15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2019]

0
4539
chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên

Đối với những sinh viên xa nhà, bên cạnh việc học tập, bạn phải tự mình lo toan cuộc sống trên thành phố. Vì vậy, việc chi tiêu tiết kiệm thế nào để không vượt quá số tiền gia đình cho là bài toán không hề đơn giản.

Dưới đây là 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên giúp các bạn đảm bảo chi phí sinh hoạt, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Đặc biệt là với những sinh viên điều kiện tài chính còn hạn chế.

→ Xem thêm: 5 lời khuyên tài chính cơ bản nhất cho sinh viên mới tốt nghiệp

1. Tiết kiệm chi phí thuê nhà

Tiền thuê nhà hàng tháng là chi phí tốn kém nhất đối với sinh viên. Do đó, nếu muốn chi tiêu tiết kiệm, cần giảm chi phí thuê nhà xuống mức tối thiểu.

Hầu hết các trường đại học đều có khu ký túc xá dành cho sinh viên với mức giá cực rẻ. Tuy lượng, số lượng sinh viên được ở trong ký túc xá không nhiều. Thông thường các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được ưu tiên hơn.

Nếu không đăng ký được ký túc xá, bạn buộc phải tìm nhà trọ bên ngoài. Chi phí sẽ đắt hơn gấp 2 – 3 lần so với ở trong ký túc xá. Do đó, cần xem xét, so sánh mức giá, cơ sở vật chất,… giữa nhiều phòng để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bạn nên rủ một hoặc một vài người bạn đáng tin cậy ở cùng để giảm bớt gánh nặng chi phí. Bạn không chỉ tiết kiệm được khoản tiền kha khá mỗi tháng, mà còn đảm bảo an toàn hơn so với việc ở một mình.

2. Chia sẻ với bạn cùng phòng để chi tiêu tiết kiệm hơn

Nếu quyết định ở ghép, hãy chia nhau hoặc góp tiền chung để mua sắm các vật dụng trong nhà. Ví dụ như quạt, nồi xoong, nệm, chăn,… Căn phòng của bạn sẽ có đầy đủ vật dụng mà chi phí vẫn được san sẻ.

Điều này cũng rất tiện nếu như các bạn chuyển ra ở riêng, không sống chung cùng nhau nữa. Mỗi người có thể mang đi món đồ thuộc quyền sở hữu của mình. 

chi tiêu tiết kiệm
Ảnh minh họa – Chi phí mua sắm đồ đạc được sản sẻ nếu bạn ở ghép

3. Mượn hoặc xin giáo trình

Giáo trình là tài liệu học tập không thể thiếu khi vào đại học. Tuy nhiên, nó lại chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn – đến khi kết thúc môn học. Và không thể tái sử dụng.

Sẽ thật tốn kém nếu như mỗi môn học bạn phải bỏ ra hàng trăm ngàn để mua giáo trình mới, sau đó bỏ không trên giá sách. Tại sao bạn không tìm một phương án nào đó tiết kiệm hơn?

Thư viện của các trường đại học đều cho phép toàn bộ sinh viên được mượn sách miễn phí. Đó sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời để bạn tiết kiệm chi phí mua giáo trình. 

Ngoài ra, bạn có thể xin giáo trình, tài liệu tham khảo từ những anh chị khóa trên. 

4. Ăn uống lành mạnh cũng là cách giúp chi tiêu tiết kiệm

Không ít sinh viên, nhất là sinh viên nam, thường lựa chọn ăn hàng cho nhanh chóng, tiện lợi thay vì tự nấu cơm. Tuy nhiên, chi phí ăn hàng thường khá cao và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để tiết kiệm chi phí về lâu dài, nên sắm một bộ dụng cụ nấu nướng đơn giản và dành thời gian tự nấu ăn tại nhà. Vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tốt cho sức khỏe lại hợp khẩu vị.

Mặc dù cách này sẽ khiến bạn tốn thêm thời gian nấu nướng hằng ngày. Nhưng với những bạn không khéo tay, đây chính là cơ hội để rèn luyện kĩ năng cho bản thân.

Tuy nhiên, cần dựa vào ngân sách chi tiêu hàng tháng, để có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Chỉ mua vừa đủ lượng thức ăn cần dùng, tránh lãng phí.

Ngoài ra, nên hạn chế ăn vặt. Những món khoái khẩu như xúc xích, snack, trà sữa,… không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

→ Xem thêm: 7 mẹo đi chợ thông minh để tiết kiệm tiền sinh hoạt hiệu quả

5. Hạn chế ăn ngoài

Những buổi liên hoan, tiệc tùng ở ngoài cùng bạn bè giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người. Nhưng cũng chính là nguyên nhân khiến bạn nhanh chóng “rỗng túi”.

Do đó, nên cân nhắc tình hình tài chính của bản thân trước khi quyết định tham gia. Chỉ nên tham gia những bữa tiệc thực sự cần thiết và phù hợp với điều kiện của mình. 

Ngoài ra, thay vì lựa chọn tổ chức ở nhà hàng, các bạn có thể cùng nhau tự nấu ăn tại nhà. Mọi người cùng đi mua sắm, cùng nấu ăn và cùng thưởng thức chắc chắn sẽ vui vẻ và ý nghĩa hơn rất nhiều so với khi ra tiệm. Hơn hết, chi phí cũng tiết kiệm rất nhiều. 

→ Xem thêm: Làm thế nào để giảm thiểu chi tiêu ăn uống hiệu quả?

6. Tận dụng khu vực giảm giá cho sinh viên

Ngoài ý nghĩa hành chính, tấm thẻ sinh viên thực sự có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng đó! Hãy cố gắng tận dụng nó để nắm bắt những ưu đãi hấp dẫn.

Chẳng hạn, khi có thẻ sinh viên, bạn sẽ được giảm giá, thậm chí miễn phí khi tham quan bảo tàng, khu du lịch, di tích lịch sử,… Các rạp chiếu phim cũng luôn có mức giá ưu đãi cho sinh viên. Ngoài ra, khi sử dụng các phương tiện công cộng, giá vé dành cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người bình thường.

Biết cách tận dụng những ưu đãi này, bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho nhu cầu cá nhân của mình.

tiết kiệm
Ảnh minh họa – Thẻ sinh viên giúp bạn nhận được nhiều ưu đãi khi mua sắm, giải trí

7. Sử dụng phương tiện công cộng 

Nếu nhà gần, bạn nên đi bộ hoặc xe đạp đến trường. Nếu ở xa, nên lựa chọn xe buýt thay vì xe máy. Vừa tiết kiệm chi phí đi lại, vừa góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được ưu đãi về giá vé khi sử dụng xe buýt. Vé xe buýt liên tuyến dành cho sinh viên chỉ khoảng 100.000 – 150.000 đồng/tháng.

8. Mua đồ giảm giá – cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả

Dịp lễ là thời điểm các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá, tặng quà,… Vì vậy, đây là cơ hội vàng để bạn mua sắm với mức giá tốt nhất.

Tuy nhiên, đừng vì thấy hàng giảm giá mà vội vàng mua sắm những thứ không cần thiết. Đó không phải tiết kiệm, mà là lãng phí.

Bên cạnh đó, khi mua hàng giảm giá, cần xem xét chất lượng sản phẩm có đảm bảo hay không. Đừng ham rẻ và mua những món đồ kém chất lượng. Đôi khi nó sẽ còn khiến bạn tốn kém hơn rất nhiều.

→ Xem thêm: Cần lưu ý điều gì khi mua hàng giảm giá?

9. Tránh mua sắm những thứ không cần thiết

Luôn nhớ rằng: Chỉ mua thứ mình cần, không mua thứ mình thích. Nó sẽ giúp bạn chi tiêu khoa học, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Tốt nhất, trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách những món đồ mình cần. Bước này giúp bạn không bị sót đồ, ước tính được lượng tiền cần mang theo. Đồng thời, hạn chế trường hợp sa đà vào những món đồ không thực sự cần thiết, hao tốn tiền bạc.

10. Chi tiêu tiết kiệm với quy tắc 24h

Nếu thích một món đồ nào đó, đừng vội vàng mua ngay lập tức. Vì sau đó, quyết định này có thể sẽ khiến bạn hối hận.

Hãy dành thời gian suy nghĩ xem nó có thực sự cần thiết và phù hợp với điều kiện hiện tại của mình hay không. Sau một ngày, bạn đưa ra quyết định cũng chưa muộn.

Cách này giúp bạn có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng trước khi chi tiêu số tiền của mình. Tránh việc mua sắm ngẫu hứng, dễ dẫn đến bội chi.

chi tiêu tiết kiệm
Ảnh minh họa – Suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm

11. Dùng tiền mặt thay vì quẹt thẻ

Việc dùng thẻ thanh toán khá tiện lợi. Tuy nhiên, nó thường khiến bạn khó kiểm soát chi tiêu của mình, dẫn đến “vung tay quá trán”. Dùng tiền mặt vẫn là lựa chọn an toàn nhất để hạn chế chi tiêu.

12. Hạn chế thi lại, học lại

Thi lại, học lại không chỉ khiến bạn mất thời gian, công sức, mà còn tốn một khoản tiền không nhỏ. Vì vậy, để hạn chế điều này, cần cố gắng học tập chăm chỉ để đạt kết quả tốt.

Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, đồng thời thuận lợi cho quá trình xin việc sau này.

13. Ngoài chi tiêu tiết kiệm, hãy tăng thu nhập bằng cách làm thêm

Gia sư, bán hàng, phục vụ bàn,… là những công việc làm thêm mà hầu hết sinh viên lựa chọn để tăng thu nhập. Đi làm thêm giúp bạn giảm bớt thời gian nhàn rỗi ngoài giờ học. Đồng thời có thêm một khoản tiền nhỏ để trang trải cho cuộc sống xa nhà.

Nên lựa chọn những công việc có thời gian linh hoạt, ưu tiên sinh viên và phù hợp với khả năng của mình. Nếu có thể, hãy chọn công việc có liên quan đến chuyên ngành học của mình. Nó sẽ giúp có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho quá trình tìm kiếm việc làm sau này.

Làm thêm không chỉ đem lại nguồn thu nhập, mà còn giúp bạn mở rộng mối quan hệ, nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân. 

Tuy nhiên, cần cân bằng giữa thời gian học tập và làm thêm. Đừng quá chú trọng chuyện tiền bạc mà bỏ bê việc học hành. Nên nhớ rằng: Việc quan trọng nhất mà bạn cần làm tốt vẫn là học.

14. Tính trước các khoản cố định

Để đảm bảo chi phí sinh hoạt, cần liệt kê các khoản chi cố định hàng tháng như tiền thuê nhà, tiền điện, nước,… Từ đó, lên kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.

Nên lập ngân sách chi tiêu để có phân chia các khoản thu chi một cách khoa học. Đồng thời tạo thói quen chi tiêu lành mạnh, tránh tình trạng bội chi. 

15. Ghi chép chi tiêu

Đây là bước rất quan trọng nếu bạn muốn quản lý chi tiêu hiệu quả. Hãy cố gắng ghi lại những khoản chi dù là nhỏ nhất. Nó sẽ giúp bạn biết được mình đã chi tiêu những gì? Đâu là khoản khiến bạn tốn nhiều tiền nhất? Từ đó có giải pháp điều chỉnh sao cho phù hợp.

Trước đây, mọi người thường ghi chép chi tiêu vào sổ sách hoặc tạo file excel. Tuy nhiên việc này khá mất thời gian, khiến bạn không thể duy trì đều đặn.

Hiện nay, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại, laptop,… 

Money Lover – ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới, sẽ giúp bạn theo dõi và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu một cách dễ dàng. 

tiết kiệm cho sinh viên
Tính năng báo cáo trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Dựa trên thói quen tiêu cùng của bản thân, bạn có thể tạo ngân sách chi tiêu trong một thời gian nhất định. Ứng dụng sẽ thường xuyên nhắc nhở về tiến độ chi tiêu của bạn, giữ cho các khoản chi luôn trong tầm kiểm soát.

Ngoài ra, Money Lover còn mang lại nhiều tiện ích thú vị cho người dùng như Ví tiết kiệm, Ví liên kết, Quét hóa đơn,…

Hãy tạo cho mình thói quen ghi chép chi tiêu thường xuyên để để đảm bảo ngân sách của bản thân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây