6 nguyên tắc giúp thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân hoàn hảo

0
1993

Thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân là cách để bạn và gia đình sớm hiện thực hóa những mục tiêu tài chính tương lai. Đảm bảo cuộc sống an nhàn và sung túc. 

Thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân

I. Kiểm soát tâm lý nhiều hơn 

Một trong những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiền bạc liên quan nhiều đến tâm lý con người hơn là tính toán. 

Cụ thể, đã có rất nhiều người nghiện mua sắm tới mức có thể mua bất cứ khi nào mình thích. Hoặc mua sắm chỉ để giải tỏa cảm xúc. 

Hay có những người chỉ vì đam mê mua sắm, mà không kiểm soát việc chi tiêu dành cho nhu cầu mua sắm. 

Một điều đặc biệt ở đây, dù mức thu nhập không quá cao nhưng họ sẵn sàng chi trả cho nhu cầu mua sắm. Mặc dù, đó không phải là nhu cầu thiết yếu. 

Do đó, nếu bạn nằm trong những trường hợp trên. Hãy học cách kiểm soát tâm lý nhiều hơn. Sử dụng lý trí để quyết định.

Điều này giúp bạn kiểm soát thu – chi, tạo thói quen thiết lập kế hoạch tài chính trước khi chi tiêu. 

1. Phân bổ thu nhập 

Để làm được những điều này, sau khi nhận lương hãy trích riêng 1 khoản dành cho mục tiết kiệm. Phần còn lại phân bổ vào nhu cầu cần thiết khác, như: 

  • Thuê nhà 
  • Điện nước 
  • Ăn uống 
  • Đi lại 
  • Thể thao 
  • Giáo dục 
  • Mua sắm 
  • Giải trí 

Nên sắp xếp theo thứ tự cần thiết trước. Điều này đảm bảo duy trì cuộc sống thoải mái, có kế hoạch và tạo thói quen chi tiêu có kiểm soát. 

Đồng thời, tạo tâm lý lo lắng khi chi tiêu quá đà hoặc cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định mua sắm. 

Phân bổ thu nhập hàng tháng
Ảnh minh họa – Phân bổ thu nhập hàng tháng giúp kiểm soát chi tiêu

2. Rèn luyện 

Sẽ rất khó để loại bỏ hoàn toàn yếu tâm lý đến việc quản lý tiền bạc. Nhưng bạn có thể giảm thiểu những yếu tố xấu tác động đến những quyết định tài chính. 

Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây, đảm bảo xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý và khoa học: 

2.1. Hạn chế tiếp xúc với quảng cáo 

Quảng cáo là một trong những cách tiếp cận với khách hàng dễ nhất và đem lại hiệu quả cao. 

Đây cũng chính là một trong những bẫy tiêu dùng mà người tiêu dùng dễ mắc phải. 

Với các slogan: sale up to 50%, sale 50% toàn bộ cửa hàng….

Do đó, bạn nên tránh xa và phớt lờ những quảng cáo này. Khi tiếp xúc càng ít với quảng cáo, càng hạn chế việc mua sắm mất kiểm soát. 

2.2. Từ chối lời mời mua sắm từ người khác 

Nếu bạn là người thiếu kỷ luật đối với bản thân. Cách tốt nhất để đảm bảo kế hoạch tài chính cá nhân đó chính là tránh xa những cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại…

Một trong những yếu tố khách quan mà nhiều người mắc phải đó chính là không thể từ chối lời mời đi mua sắm từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp…

Hãy kiên quyết và giữ vững quan điểm, chỉ mua sắm khi thực sự cần thiết. 

Việc bảo vệ tài chính, hiện thực hóa những mục tiêu trong tương lai có ý nghĩa và giá trị hơn những chiếc váy, túi xách mới. 

Từ chối lời mời mua sắm từ người khác
Ảnh minh họa – Từ chối lời mời mua sắm từ người khác

2.3. Tự động hóa 

Một trong những biện pháp mà nhiều chuyên gia tài chính khuyên rằng, nên trích một phần lương tương ứng với thu nhập vào tài khoản tiết kiệm online. 

Điều này vừa đảm bảo duy trì thói quen tiết kiệm, vừa giúp cân đối chi tiêu. 

Bạn nên mở tài khoản tiết kiệm cùng ngân hàng nhận lương để đảm bảo tính thuận tiện. Hoặc đăng ký tại ngân hàng khác, phù hợp với mục đích của bạn. 

2.4. Tự đấu tranh tâm lý 

Trước khi quyết định sở hữu một món đồ, bạn nên cân nhắc đến tính khả dụng và tần suất sử dụng của chúng. 

Nếu chúng thực sự không cần thiết, nên áp dụng quy tắc mua sắm 24h để có quyết định chính xác. 

Hoặc những món đồ đắt tiền, bạn nên để chúng vào giỏ hàng và cân nhắc đến khả năng tài chính hiện tại. 

Tài chính có đảm bảo để bạn thanh toán món đồ này?

Nếu bạn chi trả, có ảnh hưởng đến những kế hoạch chi tiêu hàng ngày?

Từ đó, bạn hãy đưa ra quyết định phù hợp và chính xác với hoàn cảnh tài chính của bản thân. 

Nếu chúng không quan trọng và không cần thiết, nên loại bỏ chúng để bảo vệ dòng tiền. Dành cho nhu cầu cần thiết hoặc gia tăng tài khoản tiết kiệm.

Đấu tranh tâm lý để vượt qua cám dỗ chi tiêu
Ảnh minh họa – Tự đấu tranh tâm lý là cách để bảo vệ tài chính cá nhân

II. Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được 

Để thoát khỏi nợ nần và tạo ra tài sản, bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. 

Chi tiêu ít hơn chính là việc tiết kiệm nhiều hơn. Khi bạn cắt giảm chi phí, thì giá trị dòng tiền sẽ tăng lên. 

Do đó, hãy tiết kiệm ngay khi có thể. Chỉ có tiết kiệm mới giúp bạn đạt được những mục tiêu tài chính tương lai. 

Song song với việc duy trì tiết kiệm, bạn nên kiếm nhiều tiền hơn. 

Việc này vừa đảm bảo nâng cao tài khoản tiết kiệm nhanh chóng, vừa chi tiêu thoải mái không gặp quá nhiều áp lực hay gánh nặng chi tiêu. 

Có nhiều cách để bạn gia tăng thu nhập, bạn có thể tham khảo: 

  • Làm thêm: giao hàng, nhân viên bán hàng…
  • Đầu tư cho bản thân để tìm kiếm công việc với mức lương cao hơn 
  • Bắt đầu kinh doanh nhỏ: bán hàng online, góp vốn kinh doanh…
  • Thanh lý những đồ dùng không sử dụng

Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ có những sự lựa chọn khác nhau. Do đó, hãy tìm kiếm và bắt tay vào thực hiện một công việc phù hợp về thời gian và sức khỏe của bạn. 

Lưu ý, cần đảm bảo sức khỏe của bản thân trước khi quyết định. Không nên vì mục tiêu gia tăng thu nhập mà ảnh hưởng đến sức khỏe, đây không phải là cách hoàn hảo. 

Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được
Ảnh minh họa – Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được

III. Thanh toán cho bản thân trước 

Sau khi nhận lương và trước khi thanh toán cho những nhu cầu chi tiêu khác. Hãy trích một phần cho bản thân. 

Có nghĩa rằng, đây là khoản chi dành riêng cho bản thân bạn. Và đương nhiên, khoản này không phục vụ cho nhu cầu chi tiêu như mua sắm, giải trí…

Càng khó tạo thói quen tiết kiệm, bạn càng dễ tạo cho mình những lý do để trì hoãn. Do đó, hãy xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để kiểm soát chi tiêu. 

Hãy tiết kiệm ngay khi có thể!

Việc suy nghĩ rằng nên thanh toán cho bản thân trước sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi suy nghĩ rằng cần phải tiết kiệm. Mặc dù bản chất của chúng là như nhau. 

Do đó, nếu hiện tại việc tiết kiệm đối với bạn quá khó khăn, bạn có thể lựa chọn cách suy nghĩ này. Khi đó, bạn sẽ có động lực và dành ưu tiên cho bản thân mình nhiều hơn. 

Khi tiết kiệm càng nhiều, càng dễ dàng phân bổ. Và cũng đừng quên phân bổ vào quỹ dự phòng khẩn cấp. 

Quỹ này giúp bạn chủ động giải quyết những tình huống không may xảy ra như: ốm đau, xe hỏng, thất nghiệp…

Tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi cá nhân mà khả năng tiết kiệm sẽ khác nhau. Nếu thu nhập không cao, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm từ 2 – 5%.

Khi mức thu nhập cao hơn, bạn có thể nâng con số này lên 10% hay thậm chí là 20% tổng thu nhập hàng tháng. Để phù hợp với hoàn cảnh tai chính hiện tại. 

Thanh toán cho bản thân trước
Ảnh minh họa – Thanh toán cho bản thân chính là việc ưu tiên cho kế hoạch tiết kiệm

IV. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt 

Để hoàn thành những mục tiêu lớn, bạn nên bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ. Đây là một trong những bước không thể bỏ qua trong việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân. 

Thường những mục tiêu lớn như: mua nhà, mua xe… Sẽ cần thời gian dài, có kế hoạch cụ thể cũng như sự nỗ lực, kiên trì mới có thể hoàn thành. 

Đơn giản hơn, bạn có thể bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ. Chẳng hạn như: đi du lịch, mua xe máy, sắm một chiếc laptop mới…

Việc bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ không khiến bạn gặp quá nhiều áp lực hay khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch.

Từ đó, bạn sẽ có động lực để thiết lập và hoàn thành những mục tiêu dài hạn.

Nghiêm khắc với bản thân, luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân và không giữ thái độ trì hoãn chính là yếu tố quan trọng quyết định yếu tố thành công. Do đó, nếu muốn hoàn thành những mục tiêu bạn cần nghiêm khắc với bản thân. 

V. Rà soát tất cả những khoản vay nợ 

Để thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân, bảo vệ tài sản bạn không nên bỏ qua bước rà soát những khoản vay – nợ. 

Việc này giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Từ đó, có những điều chỉnh hay thay đổi để cải thiện. 

Để nắm rõ điều này, bạn nên áp dụng công thức tính toán giá trị dòng tiền. Công thức này như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng thu nhập – Các khoản nợ 

Nếu kết quả âm, có nghĩa rằng bạn đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất. Mức thu nhập hiện tại không đủ để chi trả cho những khoản vay nợ. Lúc này, tài chính của bạn đang bị đe dọa. 

Nếu kết quả là dương thì giá trị tài sản ròng của bạn đang được bảo vệ. Sẽ có 2 trường hợp trong tình huống này. 

  • Trường hợp 1: Có những khoản vay nợ nhưng không quá nhiều. Mức thu nhập vẫn ổn định để cho kết quả dương.
  • Trường hợp 2: Tình hình tài chính được bảo vệ chặt chẽ, khi không có bất kỳ một khoản vay nợ nào.

Nếu bạn ở trong trường hợp 1, bạn nên xây dựng kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt. Để bảo vệ dòng tiền, sớm hiện thực hóa những mục tiêu tài chính tương lai. Và tuyệt đối không lâm vào tình trạng nợ nần.

Khi ở trong trường hợp thứ 2, bạn cũng không nên chủ quan. Mà hãy cố gắng gia tăng thu nhập. Kiếm tiền từ nguồn thu nhập thụ động để nâng cáo giá trị dòng tiền của bản thân. Đảm bảo nền tài chính ổn định và vững chắc.

Rà soát tất cả các khoản vay nợ
Ảnh minh họa – Rà soát các khoản vay nợ để biết tình hình tài chính bản thân

VI. Lựa chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp với bản thân

Hiện nay có khá nhiều những nguyên tắc quản lý tài chính cho cá nhân và hộ gia đình. Mục đích để bảo vệ giá trị tài sản ròng, đảm bảo một cuộc sống an nhàn và sung túc.

Chính vì có khá nhiều phương pháp, mà nhiều người không biết đâu là phương pháp phù hợp với bản thân hay chạy theo đám đông.

Do đó, để đảm bảo việc thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân, bạn nên tìm kiếm và lựa chọn những phương pháp phù hợp với bản thân.

Bạn có thể tham khảo một vài phương pháp quản lý tài chính cho cá nhân và hộ gia đình mà Money Lover gợi ý dưới đây:

1. Phương pháp 50/50

Đây được coi là phương pháp quản lý tài chính đơn giản nhất, phù hợp với việc quản lý tài chính cho cá nhân.

Theo phương pháp 50/50, bạn cần phân bổ thu nhập thành 2 phần bằng nhau.

  • 50% thu nhập dành cho những nhu cầu thiết yếu: nhà ở, ăn uống, đi lại…
  • 50% còn lại dành cho những nhu cầu không cần thiết: mua sắm, du lịch, giải trí…

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân mà sẽ có sự phân bổ khác nhau. Bạn có thể phân bổ 60% cho nhu cầu thiết yếu và 40% dành cho danh mục không thiết yếu. Miễn sao vẫn đảm bảo cân đối và phù hợp với hoàn cảnh tài chính.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Áp dụng phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/50

2. Phương pháp Kakeibo

Túi xách đắt tiền đến mấy cũng không quan trọng bằng việc có bao nhiêu tiền bên trong!

Do đó, bạn cần biết tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Lựa chọn cách sống, cách chi tiêu phù hợp với điều kiện của bản thân.

Phương pháp Kakeibo là phương pháp được phát triển bởi người Nhật. Mục đích để giúp các bà nội trợ quản lý chi tiêu và tiền bạc trong gia đình một cách dễ dàng và hiệu quả.

Theo phương pháp này. Thu nhập được chia vào 4 phong bì, tương ứng với các nhu cầu như sau:

  • Phong bì 1: Chi phí thiết yếu: nhà ở, ăn uống, đi lại…
  • Phong bì 2: Chi phí không thiết yếu: mua sắm, giải trí…
  • Phong bì 3: Chi phí đầu tư: giáo dục, sách vở, khóa học…
  • Phong bì 4: Chi phí phát sinh: hiếu hỷ, ma chay, hỏng xe…

Tỷ lệ phân bổ cho mỗi phong bì là khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu của mỗi gia đình. Do đó, bạn có thể tính toán để đưa ra con số chính xác phù hợp với gia đình mình.

Giả sử, tổng thu nhập hàng tháng của gia đình bạn là 25 triệu đồng. Theo phương pháp Kakeibo, có thể phân bổ như sau:

  • Phong bì 1: Nhu cầu thiết yếu 60% = 15 triệu
  • Phong bì 2: Nhu cầu khoog thiết yếu 20% = 5 triệu
  • Phong bì 3: Nhu cầu đầu tư 10% = 2.5 triệu
  • Phong bì 4: Chi phí phát sinh 10% = 2.5 triệu

Trên đây là ví dụ minh họa về cách phân bổ tiền lương theo phương pháp Kakeibo, bạn có thể tham khảo. Từ đó, hãy áp dụng hoặc điều chỉnh để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của gia đình.

Phương pháp quản lý tài chính Kakeibo
Ảnh minh họa – Áp dụng phương pháp quản lý tài chính Kakeibo

3. Phương pháp JARS

Ngoài tên gọi phương pháp JARS, phương pháp này còn được biết đến với tên gọi, phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng 6 chiếc hũ.

Tổng thu nhập hàng tháng sẽ được phân bổ vào 6 chiếc hũ, tương ứng với 6 nhu cầu khác nhau:

  • Hũ 1: 55% tổng thu nhập dành cho quỹ thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại…
  • Hũ 2: 10% dành cho quỹ tiết kiệm
  • Hũ 3: 10% quỹ giáo dục: khóa học, sách vở…
  • Hũ 4: 10% quỹ hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch…
  • Hũ 5: 5% dành cho quỹ cho đi: giúp đỡ người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, từ thiện…
  • Hũ 6: 10% còn lại dành quỹ dự phòng: ốm đau, hỏng xe..

Dưới đây là ví dụ minh họa về cách phân bổ tiền lương theo phương pháp JARS, với mức thu nhập là 15 triệu đồng/ tháng. Bạn có thể tham khảo:

  • Hũ 1: Quỹ thiết yếu = 8.25 triệu đồng
  • Hũ 2: Quỹ tiết kiệm = 1.5 triệu đồng
  • Hũ 3: Quỹ giáo dục = 1.5 triệu đồng
  • Hũ 4: Quỹ hưởng thụ = 1.5 triệu đồng
  • Hũ 5: Quỹ cho đi = 750.000 đồng
  • Hũ 6: Quỹ dự phòng = 1.5 triệu đồng

Tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân, bạn có thể thay đổi tỷ lệ của từng hũ để phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu chi tiêu của bản thân.

Chẳng hạn, có thể giảm từ 10% xuống 5% ở quỹ hưởng thụ. 5% còn lại chuyển vào quỹ tiết kiệm. Như vậy, vừa giảm bớt nhu cầu mua sắm, giải trí… vừa gia tăng tài khoản tiết kiệm để hoàn thành sớm mục tiêu tài chính tương lai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây