Sinh con là sự kiện trọng đại trong mỗi gia đình. Vì thế, lập kế hoạch sinh con là cách để bạn chủ động về tài chính cũng như chuẩn bị chu đáo để chào đón thành viên mới. 

Kế hoạch sinh con đầu lòng

1. Lập kế hoạch sinh con

Nuôi con là một vấn đề không hề đơn giản, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Vì vậy, nên suy nghĩ kĩ trước khi quyết định có con.

Cần có sự chuẩn bị về tinh thần, cũng như vật chất để đảm bảo đứa trẻ sinh ra được đón nhận sự nuôi dưỡng chu đáo từ cha mẹ.

Nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay không vội vàng có con ngay sau khi kết hôn. Họ dành thời gian khoảng 6 tháng đến 1 năm để chuẩn bị tài chính cho việc nuôi con.

Kế hoạch sinh con đầu lòng
Ảnh minh họa – Các cặp vợ chồng son thường chuẩn bị tài chính từ 6 tháng đến 1 năm trước khi sinh con

Sở dĩ nên có khoảng thời gian như vậy để nàng dâu mới có thời gian thích nghi với môi trường của nhà chồng.

Thêm nữa, tình cảm vợ chồng được gắn kết và hai vợ chồng dần dần thích nghi hoàn toàn lối sống cũng như cách làm việc của cả hai.

Và có thời gian để tích lũy một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí sinh con, nuôi con hoặc chỉ là giai đoạn mang thai.

Vấn đề tiền bạc sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nếu không có kế hoạch rõ ràng trước khi sinh con.

2. Thời điểm nào phù hợp để sinh con?

Nhiều cặp vợ chồng thường lên kế hoạch sinh con vào thời điểm thích hợp. Trên thực tế, sự chuẩn bị này hoàn toàn hợp lý.

Quyết định có con đồng nghĩa với việc thu nhập gia đình sẽ giảm đi, do phụ nữ phải ở nhà nghỉ ngơi và chăm con sau sinh.

Nếu như người chồng không có thu nhập ổn định, thì chắc chắn kinh tế gia đình sẽ rơi vào “khủng hoảng”.

Vì vậy, đàn ông nên có sự nghiệp vững chắc trước khi quyết định kết hôn và sinh con để trở thành trụ cột cho gia đình.

Kế hoạch sinh con đầu lòng
Ảnh minh họa – Sinh con là sự kiện quan trọng trong mỗi gia đình

24 đến 30 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để sinh con của người phụ nữ. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm sự nghiệp đang phát triển.

Việc có con ở giai đoạn này ảnh hưởng ít nhiều đến công việc của họ. Nghỉ việc trong 6 tháng để chăm con có thể sẽ làm chậm quá trình thăng tiến. Đánh mất nhiều cơ hội tốt trong công việc.

Vì vậy, hai vợ chồng nên suy nghĩ và bàn bạc kĩ lưỡng trước khi có con để vừa đảm bảo cuộc sống gia đình lại không ảnh hưởng đến tương lai.

3. Xem xét tình hình tài chính hiện tại

Mỗi cặp vợ chồng cần phải xem xét và đánh giá tình hình tài chính trong gia đình từ các khoản thu nhập, chi tiêu hay vay nợ từ bên ngoài.

Đây là vấn đề cần thiết để bạn làm chủ tài chính của mình. Bạn cần phải ưu tiên những khoản chi tiêu trong tương lai gần, đó là kế hoạch sinh con.

Hãy tính ra những con số chính xác và hợp lý để chủ động trong việc chi tiêu cho những dự định có con sắp tới.

Nên tính xem thời gian nghỉ dưỡng thai là bao lâu, trong suốt thời gian này có cần kiếm thêm thu nhập tại nhà hay không.

Đối với các cặp vợ chồng có thu nhập trung bình khá cần phải xem xét cẩn thận về vấn đề này. Có như vậy thì việc lập kế hoạch tài chính khi chuẩn bị sinh con mới được rõ ràng và chính xác hơn.

Kế hoạch sinh con đầu lòng
Ảnh minh họa – Xem xét kỹ lưỡng tình hình tài chính trước khi quyết định sinh con

4. Các khoản chi tiêu khi chuẩn bị sinh con

Trước khi sinh con, gia đình bạn phải chi ra rất nhiều khoản tiền. Và điều này đòi hỏi mỗi cặp vợ chồng phải có những kế hoạch tài chính hợp lý.

Nếu không, nó sẽ trở thành gánh nặng cho chính gia đình.

Dưới đây là một số khoản chi tiêu cơ bản trong kế hoạch tài chính khi chuẩn bị sinh con. Mà nhất định cặp vợ chồng nào cũng phải thực hiện trước khi sinh con:

4.1. Tiền khám thai định kỳ

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải được thăm khám và xét nghiệm đầy đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Nên khám thai định kỳ vào tuần thứ 4, tuần 11, tuần 16, tuần 32 tuần và tuần thứ 35. Đặc biệt sau 35 tuần, mỗi tuần phải đi siêu âm một lần vì khoảng thời gian sinh nở thường ở tuần 36 đến 40, hoặc có thể sớm hơn.

Hay mẹ có những biểu hiện bất thường như đau bụng, sốt cao, chóng mặt… cũng nên đi khám ngay.

Chi phí cho mỗi lần siêu âm như vậy là từ 80.000đ đến 150.000đ. Như vậy, trong suốt quá trình mang thai, tổng chi phí cho việc này vào khoảng 1,5 triệu đến 3 triệu đồng.

Do đó để đảm bảo việc sinh con an toàn, bạn nên lựa chọn những phòng khám và bác sĩ uy tín theo suốt thai kỳ.

25 cách kiếm tiền cho mẹ đơn thân tại nhà [Update 2019]
Ảnh minh họa – Chi phí khám thai trong suốt quá trình mang thai từ 1,5 – 3 triệu đồng

4.2. Chi phí mua đồ dùng

Trong kế hoạch sinh con, khoản chi phí mua đồ cho con không thể bỏ qua vì chúng chiếm một phần không hề nhỏ.

Các cặp vợ chồng cần mua quần áo, đồ dùng và vật dụng sơ sinh. Do đó cha mẹ cần phải tính toán cẩn thận để chi trả phù hợp trong khả năng tài chính cho phép. Không nên lãng phí vào các khoản không cần thiết.

Ví dụ, đồ sơ sinh của trẻ. Bạn có thể xin người thân để đỡ tốn khoản mua quần áo sơ sinh cho bé.

Vì trong những tháng đầu khi sinh con, trẻ lớn rất nhanh nên thay đổi quần áo thường xuyên.

25 cách kiếm tiền cho mẹ đơn thân tại nhà [Update 2019]
Ảnh minh họa – Có thể xin đồ cho em bé từ người thân, bạn bè để tiết kiệm chi phí
Hay quần áo bầu cho mẹ, không nên mua quá nhiều. Nếu có thể hãy xin từ bạn bè, người thân. Vì quãng thời gian bầu bí sẽ qua nhanh và có thể sẽ không sử dụng trong thời gian tới. 

Thông thường, đối với khoản chi phí này, bạn sẽ phải chi trả trong khoảng tối đa từ 5 đến 6 triệu. Đặc biệt, mua bỉm sữa cho con cũng cần một khoản chi khá lớn.

Bạn phải xem con hợp với loại sữa nào để mua cho con. Tùy theo nhu cầu của mỗi đứa trẻ mà bạn tính ra xem xét mỗi tháng phải chi bao nhiêu tiền mua sữa.

4.3. Chi phí cho mẹ

Ngoài các khoản chi phí cho con, bạn cũng cần phải quan tâm đến vấn đề chi tiêu cho mẹ.

Bạn cần phải mua đồ cho bà bầu, đặc biệt trong quá trình mang thai cần phải được tẩm bổ. Và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, thì con mới phát triển khỏe mạnh được.

Ngoài những món ăn bác sĩ khuyên hạn chế. Những loại thực phẩm, hoa quả tươi sạch được chế biến hàng ngày đều phù hợp với bà bầu.

Đừng cố ăn thêm thứ này thứ kia như sách báo hay cố ăn để “con mình được như con người ta”.

Dinh dưỡng khi mang thai và sau sinh cho mẹ và bé rất quan trọng. Cần lên thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng với chi phí phù hợp.

Không nên quá tiết kiệm mà xem nhẹ việc ăn uống. Vì đây là giai đoạn quan trọng đối với sức khỏe người mẹ và sự phát triển của con.

Cách tốt nhất, hãy vạch ra các khoản chi cần thiết cho mẹ. Xem xét mức thu nhập để đưa ra khoản chi tiêu hợp lý nhất.

4.4. Chi phí sinh con

Đây được coi là khoản chi phí quan trọng. Bạn nên tìm hiểu về các dịch vụ sinh nở ít nhất trước 2 tháng sinh con, để có kế hoạch chuẩn bị tài chính phù hợp.

Đồng thời, bạn cũng cần hiểu rõ tài chính của gia đình. Từ đó lựa chọn những dịch vụ phù hợp bằng cách tự trả lời những câu hỏi:

  • Bạn dự định sinh ở bệnh viện nào?
  • Gói thăm khám thai sản định kỳ có nằm trong gói sinh hay không?
  • Bảo hiểm chi trả cho các gói thăm khám định kỳ này không?
  • Có được giảm giá cho combo gói khám và sinh không?

25 cách kiếm tiền cho mẹ đơn thân tại nhà [Update 2019]
Ảnh minh họa – Kế hoạch sinh con nên dựa trên tình hình tài chính hiện tại
Tùy vào hoàn cảnh và thu nhập của các cặp vợ chồng mà chi phí bỏ ra cũng khác nhau. Trung bình, bạn nên chuẩn bị một khoản dự trù từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.

Các bậc cha mẹ nên mua bảo hiểm thai sản, bảo hiểm y tế trong thời gian mang thai và sinh con. Điều này sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí kha khá cho gia đình.

Tùy thuộc vào từng gói bảo hiểm cũng như nhu cầu sinh con ở bệnh viện tuyến huyện hay tuyến tỉnh mà sẽ có mức hưởng bảo hiểm khác nhau.

Theo điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định cụ thể như sau: 

Trường hợp sử dụng thẻ bảo hiểm sinh con đúng tuyến:

  • 100% chi phí khi sinh con tại tuyến xã.
  • 95% chi phí nếu thuộc hộ gia đình cận nghèo.
  • 80% chi phí nếu thuộc các đối tượng khác.

Trường hợp sử dụng thẻ bảo hiểm sinh con trái tuyến: 

  • 40% chi phí nếu sinh tại bệnh viện tuyến trung ương.
  • 60% chi phí nếu sinh tại bệnh viện tuyến tỉnh.
  • 100% chi phí nếu sinh tại bệnh viện tuyến huyện.

5. Lập kế hoạch tài chính – Kế hoạch sinh con hoàn hảo

Ngay từ khi có kế hoạch mang thai, bạn nên xây dựng kế hoạch chuẩn bị tài chính. Điều này đảm bảo chi phí sinh hoạt của gia đình không bị thâm hụt khi có thành viên mới. 

Dưới đây là một vài cách giúp tình hình tài chính gia đình được cải thiện, đảm bảo kế hoạch sinh con được hoàn thành mà không gây áp lực cho các bậc cha mẹ.

5.1. Tiết kiệm là quốc sách

Phải có kế hoạch tiết kiệm một số tiền nhất định mỗi tháng, để dành cho việc sinh em bé. Hãy tiết kiệm tiền càng nhiều càng tốt.

Nếu 2 vợ chồng có tổng thu nhập bằng 20.000.000đ mà không phải sống chung với bố mẹ nên phân chia số tiền như sau:

  • Phần 1: Chi phí ăn uống: 4.000.000đ
  • Phần 2: Chi phí thuê nhà: 3.000.000đ
  • Phần 3: Tiết kiệm sinh con: 6.000.000đ
  • Phần 4: Chi phí đi lại, xăng xe,tiếp khách, bạn bè: 2.000.000đ
  • Phần 5: Tiền điện, nước, ga, dầu ăn, mắm muối…: 1.000.000đ
  • Phần 6: Tiền tiết kiệm để đầu tư kinh doanh, thu lại lợi nhuận: 2.000.000đ
  • Phần 8: Chi phí mua sắm: 1.000.000đ
  • Phần 9: Quỹ dự phòng khẩn cấp: 1.000.000đ

Nếu điều kiện tài chính cho phép. Hãy cố gắng trích một khoản từ 5 – 10% cho quỹ dự phòng khẩn cấp.

Quỹ này giúp bạn giải quyết những rủi ro không may xảy ra, giúp bạn chủ động hơn trong việc giải quyết những vấn đề này. Chẳng hạn như hỏng xe; ốm đau…

Tuy nhiên, kế hoạch phân bổ sẽ tùy thuộc vào tổng thu nhập, sinh hoạt tháng và cách chi tiêu của mỗi gia đình.

Bên cạnh đó, không nên thắt chặt chi tiêu quá mức, sẽ gây khó khăn và áp lực cho các thành viên gia đình. Nên dựa trên tình hình tài chính của gia đình để quyết định.

5.2. Tìm cách gia tăng thu nhập

Đối với một số gia đình có điều kiện kinh tế ở mức trung bình, việc nuôi con sẽ gặp nhiều khó khăn do phát sinh nhiều chi phí.

Cách tốt nhất hãy nghĩ đến việc làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập.

Ngoài 8 tiếng làm việc tại công ty, có rất nhiều công việc làm thêm phù hợp với dân văn phòng.

Các công việc với thời gian linh hoạt như: bán hàng online; làm chứng từ, hóa đơn kế toán tại nhà; viết bài online hoặc cộng tác viên cho một trang báo điện tử.

Đừng lo lắng và nản lòng với những khó khăn bước đầu. Đây có thể sẽ là cơ hội để phát huy năng lực của bản thân.

Nếu làm tốt, công việc làm thêm chắc chắn mang lại một khoản thu nhập không nhỏ cho gia đình.

25 cách kiếm tiền cho mẹ đơn thân tại nhà [Update 2019]
Ảnh minh họa – Tìm kiếm công việc làm thêm ngoài giờ để gia tăng thu nhập

5.3. Có một khoản tiết kiệm cố định

Cho dù thu nhập ở mức trung bình, mỗi gia đình cũng nên có một khoản tiết kiệm trong ngân hàng.

Hàng tháng, sau khi nhận lương, hãy trích vào sổ tiết kiệm một khoản cố định để phòng ngừa rủi ro trong gia đình. Số tiền còn lại dành để chi tiêu. 

Hơn nữa, một khoản tiết kiệm là hoàn toàn cần thiết khi có con. Số tiền đó có thể giúp con có điều kiện phát triển tốt hơn. Và đề phòng những vấn đề phát sinh không lường trước trong cuộc sống.

Ngay từ khi bắt đầu lập gia đình, các cặp vợ chồng nên có kế hoạch cho khoản tiết kiệm hàng tháng.

Ngoài chi phí sinh hoạt, đầu tư mỗi gia đình nên dành ra khoảng 20% thu nhập mỗi tháng để gửi tiết kiệm.

 

Bài liên quan

3 mẹo tiết kiệm chi phí cho các mẹ bầu chuẩn bị sinh con

3 mẹo tiết kiệm chi phí cho các mẹ bầu chuẩn bị sinh con

0
Sinh con lần đầu chắc hẳn các bậc cha mẹ còn bỡ ngỡ về kế hoạch chi tiêu sao cho tiết kiệm để chuẩn...
mẹo quản lý tài chính gia đình

9 mẹo giúp cải thiện tình hình tài chính gia đình tươi sáng hơn

0
Chuyện tiền bạc là một phần quan trọng bậc nhất trong bất kỳ gia đình nào. Những rắc do chuyện tiền bạc gây ra sẽ...
Quản lý tài chính trong hôn nhân hiệu quả

10 bước để quản lý tài chính trong hôn nhân hiệu quả

0
Quản lý tài chính trong hôn nhân luôn là bài toán khó đối với nhiều cặp vợ chồng. Nếu không có "luật" giữa hai...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây