Có nên sử dụng thẻ tín dụng khi mức thu nhập trung bình?

0
1024

Thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng loại thẻ này. Đặc biệt những cá nhân có mức thu nhập thấp và trung bình. 

Thu nhập thấp có nên sử dụng thẻ tín dụng?

1. Bản chất của Thẻ tín dụng 

Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn là người đi vay, ngân hàng là người cho vay. Bạn là con nợ, ngân hàng là chủ nợ. 

Bản chất của thẻ tín dụng là vay tiêu dùng dể chi tiêu cho những nhu cầu trong cuộc sống. Nói cách khác, bạn đang mượn tiền ngân hàng để thanh toán các dịch vụ cá nhân, sau đó đến hạn thì trả lại cho ngân hàng. 

Thời hạn để thanh toán nợ cho ngân hàng thường từ 30 – 45 ngày. Nếu bạn không thể thanh toán toàn bộ số tiền đã vay, hoặc một phần theo thỏa thuận trước đó. Thì phải chịu phí phạt theo quy định. Khi đó, bạn chính thức trở thành con nợ. 

Đã có rất nhiều cá nhân mắc bẫy tiêu dùng. Bởi mức thu nhập không quá cao, cùng với thời gian trả nợ khá dài nên việc mất kiểm soát chi tiêu dễ dàng xảy ra.

Khi bạn trở thành con nợ, ngân hàng càng có cơ sở để thu phí cùng khoản nợ cóc xù mà bạn không đủ khả năng thanh toán do nợ tháng này đè tháng sau cùng mức lãi suất.

Vì vậy, để đảm bảo tài chính cá nhân. Bạn nên có kế hoạch để bảo vệ tài chính, đảm bảo cân đối thu – chi khi sử dụng thẻ tín dụng. 

Bản chất thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Bản chất của thẻ tín dụng là vay tiêu dùng

2. Những chi phí bắt buộc phải trả 

Ngoài khoản nợ đã vay để tiêu dùng, thì bạn cần thanh toán thêm một vài khoản phí khi sử dụng thẻ tín dụng. Dưới đây là những khoản phí bạn cần phải chi trả: 

2.1. Phí phát hành thẻ

Đây là khoản phí khi khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng tại ngân hàng. Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà mức phí sẽ khác nhau. 

Hiện nay, có nhiều ngân hàng cấp thẻ với mức phí 0đ. Nhưng vẫn có một vài ngân hàng thu phí phát hành thẻ, dao động từ 75.000đ – 150.000đ. 

2.2. Phí thường niên 

Đây là phí cơ bản được nhắc đến khi mở thẻ tín dụng. Loại phí này sẽ thanh toán mỗi năm. Tùy thuộc vào từng ngân hàng, cũng như loại thẻ mà khách hàng đăng ký sử dụng thì sẽ có mức phí khác nhau. 

Với khối ngân hàng nhà nước như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Oceanbank… thì mức phí này dao động từ 100.000đ – 150.000đ. 

Khối ngân hàng thương mại thì mức phí này sẽ cao hơn. Dao động trong khoảng từ 250.000đ đến 700.000đ. 

2.3. Phí trả chậm 

Phí trả chậm là một trong những loại phí mà bạn cần quan tâm đặc biệt. 

Đây là loại phí ngân hàng sẽ thực thu khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Hay thanh toán một phần nợ tối thiểu theo quy định. 

Tại hầu hết các ngân hàng, mức thanh toán tối thiểu thường là 5% tổng nợ.  

Nếu bạn không đủ khả năng chi trả cho mức tối thiểu này, ngân hàng sẽ bắt đầu tính phí trả chậm. 

Mức phí này hiện nay rơi vào khoảng từ 3% – 6%, tùy thuộc vào quy định từng ngân hàng. 

Giả sử, tổng dư nợ trên thẻ tín dụng là 15 triệu đồng. Mức tiền tối thiểu đến hạn cần thanh toán là 750.000đ. 

Nếu không trả mức tối thiểu là 750.000đ, thì ngân hàng sẽ áp dụng biểu phí phạt trả chậm. Khi đó, tổng nợ bạn cần phải thanh toán là: 15.000.000 + (15.000.000 x 4%) = 15.600.000đ (Giả sử, phí phạt trả chậm là 4%). 

Phí phạt trả chậm
Ảnh minh họa – Phí trả chậm được thực thu khi khách hàng không thanh toán một phần nợ tối thiểu theo quy định

2.4. Phí rút tiền mặt 

Nhiều người có thói quen sử dụng thẻ tín dụng như thẻ thông thường khác. Dùng để thanh toán và rút tiền mặt khi cần thiết. 

Tuy nhiên, việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng lại là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải. 

Thẻ tín dụng chỉ dùng để thanh toán và chi trả cho những nhu cầu chi tiêu. Không dùng với chức năng rút tiền mặt. 

Do đó, nếu chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt sẽ phải chịu những khoản phí nhất định theo quy định từ ngân hàng. 

Mức phí phạt hiện nay thường rơi vào khoảng 4% tại thời điểm rút. 

2.5. Phí vượt hạn mức tín dụng 

Khi khách hàng chi tiêu quá đà, vượt hạn mức thẻ tín dụng nhiều lần và thường xuyên thì cần thanh toán khoản phí cho ngân hàng. 

Mức phí này được gọi là phí vượt hạn mức tín dụng dựa trên số tiền đã tiêu quá hạn. 

Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà mức phí này sẽ khác nhau. Chẳng hạn như mức phí vượt hạn mức tín dụng tại ngân hàng Vietcombank lên tới 15%. 

2.6. Phí giao dịch ngoại tệ 

Phí giao dịch ngoại tệ được tính khi chủ thẻ sử dụng thanh toán ở nước ngoài như: đi du lịch, mua sắm online trên các trang nước ngoài…

Khi đó, mức phí này dao động khoảng 3%, tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng. 

Để biết chính xác mức phí phạt bạn nên cập nhật thông tin tại địa chỉ website chính thức của ngân hàng để nắm rõ.

Phí giao dịch ngoại tệ
Ảnh minh họa – Thanh toán phí giao dịch ngoại tệ khi thanh toán tại nước ngoài

3. Hạn mức thẻ tín dụng

Một trong những sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người mắc phải khi sử dụng thẻ tín dụng, đó là mắc bẫy bởi những lời mời chào đăng ký hạn mức thẻ cao gấp đôi hoặc gấp ba thu nhập hàng tháng. 

Đây là chiêu trò mà nhiều ngân hàng tung ra, khiến nhiều khách hàng mắc phải.

Khi mức thu nhập hàng tháng không cao, mắc bẫy tiêu dùng thì khả năng thanh toán nợ là rất thấp.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch chi tiêu. Thậm chí lâm vào tình trạng nợ nần.  

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, chỉ nên mở hạn mức tín dụng tối đa 50% thu nhập hàng tháng. 

Nếu mức thu nhập không quá cao bạn không nên mở thẻ tín dụng. Tránh xa lời mời chào từ các tổ chức tài chính. 

Giả sử mức thu nhập hàng tháng của bạn là 20 triệu đồng. Bạn chỉ nên đăng ký mở thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng tối đa là 10 triệu đồng. 

Điều này đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn, không ảnh hưởng nhiều đến việc chi tiêu sinh hoạt hàng tháng. 

Hạn mức mở thẻ
Ảnh minh họa – Nên đăng ký mở thẻ tối đa 50% thu nhập

4. Có nên sử dụng thẻ tín dụng?

Có nên sử dụng thẻ tín dụng khi mức thu nhập chỉ trung bình? Có lẽ đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi thị trường thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến.

Không thể phủ nhận những lợi ích của loại thẻ này. Nhưng sẽ xảy ra nhiều vấn đề khi bạn chưa biết cách sử dụng thẻ tín dụng phù hợp với tình hình tài chính hiện tại.

Nếu bạn là người quản lý tài chính tốt, thì việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ không ảnh hưởng xấu đến hoạt động chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, bạn còn nhận được nhiều ưu đãi từ đơn vị phát hành thẻ như: chương trình ưu đãi khi mua sắm, ăn uống, làm đẹp…

Ngược lại, khi kỹ năng quản lý tài chính chưa tốt. Bạn không nên có quyết định sử dụng thẻ tín dụng.

Việc quản lý và kiểm soát chi tiêu bằng tiền mặt sẽ hiệu quả hơn qua thẻ tín dụng.

Khi đó, sẽ tránh được hiệu quả như thu chi quá đà, mất kiểm soát, không biến mình thành con nợ ngân hàng.

Chỉ nên quyết định khi bạn đã có mức thu nhập ổn định, khả năng quản lý tài chính tốt. Đồng thời, thật tỉnh táo trong quá trình sử dụng thẻ để không mất nhiều chi phí do bị phạt phí.

Ngoài ra, nên đọc kỹ các điều khoản và quy định trước khi ký tên. Nếu có những điều khoản chưa hiểu rõ, nên hỏi lại nhân viên phụ trách để đảm bảo hiểu đúng và thực hiện đúng. Để không mắc bẫy trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng.

Nên sử dụng thẻ tín dụng không?
Ảnh minh họa – Mức thu nhập không cao không nên sử dụng thẻ tín dụng

5. Thiết lập kế hoạch chi tiêu 

Việc thiết lập kế hoạch chi tiêu là điều cần thiết mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua nếu muốn làm chủ tài chính.

Điều này sẽ giúp bạn tạo thói quen và kỹ năng kiểm soát chi tiêu, đảm bảo cân đối thu – chi, tránh tình trạng chi tiêu quá đà.

Đặc biệt, khi sử dụng thẻ tín dụng. Bạn nên thay đổi cách chi tiêu và cân đối sao cho hợp lý để phù hợp với hoàn cảnh tài chính hiện tại.

Tránh không để xảy ra những vấn đề ảnh hưởng đến uy tín tài chính cá nhân với các tổ chức tài chính.

Khi đó, điểm tín dụng, lịch sử tín dụng sẽ không cao. Ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng cá nhân, khả năng vay vốn ngân hàng khi thực hiện những dự định tài chính trong tương lai.

Một cá nhân thông thường sẽ có những khoản chi cơ bản dưới đây. Bạn nên phân định những khoản này một cách rõ ràng.

Nhóm nhu cầu thiết yếu:

  • Thuê nhà
  • Điện nước
  • Ăn uống
  • Đi lại
  • Thể thao
  • Giáo dục

Nhóm nhu cầu không thiết yếu:

  • Mua sắm
  • Giải trí
  • Bạn bè

Ưu tiên thanh toán cho những nhu cầu cần thiết trước. Bởi nếu không có chúng thì cuộc sống của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đảm bảo không gặp áp lực hay xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

Còn những nhu cầu không cần thiết, hãy thắt chặt một cách tối đa để đảm bảo việc kiểm soát tài chính được dễ dàng và đạt hiệu quả.

Thiết lập kế hoạch chi tiêu
Ảnh minh họa – Xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với tài chính hiện tại

6. Sử dụng công cụ quản lý chi tiêu

Một trong những cách để kiểm soát chi tiêu cá nhân khi sử dụng tiền mặt; hay thẻ tín dụng đó chính là sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân.

Hiện nay, có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho người dùng trong việc quản lý chi tiêu. Chẳng hạn như: Sổ thu chi Misa, Money Lover…

Với ứng dụng Money Lover, bạn có thể tạo giao dịch với tất cả những khoản đã chi hàng ngày, phân loại chúng vào các nhóm thu – chi – vay – nợ.

Ngoài ra, Money Lover còn có các tính năng như: lập ngân sách chi tiêu; kế hoạch tiết kiệm; sổ nợ; tính thuế thu nhập cá nhân… nhằm hỗ trợ tối đa cho người dùng trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Một trong những tính năng nổi trội của ứng dụng này đó chính là tính năng liên kết ngân hàng.

Khi khách hàng thanh toán chi tiêu qua thẻ ngân hàng, ứng dụng sẽ tự động cập nhật và phân loại vào các nhóm chi tiêu.

Điều này đảm bảo không bị bỏ xót những khoản đã chi, giúp bạn theo dõi các khoản thu – chi một cách đầy đủ và chính xác.

Từ đó, việc kiểm soát chi tiêu và quản lý dòng tiền trở nên dễ dàng hơn. Đảm bảo không trở thành con nợ ngân hàng, giúp hiện thực hóa những mục tiêu tài chính tương lai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây