Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền để mang thai và sinh con?

2
28024

Cần bao nhiêu tiền cho chi phí mang thai và sinh con? – một trong những vấn đề khiến các cặp vợ chồng đau đầu khi lên kế hoạch có em bé.

mang thai và sinh con

» Xem thêm: Kế hoạch sinh con đầu lòng cho vợ chồng mới cưới [Update 2019]

1) Chi phí dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai

Khi mang thai, người mẹ cần được bồi bổ nhiều hơn bình thường để đáp ứng đủ dưỡng chất cho thai nhi. Lúc này, cơ thể sẽ cần nhiều Canxi, Sắt và Acid folic hơn. Đây là những dưỡng chất ban đầu cần thiết phải có.

Hiện nay, nhiều mẹ bầu thường sử dụng viên uống bổ sung vừa tiện lợi, vừa đảm bảo sức khỏe. Thông thường, chi phí cho khoản này khoảng 200.000 – 300.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm sữa bầu để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé khi mang thai.

Như vậy, tổng số tiền mua thực phẩm dưỡng thai (thuốc, thực phẩm chức năng,…) trong suốt quá trình mang thai sẽ cần khoảng 5 triệu đồng.

mang thai

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần lượng thức ăn nhiều hơn cả về chất lượng lẫn số lượng. Chi phí trung bình cho khoản này ít nhất khoảng 1.000.000đ/tháng.

Nên xem xét kỹ tình hình tài chính của bản thân để có sự lựa chọn phù hợp. Tránh tư tưởng sính ngoại, mua sắm những sản phẩm quá đắt đỏ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tài chính trong giai đoạn sinh và nuôi con sau này.

» Xem thêm: Tuyệt chiêu chi tiêu tiết kiệm, sẵn sàng đón con yêu chào đời!

2) Chi phí khám thai

Việc khám thai định kỳ là không thể thiếu trong suốt thời gian mang thai. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Đồng thời chẩn đoán sớm những nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi, để có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng lúc.

2.1. Cần thăm khám vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Theo lời khuyên từ các bác sĩ, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm các mẹ bắt buộc phải đi siêu âm.

  • Tuần 11 -14 của thai kỳ ( đo độ mờ da gáy)
  • Tuần 18 – 21 của thai kỳ ( siêu âm phát hiện bất thường)
  • Tuần 30 – 32 của thai kỳ

Thông thường, mẹ bầu sẽ khám thai khoảng 7 – 10 lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.

Hiện nay, có nhiều phương pháp siêu âm như: siêu âm đen trắng, 3D, 4D. Chi phí ở mỗi bệnh viện, phòng khám sẽ không giống nhau. Do đó, cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi đăng ký khám.

mang thai

» Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị tài chính trước khi sinh con

2.2. Chi phí khám thai tại bệnh viện

Dưới đây là chi phí khám thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội (cập nhập đến 05/2019) mà các mẹ có thể tham khảo:

chi phí khám thai tại bệnh viện

Đặc biệt, sau 35 tuần, nên đi siêu âm 1 lần/ tuần. Vì khoảng thời gian sinh nở thường ở tuần 36 đến 40 hoặc có thể sớm hơn.

Nếu sử dụng bảo hiểm hoặc khám tại các bệnh viện tuyến dưới, chi phí này sẽ giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng dịch vụ tốt hơn, có thể đến các phòng khám hoặc bệnh viện tư với chi phí đắt đỏ hơn.

3) Chi phí sắm đồ cho mẹ trong thời gian mang thai

Từ tháng thứ 3 – 4 trở đi, bụng của bà bầu đã bắt đầu nổi rõ, cân nặng tăng đáng kể. Những bộ đồ thông thường không thể mặc được nữa.

Lúc này, bạn cần mặc những bộ đồ bầu để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tối thiểu bà bầu cần mua những đồ sau:

chi phí mẹ bầu

Chi phí của những món đồ này rất phong phú. Có thể dao động từ vài chục nghìn đến hơn hàng triệu đồng cho một sản phẩm.

mang thai

Để sắm đủ đồ tối thiểu cho mẹ bầu mặc trong suốt thai kỳ, cần chuẩn bị số tiền khoảng 4 đến 5 triệu đồng. Do đó, cần căn cứ vào khả năng tài chính của bản thân để có kế hoạch mua sắm phù hợp.

Do thời gian mang bầu chỉ kéo dài trong gần 1 năm, các mẹ bầu nên tiết chế việc mua sắm để tránh lãng phí.

Ngoài ra, nếu bạn mang bầu lần đầu và có kế hoạch sinh con thứ 2, nên mua những món đồ có độ bền cao, để có thể dùng lại vào lần mang thai thứ 2. Như vậy, sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

4) Chi phí mua sắm đồ cho trẻ sơ sinh

Đồ cho em bé là khoản chi phí lớn nhất mà bạn cần chuẩn bị. Bởi nó gồm rất nhiều món đồ và mỗi thứ đều cần số lượng lớn.

4.1. Đồ sơ sinh cơ bản

Để đón bé yêu chào đời, cần chuẩn bị những vật dụng cơ bản dưới đây:

đồ sơ sinh

đồ sơ sinh

4.2. Một số vật dụng khác

Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm các dụng cụ chăm sóc sức khỏe cho bé như ống hút mũi, nhiệt kế, bấm móng tay, dầu tràm,… Chi phí cho khoản này khoảng 1 triệu đồng.

Nôi ru, xe đẩy cũng là những những vật dụng hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ. Tùy thuộc vào nhãn hiệu, giá các sản phẩm này có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tận dụng bằng việc xin đồ cũ của người thân, bạn bè. Mẹ chỉ cần sắm thêm một vài bộ đồ cho bé mặc những buổi lễ hoặc đi chơi. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.

mang thai

5) Chi phí sinh con

Đây cũng là một khoản chi phí khá lớn, cần tính toán và chuẩn bị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có bảo hiểm, chi phí sẽ được giảm đi đáng kể.

5.1. Chi phí sinh tại bệnh viện công

Bạn có thể tham khảo chi phí sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội (cập nhập đến 05/2019):

 Mổ đẻ chủ động đơn thai: 5.000.000đ
• Mổ đẻ chủ động đa thai: 6.000.000đ
• Đẻ thường dịch vụ: 10.000.000đ
• Giảm đau trong đẻ: 1.500.000đ – 2.000.000đ
• Gây tê màng cứng: 2.000.000đ
• Tiền giường: 500.000đ – 1.000.000đ/giường/ngày

Nếu có bảo hiểm, bạn sẽ được chi trả trong trường hợp đẻ chủ động, không dịch vụ. Nếu chọn đẻ dịch vụ, bạn phải tự mình chi trả. Ngoài ra, các dịch vụ thêm như gây tê màng cứng cũng không được bảo hiểm chi trả.

Các bệnh viện tuyến dưới tại địa phương thường có mức chi phí thấp hơn. Do đó, nếu thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, bạn nên chọn sinh con tại những bệnh viện gần nhà. Vừa thuận tiện, vừa tiết kiệm chi phí.

5.2. Chi phí sinh tại bệnh viện tư hoặc bệnh viện quốc tế

Ở các bệnh viện chất lượng cao như Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, Bệnh viện quốc tế Vinmec,… chi phí cho một ca sinh nở khá đắt đỏ.

Chẳng hạn, chi phí dịch vụ sinh trọn gói ở Bệnh viện Việt Pháp (cập nhập đến 05/2019) như sau:

• Sinh thường thai đơn: 31.326.000đ
Sinh mổ thai đơn: 53.659.000đ
Sinh thường thai đôi: 38.548.000đ
Sinh mổ thai đôi: 57.822.000đ

Nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc chọn lựa bệnh viện khi sinh con, để vừa đảm bảo an toàn, vừa thuận tiện. Đồng thời phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của gia đình.

chi phí sinh con

6) Giai đoạn sau sinh

Giai đoạn sau sinh, chi phí cho trẻ đã được chuẩn bị khá đầy đủ trước khi sinh. Bạn chỉ mất thêm các khoản chi phí tiêu dùng khi đã sử dụng hết như bỉm, sữa.

Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc bồi bổ sức khỏe, dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Điều này sẽ giúp mẹ có nguồn sữa tốt nhất cho trẻ. Chi phí này chủ yếu liên quan đến thực phẩm và các bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, nên dự phòng các khoản chi phí về thăm khám bệnh tình của mẹ và bé. Bởi sau sinh là lúc cơ thể mẹ yếu nhất. Trẻ sơ sinh cũng chưa có nhiều sức đề kháng để chống chọi lại với môi trường xung quanh.

Do đó, không nên bỏ qua khoản chi phí dự phòng quan trọng này. Tùy điều kiện tài chính, mỗi gia đình sẽ có những khoản dự trù nhất định.

chi phí sinh con

DOWNLOAD BẢNG CHI PHÍ MANG THAI VÀ SINH CON

7) 

Có thể thấy từ khi mang thai đến lúc em bé ra đời, có rất nhiều khoản phí cần chi trả. Đó chắc chắn sẽ là một khoản tiền không hề nhỏ.

Do đó, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính trước khi nghĩ đến việc mang thai, để đứa trẻ được ra đời trong điều kiện tốt nhất.

Khi mới kết hôn, các cặp vợ chồng hãy cùng nhau lên kế hoạch về thời gian có con. Từ đó tính toán chi phí cần thiết và bắt đầu chuẩn bị tài chính cho việc này.

Nên có một khoản tiền tiết kiệm để đảm bảo đứa trẻ sẽ được sinh ra trong điều kiện tốt nhất có thể. Mẹ và bé được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển.

Dựa trên các chi phí mà My Money đã gợi ý, hãy xác định số tiền mà bạn cần chuẩn bị để chào đón yêu ra đời. Từ đó, có kế hoạch tiết kiệm hợp lý.

money lover

Với tính năng Ví tiết kiệm của Money Lover, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch và quản lý khoản tiết kiệm của mình. Tạo động lực giúp bạn làm việc hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

Ngoài ra, ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover còn có rất nhiều tính năng hấp dẫn như ghi chép và theo dõi chi tiêu hàng ngày; lập ngân sách chi tiêu; tính lãi suất,… Đây sẽ là công cụ đắc lực để bạn quản lý tài chính trong gia đình đơn giản và hiệu quả hơn.

» Tải miễn phí Money Lover cho Android TẠI ĐÂY

» Tải miễn phí Money Lover cho iOS TẠI ĐÂY

Bài liên quan

chi phí nuôi con

Chi phí nuôi con 1 năm đầu đầy đủ nhất ( Update 2020)

0
Chi phí nuôi con luôn chiếm phần lớn ngân sách trong gia đình. Làm thế nào để cân đối và không gặp rắc rối...
Chi phí nuôi con

Chi phí nuôi con ăn học từ lớp 1 đến khi vào đại học...

0
Chi phí nuôi con là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là khi trẻ bắt...

5 bài học dạy con cách tiêu tiền ngay khi trẻ lên ba

0
Làm thế nào để bắt đầu kế hoạch dạy con cách tiêu tiền? Độ tuổi nào là thích hợp? Nên áp dụng những phương...

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây