là người chịu trách nhiệm chi trả cho các bữa ăn hàng ngày. Bao gồm việc đi chợ, nấu nướng, mua sắm các vật dụng nhà bếp. Hay mua sắm quần áo cho cả gia đình…

Chồng sẽ là người thanh toán tất cả những khoản như thanh toán tiền nhà, điện nước, mua sắm đồ đạc trong gia đình…

5. Xây dựng kế hoạch tài chính tương lai

Các cặp vợ chồng trẻ nên xây dựng kế hoạch tài chính, thực hiện các mục tiêu trong tương lai càng sớm càng tốt.

Đảm bảo cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc và ổn định về mặt tài chính.

Vậy các cặp vợ chồng mới cưới cần làm gì để hạnh phúc? Đó là cùng nhau xây dựng những kế hoạch tương lai như sau:

Vợ chồng mới cưới cần làm gì
Ảnh minh họa – Cùng nhau xây dựng kế hoạch tài chính tương lai

5.1. Mua nhà

Để có được một ngôi nhà riêng là ước ao của nhiều cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, đây là vấn đề đòi hỏi cần có kế hoạch rõ ràng và thực hiện trong thời gian dài.

Bạn và người vợ/ chồng đừng ngần ngại đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân. Sau đó, cùng nhau bàn bạc và thống nhất về các vấn đề như:

  • Nhà đất hay nhà chung cư?
  • Vị trí ở đâu? Gần trung tâm thành phố hay phía ngoại thành
  • Diện tích bao nhiêu m2?
  • Xung quanh có các tiện ích gì? Trường học, bệnh viện, khu vui chơi cho trẻ…

Nếu hai vợ chồng đều làm công ăn lương, thu nhập ở mức trung bình. Có thể tham khảo hình thức mua nhà chung cư trả góp.

Đây cũng là hình thức được nhiều gia đình trẻ lựa chọn. Bạn chỉ cần lên kế hoạch tài chính ít nhất trong 3 năm, đồng thời trong thời gian đó không nên sinh con.

Để đảm bảo không bị mất thêm một nguồn tài chính nào. Cả hai cùng tập trung cho kế hoạch mua nhà. Có thể tiết kiệm từ việc chi tiêu hàng ngày, tìm kiếm những công việc làm ngoài giờ. Hay tham gia đầu tư cũng là ý tưởng không tồi.

5.2. Sinh con

Một gia đình hạnh phúc không thể thiếu tiếng cười của những đứa trẻ. Tuy nhiên, để chăm sóc và nuôi dưỡng một em bé thì không phải là điều dễ dàng.

Bạn và người bạn đời cần có sự chuẩn bị về tài chính cho kế hoạch sinh con. Để con cái được phát triển trong môi trường tốt nhất thì cha mẹ nên có nền tài chính vững chắc.

Kế hoạch tài chính cần chuẩn bị trong thời gian ít nhất từ 2 – 3 năm đầu đời của đứa trẻ. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chắc chắn gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc chi tiêu và nuôi dưỡng con cái.

Vợ chồng mới cưới cần làm gì
Ảnh minh họa – Xây dựng kế hoạch tài chính vững chắc trước khi sinh con

5.3. Đầu tư tài chính

Để đảm bảo một cuộc sống sung túc và lâu dài cho cả gia đình, bạn không nên bỏ qua kế hoạch tham gia đầu tư.

Đây chính là cách để bạn và gia đình có một cuộc sống ổn định và nhàn hạ hơn.

Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả bạn cần có kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Bạn cần có một khoản vốn để tham gia đầu tư.

Tùy thuộc vào năng lực, điều kiện kinh tế gia đình mà số vốn là khác nhau. Nhưng cũng không nhất thiết phải có vài trăm triệu mới có thể tham gia đầu tư.

Bạn chỉ cần có vài chục triệu, thậm chí là 10 triệu cũng có thể đầu tư. Để đầu tư thành công, bạn cần tìm hiểu kỹ càng cũng như kiến thức về các kênh đầu tư tài chính.

Tham khảo ý kiến của mọi người, đặc biệt là những người hiểu biết về lĩnh vực này. Hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn đầu tư tài chính nếu cần thiết.

5.4. Nghỉ hưu

Theo quy định của nhà nước về tuổi nghỉ hưu, nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi. Nếu đóng bảo hiểm từ 20 năm trở nên, khi đủ 60 tuổi, bạn sẽ được hưởng lương hưu. Tối đa là 75% mức đóng bảo hiểm.

Như vậy, nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm hơn hay không đủ thời gian đóng bảo hiểm. Hay không muốn phụ thuộc con cái. Bạn cần xây dựng kế hoạch tài chính để nghỉ hưu càng sớm càng tốt.

Sau khi hoàn thành các mục tiêu: mua nhà, sinh con, mua xe. Tập trung cho kế hoạch nghỉ hưu là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

Cuộc sống nghỉ hưu sẽ ra sao, nếu bạn không có khoản lương hưu hay không có quỹ khi về già. Chưa kể đến những căn bệnh, ốm đau sẽ ghé thăm thường xuyên.

Để chủ động đối diện với chúng, cách tốt nhất là chuẩn bị tài chính vững chắc. Khi đó, bạn không phải quá lo lắng cho cuộc sống nghỉ hưu sau này.

Hy vọng rằng, với những thông tin mà Money Lover chia sẻ, sẽ là những thông tin hữu ích. Giúp cho những kế hoạch tài chính trong tương lai của gia đình bạn sớm thực hiện và thành công.

 

Bài liên quan

Kế hoạch sinh con đầu lòng

Kế hoạch sinh con đầu lòng cho vợ chồng mới cưới [Update 2019]

0
Sinh con là sự kiện trọng đại trong mỗi gia đình. Vì thế, lập kế hoạch sinh con là cách để bạn chủ động...

Lập kế hoạch tài chính trước kết hôn đảm bảo độc lập tài chính

0
Việc lập kế hoạch tài chính trước kết hôn giúp các cặp vợ chồng trẻ ổn định hơn trong quản lý chi tiêu và...
Có nên góp chung tiền mua nhà trước khi kết hôn?

Có nên góp chung tiền mua nhà trước khi kết hôn?

0
Bạn có ý định góp chung tiền mua nhà cùng người bạn đời trước khi kết hôn? Nhưng bạn đã lường trước những rủi...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây