Kiếm bao nhiêu tiền là đủ? Có phải càng nhiều càng tốt? Khi nào thì thực sự được tự do về tài chính? Có căn cứ cụ thể không? 

Cần bao nhiêu tiền là đủ

1. Mỗi người cần kiếm bao nhiêu tiền là đủ?

Trước tiên, hãy bình tĩnh suy nghĩ lại mục đích cuộc sống của chúng ta là gì? Muốn sống một cuộc đời như thế nào và muốn có một cuộc sống hạnh phúc ra sao?

Sau khi trả lời được câu hỏi này, hãy suy nghĩ và tính toán đến việc: “Để đáp ứng được một cuộc sống như vậy, tối thiểu cần kiếm bao nhiêu tiền là đủ?”

Đây là hai khía cạnh cần phải làm rõ trước khi trả lời câu hỏi bao nhiêu tiền là đủ.

Để xác định được số tiền này, cần dựa trên một vài tiêu chí sau:

  • Chi phí sinh hoạt hàng tháng
  • Thu nhập cố định và phát sinh của cá nhân và gia đình
  • Đánh giá tài sản và dư nợ hiện tại

Nhưng vấn đề đặt ra, tài sản bạn đang sở hữu đủ để tiêu dùng trong bao lâu? 6 tháng, 1 năm, 10 năm hay dài hơn?

2. Độc lập tài chính là gì?

Độc lập tài chính hay tự do về tài chính là khi bạn đạt đến mức thu nhập hoặc tích lũy được một lượng tài sản đủ lớn.

Bạn dùng chúng để đầu tư, kiếm tiền thụ động. Khoản lãi từ đây có thể đảm bảo các chi phí sinh hoạt và mức sống cho cá nhân hoặc hộ gia đình như mục tiêu đã đặt ra.

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, mỗi người sẽ thấy rõ hơn mình cần làm gì để đạt được điều đó.

Hiện nay, ở các nước phát triển, con số phổ biến để đạt được sự tự do tài chính là 1 triệu USD.

bao nhiêu tiền là đủ
Ảnh minh họa – Độc lập tài chính là khi tích lũy được một số tiền đủ lớn

3. Quy tắc xác định mục tiêu tài chính

Mỗi người có khả năng kiếm tiền và nhu cầu chi tiêu khác nhau. Vì vậy, mục tiêu tài chính cũng sẽ không giống nhau.

Để xác định con số cụ thể cho mục tiêu tài chính của mình, mọi người thường áp dụng các quy tắc dưới đây.

3.1. Quy tắc 4%

Theo chuyên gia tài chính cá nhân Bob Dockendorff chia sẻ:

“Quy tắc 4% thực ra được phát triển dựa trên một nghiên cứu của William P. Bengen. Ông đã nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường trong suốt 75 năm.

Sau đó, William nhận ra rằng, trong chu kỳ 30 năm, 90% nhà đầu tư có thể bảo toàn được khoản tiền đầu tư của mình khi mỗi năm rút ra 4% số tiền ấy, với mức lạm phát trung bình là 3%”.

Theo quy tắc này, nếu mỗi năm rút ra 4% khoản đầu tư để chi tiêu. Lượng tài sản ban đầu sẽ tự động sinh sôi nảy nở để bù lại khoản rút ra mà không ảnh hưởng tới số tiền gốc.

Bạn hoàn toàn có thể sống thoải mái mà không phải nghĩ để chuyện số tiền này bị mất đi. Hay bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác.

Giả sử, một gia đình sống tại Hà Nội cần mức thu nhập 30 triệu/tháng để sinh hoạt, tương đương 360 triệu/năm. Áp dụng quy tắc 4%, sẽ tính được lượng tài sản cần thiết để độc lập tài chính là 9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bất cứ một quy tắc nào cũng có những điểm yếu. Bob Dockendorff chỉ ra khá nhiều điểm yếu từ quy tắc 4%.

Đó là mức độ lạm phát vô cùng khó đoán, cùng các yếu tố vĩ mô khác như suy thoái kinh tế, biến động chính trị, bệnh tật…

Vì thế, nếu muốn sử dụng quy tắc 4%, cần có phương pháp phân bổ số tiền của mình một cách hợp lý.

quy tắc 4%
Ảnh minh họa – Cần lưu ý đến vấn đề lạm phát khi áp dụng quy tắc 4%

3.2. Quy tắc 72

Trước khi đề cập đến quy tắc 72, cần hiểu khái niệm lãi suất kép là gì?

Lãi suất kép là phần lãi được cộng dồn vào tiền gốc. Số tiền mới gồm cả gốc lẫn lãi đó lại tiếp tục sinh lãi tiếp. Lãi mới lãi dồn vào gốc cũ, tạo thành gốc mới, rồi lại để nguyên lấy lãi tiếp.

Theo quy tắc 72, khi có một lượng tài sản nhất định và đầu tư thụ động ( cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiêm,..), lượng tiền của bạn có thể nâng lên gấp đôi sau “n” năm với mức lãi suất định kỳ.

Bạn sẽ nhanh chóng xác định được chừng nào số vốn đầu tư của mình sẽ được nhân đôi, tức là sinh lời 100%.

Đơn giản như sau: Lấy 72 chia cho mức lãi suất mỗi kỳ bạn nhận được. Kết quả chính là thời gian cần để kiếm được để gấp đôi số tiền gốc ban đầu.

Ngược lại, cũng có thể lấy 72 chia cho số năm để tính ra mức lãi cần thiết.

Ví dụ, bạn có 500 triệu mang đi đầu tư với mức lãi suất 9%/năm. Áp dụng công thức 72, sau 8 năm, bạn sẽ có 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, có thể dùng quy tắc này để tính ra sau bao nhiêu lâu sức mua của đồng tiền trong túi bạn sẽ giảm đi một nửa dưới ảnh hưởng của lạm phát. Bằng cách lấy 72 chia cho tỉ lệ lạm phát.
Ví dụ, với mức lạm phát 3%, sau 24 năm, giá trị thực sự của số tiền bạn cất giữ sẽ giảm đi một nửa. Với lạm phát lên đến 6%, thời gian sẽ rút ngắn lại chỉ còn 12 năm.

4. Nên lập kế hoạch tài chính càng sớm càng tốt

Khi nhìn kỹ hơn vào tài chính cá nhân, bạn sẽ thấy cuộc sống không chỉ có tiền bạc mà còn làm những việc mình yêu thích với những người mình yêu thương.

Tuy nhiên, việc xác định kế hoạch tài chính rõ ràng và tính khả thi trong thực hiện giúp chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

4.1. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Đầu tiên, cần nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Hãy dành thời gian và thu thập tất cả thông tin tài chính thích hợp.

Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả tài sản của bạn như: nhà, tiền mặt, tài khoản tiết kiệm… Đừng quên bao gồm bất kỳ tài khoản đầu tư và hưu trí nào.

Sau đó liệt kê tất cả các khoản nợ phải trả của bạn. Ví dụ danh sách tất cả các thẻ tín dụng, các khoản thế chấp…

Điều này có thể khiến bạn cảm thấy áp lực, nhưng đây là bước quan trọng để kiểm soát tình hình tài chính.

Số tiền còn lại sau khi lấy tài sản trừ đi nợ chính là giá trị tài sản ròng của bạn. Lúc này, bạn sẽ có một bức tranh rõ nét về tình hình hiện tại của mình.

Từ đó, xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.

4.2. Đặt ra các mục tiêu tài chính để biết cần kiếm bao nhiêu tiền là đủ?

Cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm là có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang tiết kiệm.

Hãy xác định cụ thể những mục tiêu tài chính mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai như mua nhà, đổi xe, đi du lịch…

Đồng thời, ước tính số tiền cần tiết kiệm cùng thời gian thực hiện để hoàn thành mục tiêu. Xác định mục tiêu càng cụ thể, việc lập kế hoạch tiết kiệm càng trở nên dễ dàng.

Xem xét các bước sau đây có thể giúp bạn xác định, lập kế hoạch và bắt đầu tiết kiệm để đáp ứng các mục tiêu tài chính:

1. Kiểm tra tình hình tài chính hiện tại: Bạn có chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được không? Giá trị thực bạn nhận là bao nhiêu?

2. Xác định mục tiêu: Bạn muốn thực hiện những gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu một số mục tiêu của bạn không được hoàn thành?

3. Thiết lập một số tiền: Bạn cần kiếm bao nhiêu tiền để đạt được từng mục tiêu?

4. Thiết lập mốc thời gian: Khi nào bạn cần đạt được mục tiêu của mình.

5. Ghi lại mục tiêu: Liệt kê chúng bằng màu đen và trắng có thể giúp bạn đánh giá những gì bạn thực sự cần hoặc muốn.

6. Mục tiêu ưu tiên: Điều này sẽ giúp bạn theo đuổi một kế hoạch tập trung rõ ràng.

7. Phát triển một kế hoạch: Thiết lập ngân sách bao gồm các mục tiêu tài chính của bạn.

8. Kiểm tra tiến độ: Xem xét kế hoạch của bạn theo định kỳ và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.

4.3. Luôn lập kế hoạch cho tương lai

Trước tiên, cần tích lũy một khoản tiền dự phòng cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong cuộc sống. Chẳng hạn như sửa chữa xe, đau ốm, thất nghiệp…

Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn chủ động về tiền bạc khi gặp khó khăn về tài chính, hạn chế tình trạng nợ nần.

Theo các chuyên gia tài chính, cần chuẩn bị quỹ khẩn cấp bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường. Do đó, mỗi tháng, nên dành ít nhất 5 – 10% thu nhập để tiết kiệm cho quỹ này.

Nếu thu nhập của bạn khoảng 10 triệu đồng/tháng, bạn cần chuẩn bị quỹ khẩn cấp từ 30 đến 60 triệu đồng để đảm bảo duy trì sinh hoạt khi gặp tình huống khó khăn.

Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu tài chính, cần quan tâm đến việc lên kế hoạch tiết kiệm cho quỹ hưu trí. Chuẩn bị càng sớm, cuộc sống hưu trí sau này sẽ càng an nhàn.

Nên dành 4 – 5% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm cho quỹ hưu trí. Tuy nhiên, con số này có thể tăng giảm linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người.

Ngoài ra, có thể tham khảo việc mua các sản phẩm bảo hiểm hưu trí để đảm bảo cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo ngân sách. Tránh ảnh hưởng đến các chi phí khác.

Download Ebook: Chi tiêu thế nào -Tiết kiệm ra sao để được hướng dẫn chi tiết hơn về chủ đề này.

 

Bài liên quan

Cách tiết kiệm tiền 100 triệu

Tiết kiệm tiền 100 triệu/năm có khó như bạn nghĩ?

0
Có thể bạn không giỏi kiếm tiền. Nhưng bạn phải giỏi tiết kiệm tiền để có được khoản tiền nhất định dự phòng các...

Làm thế nào để quản lý tiền bạc hiệu quả? [Update 2020]

2
Cách bạn quản lý tiền bạc hiệu quả thông qua việc chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư luôn tác động trực tiếp tới...
Có 300 triệu nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?

Mua vàng hay gửi tiết kiệm nếu có 300 triệu đồng?

0
Gửi tiết kiệm dài hạn thì sợ tiền mất giá, lạm phát cao. Mua vàng thì lo giá không tăng hoặc thậm chí giảm....

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây