101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng – Phần 3

0
7626

Phí thường niên, lãi suất rút tiền mặt, lãi suất dư nợ, phí trả chậm… là một trong những nguồn thu chính từ người dùng thẻ tín dụng.

Bạn mất gì khi sử dụng thẻ tín dụng ?

Đây là nghi ngại lớn nhất của rất nhiều người mỗi khi nhận được cuộc gọi mời mở thẻ tín dụng từ các ngân hàng. Sẽ chẳng có tổ chức tín dụng nào mời bạn mở thẻ ATM. Nhưng họ có thể bỏ ra hàng trăm ngàn đến cả triệu đô để quảng bá một chiến dịch marketing mời khách hàng mở một thẻ tín dụng.

1. Phí thường niên

Đây là loại phí cơ bản nhất khi mở thẻ tín dụng. Phí này tính theo năm và có nhiều mức khác nhau.

Với khối ngân hàng thương mại nhà nước, phí này chỉ khoảng 100.000đ/năm. Nhưng với ngân hàng thương mại cổ phần, mức phí sẽ từ 150.000đ – 400.000đ/năm.

Nhưng với các dòng thẻ cao cấp, phí thường niên có thể lên đến 800.000đ – 1.300.000đ. Thậm chí, tại các ngân hàng nước ngoài, mức phí dao động từ 1.000.000 – 2.000.000đ/năm.

2. Lãi suất rút tiền mặt

Các đơn vị phát hành thẻ đều không khuyến khích việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng do tính rủi ro cao. Vì vậy mức biểu phí, lãi suất cho giao dịch này thường khá cao và bị tính ngay tại thời điểm rút. Thông thường, lãi suất khoảng 4% ( hoặc tối thiểu bị tính 50.000 – 100.000đ).

chi tiêu cho gia đình 4 người
Ảnh minh họa – Thanh lý đồ cũ giúp bạn có thêm một khoản tiền

3. Lãi suất dư nợ

Lãi suất này được tính khi đến hạn thanh toán nhưng bạn vẫn không thể tất toán số nợ đã tiêu trong chu kỳ vừa rồi. Lãi suất này được tính theo tháng và có rất nhiều mức phí khác nhau tùy thuộc vào mỗi ngân hàng. Dao động từ 1% – 4%/tháng.

4. Phí trả chậm

Đến hạn thanh toán, nếu bạn không đủ khả năng thanh toán toàn bộ, hãy cố gắng trả mức tối thiểu. Mức thanh toán tối thiểu thường là 5% tổng số dư nợ.

Nếu không thể thanh toán mức tối thiểu này đúng hạn, bạn sẽ bị phạt phí trả chậm. Biểu phí phạt cho việc chậm thanh toán dao động từ 3% – 6% số tiền thanh toán tối thiểu. Nhưng lưu ý, mức tối thiểu phí trả chậm cũng lên tới 80.000đ – 300.000đ.

Thu nhập thấp có nên sử dụng thẻ tín dụng?

Ví dụ, tổng dư nợ tháng 8 của bạn tiêu dùng qua thẻ tín dụng của ngân hàng TP Bank là 10.000.000đ, mức tiền tối thiểu đến hạn thanh toán sẽ là 500.000đ.

Tổng số tiền bạn còn phải trả ngân hàng là: 9.500.000đ + ( 9.500.000đ x 4,4%) = 9.880.000đ

Nếu đến hạn thanh toán, bạn không chuyển cho ngân hàng tối thiểu 500.000đ sẽ bị phạt 110.000đ. Tổng số tiền bạn còn phải trả ngân hàng là: 10.000.000đ + (10.000.000đ x 4%) = 10.400.000đ

5. Phí giao dịch ngoại tệ

Phí này được tính khi bạn thanh toán với các điểm thanh toán ở nước ngoài như đi du lịch, mua hàng trên các trang nước ngoài,… Ở Việt Nam, phí xử lý giao dịch ngoại tệ khoảng 3%.

Ví dụ: Bạn mua một đôi giày 50 USD ở Mỹ, bạn sẽ bị tính thêm 1,5 USD. Tổng số tiền thực bạn phải trả cho nhà phát hành thẻ là 51,5 USD. Nhưng hiện nay, có nhiều ngân hàng đưa mức phí này về bằng 0%.

Có nên sử dụng thẻ tín dụng hay không?

Như đã phân tích ở đầu, thẻ tín dụng là hình thức có nhiều lợi ích. Người tiêu dùng được mượn tiền chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết trước mắt mà không phải trả tiền ngay. Chỉ bị tính lãi suất nếu sau 45 ngày chưa thanh toán được.

Người tiêu dùng cũng không cần trả toàn bộ số tiền nợ sau 45 ngày. Chỉ cần trả khoản thanh toán tối thiểu hoặc một phần khoản nợ. Số còn lại trả dần trong những tháng tiếp theo.

Các ngân hàng có thể lưu thông được dòng tiền tiết kiệm, tiền gửi, sinh ra lợi nhuận cho mình và khách hàng. Thị trường hàng hóa được thúc đẩy, luân chuyển, thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng và góp phần đưa nền kinh tế nói chung phát triển.

Hạn mức mở thẻ
Ảnh minh họa – Nên đăng ký mở thẻ tối đa 50% thu nhập

Tuy nhiên, nếu không biết cách chi tiêu hợp lý, bạn sẽ là nạn nhân của thẻ tín dụng lúc nào không hay. Bởi tính tiện lợi quá cao, cùng với số tiền dư trong tài khoản lớn, người dùng hay chi tiêu quá đà so với số tiền thu nhập thực tế của mình.

Bên cạnh đó, nếu bạn không thanh toán đúng hạn, tiền lãi cộng dồn vào tiền gốc qua nhiều tháng sẽ khiến tổng số tiền bạn thực sự phải trả rất lớn. Và đặc biệt, nếu để lộ thông tin trên thẻ, kẻ gian hoàn toàn có thể đánh cắp và sử dụng thanh toán khi mua hàng online, trên các trang thương mại điện tử.

Những lưu ý chết người nếu dùng thẻ tín dụng không đúng cách

Thẻ tín dụng không giống thẻ ATM nên không cần mật khẩu. Ai biết thông tin cũng có thể thanh toán. Thẻ tín dụng là một món nợ …. Hãy ghi nhớ những điều dưới đây trước khi bạn có ý định sử dụng Thẻ tín dụng.

1. Không để lộ thẻ cho người khác

Bất cứ ai cầm thẻ tín dụng của bạn cũng có thể đi quẹt thẻ thanh toán ở khắp mọi nơi hoặc giao dịch trên các sàn thương mại điện tử. Thậm chí, họ chỉ cần ghi nhớ thông tin mặt trước mặt sau của thẻ bằng cách ghi hoặc chụp ảnh lại đã có thể lấy đi của bạn một số tiền lớn qua các hoạt động thanh toán trực tuyến và sau này bạn sẽ phải trả cho ngân hàng.

Vì vậy, tránh vất thẻ linh tinh. Không nên cho mượn thẻ. Không cho người khác chụp ảnh lại. Hết sức cẩn thận khi đưa thẻ cho nhân viên thanh toán tại các điểm cửa hàng.

2. Trước khi quẹt thẻ hãy nhớ bạn đang tiêu tiền đi vay

Về bản chất, tiền trong thẻ tín dụng là tiền của ngân hàng, ngân hàng cho mượn thanh toán trước và trách nhiệm của khách hàng là phải trả lại trước hạn nếu không sẽ bị tính lãi. Chỉ cần một lần sử dụng thẻ này, bạn đã chính thức trở thành con nợ và nợ nần thì chắc chắn không phải điều tốt nếu khả năng quản lý tài chính cá nhân chưa khoa học.

Thường chúng ta có tâm lý thích tiêu tiền của người khác và giữ tiền của mình lại khi chưa đến lúc cần thiết. Ngay cả khi có tiền thanh toán toàn bộ, người dùng vẫn cố ý chỉ thanh toán số tối thiểu hoặc một phần.

Chấp nhận trả lãi cho số dư còn lại để có tiền mặt trong người phòng khi có việc. Đây cũng là lý do tại sao các ngân hàng lại để số thanh toán tối thiểu chỉ ở mức 5%, tạo tâm lý giảm thiểu sự mất mát cho khách hàng. Theo đó, khách hàng sẽ trả lãi dài kỳ, từ đó sinh ra lợi nhuận.

3. Sở hữu nhiều thẻ tín dụng

Có cả chục ngân hàng trong nước, nước ngoài đang phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam. Điều kiện mở thẻ khá giống nhau, vì vậy, nếu bạn đạt yêu cầu mở thẻ ở ngân hàng thứ nhất thì tỷ lệ cao bạn sẽ mở thẻ được ở các ngân hàng thứ 2, thứ 3.

Với tâm lý, mở nhiều thẻ để đề phòng trường hợp rủi ro, không chắc đã tiêu dùng đến. Nhưng đến lúc, bạn không thể kiểm soát chi tiêu dẫn đến việc mắc quá nhiều tròng trên cùng một cổ. Khi nợ thì nhiều còn nguồn thu nhập chỉ có một.  Thêm nữa, khách hàng không nhớ được và gặp rắc rối bởi thời hạn thanh toán của các loại thẻ.

12 cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một khách hàng mở nhiều thẻ tín dụng. Do bị ảnh hưởng bởi các chương trình ưu đãi khi mở thẻ. Do thay đổi ngân hàng trả lương cố định.

Bên cạnh đó, việc mở nhiều thẻ tín dụng sẽ khiến điểm uy tín của bạn bị đánh giá thấp. Không tốt trong hồ sơ tài chính của bạn tại các ngân hàng. Tốt nhất, người dùng chỉ nên sở hữu tối đa 2 thẻ tín dụng, nếu hạn mức ngân sách trong 1 thẻ cao, chỉ nên sử dụng duy nhất một thẻ.

4. Quên mất việc thanh toán

Một điều rất cơ bản nhưng nhiều người lại quên mất thời gian thanh toán dư nợ. Lãi suất dư nợ thường rơi vào 2 – 4%. Bạn còn bị phạt thêm phí trả chậm số tiền khoảng 4% so với tổng số tiền tối thiểu.

Không những vậy, hồ sơ của bạn sẽ bị nhảy sang nhóm nợ xấu. Ảnh hưởng đến uy tín tín dụng. Hãy ghi chú điều này lên lịch, điện thoại, ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover hoặc đăng ký trích thẳng từ tiền lương vào định kỳ mỗi tháng để không quên.

Thêm nữa, tránh chi tiêu vượt ngường số tiền được cấp trong thẻ. Cố gắng duy trì ở mức dưới 50% để tránh ảnh hưởng đến điểm uy tín cá nhân. Nếu hạn mức tiêu dùng thẻ của bạn là 30.000.000đ thì chỉ nên tiêu ở mức 15.000.000đ thôi.

5. Hướng dẫn phương pháp tránh được bẫy lãi suất của thẻ tín dụng

Nếu hiểu được bản chất của lãi suất thẻ tín dụng thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng làm chủ được nó. Chỉ cần nắm vững những phương pháp dưới đây.

Hạn chế chi tiêu nếu như cảm thấy không thể thanh toán dư nợ được đúng hạn. Trước khi mua một sản phẩm nào đó bằng thẻ tín dụng, hãy cân nhắc thử xem bạn có khả năng thanh toán khoản đó trong tương lai hay không.

Cố gắng thanh toán các dư nợ càng sớm càng tốt. Việc thanh toán trễ không những có nguy cơ bị tính lãi suất mà còn làm giảm điểm tín dụng của bạn nữa đấy.

Nếu cần mua sắm bằng thẻ tín dụng hãy thực hiện giao dịch đó ngay đầu chu kỳ để tận dụng tối đa thời gian không tính lãi suất.

Đừng rút tiền mặt, phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khá cao và còn bị tính lãi suất nữa. Và tốt nhất chỉ nên dùng một thẻ để tránh việc kiểm soát.

Money Lover – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới, giúp bạn ghi chép và theo dõi các khoản thu chi đơn giản và khoa học.

Bạn chỉ tốn vài phút để ghi chép lại chi tiêu hàng ngày của mình, và phân loại vào các mục như: Thức Ăn, Mua sắm,… Hoặc thêm các khoản thu nhập như: Lương, Quà tặng,…

Money Lover sẽ tự động tạo những biểu đồ báo cáo cực kỳ dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ để bạn một cái nhìn rõ ràng về các khoản thu chi của bản thân.

Dựa trên thói quen tiêu dùng của bản thân, bạn có thể tạo một ngân sách để chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Ứng dụng sẽ thường xuyên nhắc nhở về tiến độ chi tiêu của bạn, giữ cho các khoản chi luôn trong tầm kiểm soát.

Ngoài ra, Money Lover còn rất nhiều tính năng như Ví Tiết Kiệm, Ví Liên Kết, Tính lãi suất,… giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.

Tải và khám phá Money Lover ngay hôm nay nhé!

» Tải miễn phí Money Lover cho Android TẠI ĐÂY

» Tải miễn phí Money Lover cho iOS TẠI ĐÂY

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây