Hướng dẫn lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình [Update 2019]

0
10839

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng giúp hộ gia đình không bị động trong các trường hợp phát sinh đột xuất. Đồng thời, đạt được các mục tiêu tiết kiệm cho tương lai.

1) Tại sao phải lập kế hoạch chi tiêu?

Trong cuộc sống độc thân cũng như hôn nhân, có rất nhiều khoản mục chi tiêu trong tháng. Từ chi phí định kỳ đến chi phí đột xuất. Nếu không lập kế hoạch chi tiêu cụ thể, vấn đề tài chính trong gia đình sẽ trở nên khó kiểm soát.

Thu nhập càng cao, chi tiêu càng nhiều. Đó là lý do khiến bạn luôn nhẵn túi, không đạt được những mục tiêu tài chính trong tương lai.

Do đó, nếu không phân bổ chi tiêu hợp lý, rất dễ lâm vào tình trạng bị động trước những trường hợp phát sinh trong cuộc sống: ốm đau, hiểu hỉ, thất nghiệp…

lập kế hoạch chi tiêu

Đặc biệt với cuộc sống gia đình, mất cân bằng tài chính là nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn trong hôn nhân.

Nếu không muốn bị áp lực trong những tình huống như vậy, việc lập kế hoạch phân bổ tiền lương sao cho hợp lý là hết sức cần thiết.

2) Xác định mục tiêu tài chính trước khi lập kế hoạch chi tiêu

Trước hết, phải hiểu rõ bạn muốn gì về tài chính trong tương lai. Bạn muốn tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Mua được chung cư bao nhiêu mét vuông khi kết hôn? Đầu tư bao nhiêu cho việc giáo dục con?

Nguyên tắc phân bổ tài chính là xác định khoản tiền muốn tiết kiệm trước. Sau đó, lấy thu nhập trừ đi tiết kiệm sẽ ra chi tiêu hàng tháng. Số tiền tiết kiệm hàng tháng tùy thuộc vào tình hình tài chính và mức chi tiêu hiện tại của gia đình bạn.

lập kế hoạch chi tiêu

» Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân

3) Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng

Mỗi tháng, thu nhập của hai vợ chồng cần được phân bổ vào các khoản mục sau:

♦ Chi tiêu định kỳ: tiền nhà, ăn uống, chi phí đi lại, vật dụng gia đình, chăm sóc sức khỏe, phát triển bản thân, tiền tiêu vặt cho cá nhân, bảo hiểm, biếu cha mẹ,…

♦ Chi tiêu không định kỳ: lễ tết, hiếu hỉ,…

♦ Quỹ dự phòng khẩn cấp: dành cho những rủi ro bất ngờ mà chúng ta không lường trước được như ốm đau, nghỉ việc đột ngột,… Thông thường quỹ này nên gấp khoảng 2 – 3 lần chi phí sinh hoạt mỗi tháng.

♦ Tiết kiệm: khoản tiền dành cho tương lai, hoặc đầu tư vào các kênh đầu tư để gia tăng tài sản. Lưu ý: tiết kiệm không bao gồm khoản mục du lịch, dự phòng khẩn cấp…

Tiết kiệm là số tiền mà nếu chúng ta không có nó, cuộc sống ngắn hạn vẫn diễn ra bình thường, kể cả việc xảy ra những rủi ro. Như vậy, mục tiêu tài chính tương lai mới được đảm bảo.

lập kế hoạch chi tiêu

Dưới đây là bảng phân bổ thu chi hàng tháng của một cặp vợ chồng chưa có con. Bạn có thể tham khảo để lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với điều kiện gia đình mình.

Lưu ý: Việc phân bổ thu nhập cần dựa trên sự ghi chép chi tiêu của 1 -2 tháng thực tế, từ tất cả các chi tiêu nhỏ nhất. Bước này nhằm điều chỉnh các hành vi mua sắm và chi tiêu không hợp lý. Từ đó điều chỉnh kế hoạch phân bổ phù hợp.

Khi lập kế hoạch chi tiêu, cần được tuân thủ nghiêm túc theo các khoản mục đã đặt ra. Nếu hạng mục nào vượt quá chi phí, cần thay đổi hành vi tiêu dùng để đảm bảo ngân sách.

Nếu những khoản chi vượt quá giới hạn cho phép nhưng điều đó là cần thiết. Hãy cắt bớt từ chi phí khác sang.

» Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách cá nhân để đạt mục tiêu tài chính

4) Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho mua sắm

Bạn nên lập một danh sách những khoản mua sắm cần thiết, trong tương lai gần và xa. Đừng bao giờ quên hai từ “cần thiết”.

Nếu vượt ngoài giới hạn của hai từ này, bạn sẽ dễ dàng bị thâm hụt tài chính và mất kiểm soát trong việc quản lý chi tiêu.

Trong danh sách những khoản mua sắm này, bạn nên thống kê cụ thể món đồ nào cần mua trong tháng tới, món nào cần mua trong 3 tháng tới, 4 tháng tới, 6 tháng tới, 1 năm tới,… Sau lên kế hoạch phân bổ chi tiêu cho những khoản mua sắm này.

lập kế hoạch chi tiêu

Ví dụ, trong 4 tháng tới, mục tiêu của bạn là mua một chiếc xe máy mới với giá khoảng 40 triệu đồng. Trước tiền, cần xem lại mình đang có bao nhiêu tiền cho mục tiêu này.

Nếu còn thiếu khoảng 20 triệu đồng, hãy lên kế hoạch tiết kiệm mỗi tháng ít nhất 5 triệu đồng. Như vậy, sau 4 tháng, bạn có thể đạt được mục tiêu đổi xe của mình.

Việc lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn khi mua sắm không chỉ giúp kiểm soát chi tiêu, tránh quyết định vội vàng mua món đồ ngoài khả năng tài chính hiện tại. Mà còn giúp bạn có thêm động lực tiết kiệm và tăng thu nhập để nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu.

5) Quản lý chi tiêu

Trước hết, cần để riêng các khoản mục chi tiêu và tiết kiệm. Không nên cho vào cùng một tài khoản vì sẽ rất khó kiểm soát. Hãy để vào những tài khoản khác nhau giữa tiết kiệm và chi tiêu.

Nếu chồng hoặc vợ có khả năng kiếm thu nhập thêm bên ngoài, số tiền này nên chia vào các quỹ tiết kiệm hoặc chi tiêu. Ví dụ tiền thu nhập thêm chi 70% vào tiết kiệm, 30% cho việc tự hưởng thụ.

Việc quản lý chi tiêu rất quan trọng do đó cần sự tỉ mỉ và chi tiết. Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc này, bạn có thể sử dụng ứng dụng Money Lover.

money lover

Đây là ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Bạn có thể nhập và theo dõi tình hình chi tiêu của bản thân và gia đình hàng tháng thông qua các báo cáo cụ thể. Từ đó, lên kế hoạch và mục tiêu tài chính phù hợp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây