Lịch sử tín dụng, điểm tín dụng, bảng xếp hạng tín dụng là cơ sở để đánh giá điều kiện vay vốn ngân hàng đối với khách hàng cá nhân khi sử dụng thẻ tín dụng.  

101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng - Phần 4

I. Tổ chức tín dụng CIC

CIC là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia, được viết tắt bởi Credit Information Center. 

Đây là tổ chức trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức này hoạt động với các chức năng: thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân hay nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.

Trước tiên, các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về người vay, khoản vay và quá trình thanh toán những khoản vay đó. 

Sau đó, CIC sẽ tổng hợp thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Phản ánh lịch sử tín dụng của cá nhân hay tổ chức. 

Sau khi hoàn thành hồ sơ, ngân hàng sẽ được phép truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin cũng như theo dõi để đưa ra quyết định liên quan đến những khoản vay – nợ. 

Trên hệ thống CIC, khách hàng cá nhân hay tổ chức sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm dưới đây: 

  • Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2: Dư nợ cho vay cần chú ý 
  • Nhóm 3: Dư nợ cho vay dưới tiêu chuẩn 
  • Nhóm 4: Dư nợ cho vay có nghi ngờ 
  • Nhóm 5: Dư nợ cho vay có khả năng mất vốn

Nếu khách hàng xếp hạng từ nhóm 3 đến nhóm 5 thì hầu như các ngân hàng sẽ không cấp tín dụng dưới bất cứ hình thức nào. Và sau khoảng 2 năm thì hồ sơ tín dụng của bạn mới có thể trở lại bình thường. 

Ngoài ra, tại một số ngân hàng có những tiêu chuẩn khắt khe và khó khăn hơn. Khi ở mức thứ 3 trở đi, bạn cũng không thể thực hiện bất kỳ một khoản vay – nợ nào. 

101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng - Phần 4
Ảnh minh họa – Chuyên gia tài chính tại trung tâm tín dụng quốc gia CIC

Lý do tại sao mà bạn bị liệt vào những nhóm trên?

Tín dụng của bạn xấu hay tốt hay bị liệt vào nhóm khách hàng trên sẽ phụ thuộc vào những lý do sau: 

  • Thanh toán tiền vay chậm hoặc không thanh toán vài tháng liên tục trở nên.
  • Chậm hoặc không thanh toán những chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng. 
  • Mất khả năng thanh toán vay dẫn đến tài sản thế chấp bị xử lý, gán nợ. 
  • Bị kiện ra tòa do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác. 

Do đó, việc vay tiêu dùng là điều quan trọng. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định. Căn cứ vào mức thu nhập hiện tại, khả năng chi trả cho những nhu cầu cá nhân hàng tháng và nguy cơ mắc nợ. 

Chỉ quyết định sử dụng thẻ tín dụng khi có mức thu nhập khá trở lên. Và có khả năng quản lý tài chính tốt. Để đảm khả năng thanh toán nợ, không lâm vào tình cảnh nợ nần. 

101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng - Phần 4
Ảnh minh họa – Ưu tiên thanh tóan các khoản vay nợ

II. Những thuật ngữ cần biết khi quyết định vay tiêu dùng

1. Lịch sử tín dụng

Lịch sử tín dụng là bản cập nhật các thông tin vay nợ, thanh toán 12 tháng gần nhất, các khoản nợ xấu, nợ quá hạn…

Theo đó, có hai nhóm nợ mà bạn cần quan tâm, đó là: 

  • Lịch sử tín dụng xấu 
  • Lịch sử tín dụng tốt 

Khi khách hàng không thanh toán các khoản vay đúng hạn, khoản phí khi sử dụng thẻ tín dụng thì sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu. Và ngược lại.

Nhờ lịch sử tín dụng này mà ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay. Nếu bạn thuộc danh sách nhóm nợ xấu thì rất khó để vay vốn ở bất kỳ ngân hàng nào. 

Do đó, trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, người dùng nên lưu ý thanh toán đầy đủ các khoản nợ, các khoản phí bắt buộc để đảm bảo lịch sử tín dụng trong sạch. 

Theo ông Nguyễn Văn Bình – Phó Tổng Giám Đốc Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) cho biết: CIC sẽ lưu thông tin tín dụng của khách hàng, dù khoản vay là rất nhỏ. Và đã trả hết nợ nhưng lịch sử vẫn được ghi lại, sau 5 năm mới bị xóa đi. 

Hay một cá nhân đi vay mà có người bảo lãnh như: cha, mẹ, anh, chị, bạn bè… Khi đến hạn trả nợ không thể thanh toán thì người bảo lãnh sẽ bị ghi nợ xấu. Khi đó, việc vay vốn ngân hàng là rất khó khi tiếp cận các tổ chức tài chính. 

Lịch sử tín dụng kém khó tiếp cận các tổ chức tài chính
Ảnh minh họa – Lịch sử tín dụng là bản cập nhật tình hình thanh toán nợ

2. Điểm tín dụng

2.1. Điểm tín dụng là gì?

Là một trong những yếu tố mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức cũng không thể bỏ qua khi sử dụng thẻ tín dụng. 

Điểm tín dụng là sự phản ánh của lịch sử tín dụng của khách hàng cá nhân hay tổ chức. Là con số phản ánh chân thực khả năng thanh toán nợ của cá nhân hay tổ chức. 

Một vài tiêu chí để đánh giá điểm tín dụng như sau: 
  • Lịch sử thanh toán nợ: Đây là tiêu chí quan trọng nhất, dựa trên khả năng và thời gian thanh toán nợ của khách hàng. Đa phần những khách hàng thanh toán nợ đủ và đúng hạn sẽ có điểm tín dụng cao. 
  • Các khoản nợ vay tín dụng: Tất cả những khoản vay ngân hàng dù nhiều hay ít đều được hệ thống trên CIC.
  • Thời gian có lý lịch tín dụng: Khi khách hàng có thời gian mở tín dụng càng lâu càng được ngân hàng đánh giá cao về khả năng tài chính.  
  • Loại tín dụng: Bao gồm tất cả các loại thẻ và khoản vay tín dụng của khách hàng. 

Có thể thấy, điểm tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với cả khách hàng và ngân hàng. Nó đem lại lợi ích cho cả hai. Nếu điểm tín dụng càng cao thì hồ sơ vay vốn ngân hàng sẽ được duyệt nhanh chóng và được hưởng nhiều ưu đãi. 

Ngược lại, khi điểm tín dụng thấp thì khả năng vay vốn tại các ngân hàng là rất thấp. Vì bạn bị liệt vào nhóm khách hàng không có khả năng tài chính tốt, không đủ khả năng thanh toán các khoản vay nợ. 

Do đó, việc cải thiện và nâng cao điểm tín dụng là điều cần thiết và quan trọng mà bất kỳ ai khi sử dụng thẻ tín dụng cũng nên quan tâm.

Ảnh minh họa – Điểm tín dụng là căn cứ để xếp hạng tín dụng

2.2. Làm thế nào để cải thiện điểm tín dụng? 

Cải thiện điểm tín dụng chính là cách bảo vệ hồ sơ tín dụng không bị liệt vào nhóm nợ xấu. Không để ảnh hưởng đến quá trình vay vốn ngân hàng hay tổ chức tài chính sau này. 

Có một vài phương pháp giúp nâng cao điểm tín dụng, bạn có thể tham khảo: 

  • Thanh toán nợ tín dụng đúng hạn.
  • Giữ số nợ ít hơn trong tài khoản tín dụng.
  • Không phát sinh các khoản vay nợ mới trong quá trình trả nợ thẻ tín dụng. 
  • Hạn chế mở thêm tín dụng mới. 
  • Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên.
  • Cân nhắc về khả năng chi trả trước khi quyết định vay tiêu dùng.

Khi sử dụng thẻ tín dụng, nếu khả năng thanh toán nợ đúng hạn và những khoản phí đi kèm. Thì sẽ không có quá nhiều những rắc rối.

Bên cạnh đó, còn đem lại cho bạn những lợi ích nhất định. 

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, chỉ nên mở thẻ tín dụng tối đa 50% thu nhập. Để đảm bảo không mất khả năng thanh toán nợ. Góp phần nâng cao điểm tín dụng và bảo vệ tài chính cá nhân.  

Các tổ chức tài chính hay ngân hàng có thể xem báo cáo tín dụng trên hệ thống của CIC. Để đưa ra thẩm định cho các khoản vay khi bạn có nhu cầu vay vốn trong tương lai. 

101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng - Phần 4
Ảnh minh họa – Thanh toán nợ tín dụng đúng hạn

3. Xếp hạng tín dụng

3.1. Xếp hạng tín dụng là gì? 

Là bước đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên lịch sử tín dụng và điểm tín dụng của khách hàng cá nhân hay tổ chức. 

Thông qua khả năng thanh toán nợ (lãi, gốc hoặc cả hai) của đối tượng đi vay. Để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống ký hiệu. 

CIC là đơn vị trực tiếp thực hiện chấm điểm tín dụng. Và đưa ra bảng xếp hạng tín dụng minh bạch và chính xác nhất. 

3.2. Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng

Đối với bên đi vay (Khách hàng cá nhân, tổ chức) và bên cho vay (Ngân hàng, tổ chức tài chính). Xếp hạng tín dụng luôn có một vai trò quan trọng, mà hầu hết khi sử dụng thẻ tín dụng, mọi người thường không quan tâm. 

  • Đối với bên cho vay: Giúp ngân hàng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời, hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tín dụng như: vay tín chấp, vay mua nhà, vay mua xe… phù hợp cho khách hàng. 
  • Đối với bên đi vay: Cá nhân hay tổ chức sẽ có căn cứ cụ thể và chính xác để làm hồ sơ vay vốn. Khi căn cứ vào điểm tín dụng, còn giúp khách hàng có ý thức hơn trong việc cải thiện điểm tín dụng. 

Ngoài ra, việc xếp hạng tín dụng còn là căn cứ để ngân hàng hay tổ chức tín dụng ra quyết định cho vay vốn và mức lãi suất đi kèm.

Nếu xếp hạng tín dụng cao, không nằm trong nhóm nợ xấu thì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Cũng như hồ sơ vay vốn được phê duyệt nhanh chóng hơn.

Do đó, bảo vệ điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng khi sử dụng thẻ tín dụng là điều cần thiết mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện.

Hãy xây dựng cho mình thói quen chi tiêu tiết kiệm và khoa học. Đảm bảo cân đối thu – chi hàng tháng, tránh xa vòng xoáy nợ nần. Khi đó, những dự định tài chính tương lai sẽ được hiện thực hóa một cách dễ dàng.

Ảnh minh họa – Xếp hạng tín dụng càng cao càng được hưởng nhiều ưu đãi

3.3. Cách xếp hạng tín dụng cá nhân trên CIC 

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) sẽ căn cứ vào lịch sử tín dụng của khách hàng. Là quá trình đi vay và thanh toán khoản vay để chấm điểm và xếp hạng tín dụng. 

Dưới đây là những tiêu chí chấm điểm cá nhân trên CIC, bạn có thể tham khảo: 

Bảng chấm điểm tín dụng cá nhân trên hệ thống CIC:
Tiêu chí  Điểm tối đa  Điểm tối thiểu 
1. Số dư nợ và tình trạng nợ
1.1. Tổng dư nợ

60

40

1.2. Số lượng tổ chức tín dụng còn dư nợ 

60

40

1.3. Nhóm nợ cao nhất hiện tại 

160

-30 

1.4. Kỳ hạn trả nợ gốc

40

30

2. Lịch sử trả nợ 
2.1. Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong 1 năm gần nhất

120

0

2.2. Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng trong 3 năm gần nhất  

120

0

2.3. Số tổ chức tín dụng có nợ xấu trong 3 năm gần nhất 

120

20

3. Lịch sử quan hệ tín dụng 
3.1. Số năm có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng 

30

20

3.2. Số lần vay nợ trong 3 năm gần nhất 

40

30

TỔNG 

750

150

CIC sẽ dựa trên những tiêu chí này, để tính điểm tín dụng cho mỗi cá nhân. Chỉ tiêu chấm điểm được sử dụng theo nhóm. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm sang bảng xếp hạng tương ứng.

Sau khi chấm điểm tín dụng, CIC sẽ căn cứ vào điểm vừa chấm để đưa ra xếp hạng tín dụng khách hàng. 

Dưới đây là bảng xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Bạn có thể theo dõi để tính toán thứ hạng tín dụng của bản thân. Từ đó, có những điều chỉnh trong kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm để đạt được những dự định tài chính.

Bảng xếp hạng tín dụng cá nhân trên hệ thống CIC:
Tổng điểm Khoảng cách điểm Xếp hạng tín dụng

Từ 150 – 321

171

Rủi ro rất cao (E)

Từ 322 – 430

108

Rủi ro cao (D)

Từ 431 – 569 

138

Rủi ro trung bình (C)

Từ 570 – 679

109

Rủi ro thấp (B)

Từ 680 – 750

70

Rủi ro rất thấp (A)

III. Lời khuyên khi sử dụng Thẻ Tín Dụng

Việc sử dụng khoản vay tiêu dùng để chi trả cho những nhu cầu cá nhân hiện nay đang trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít những cá nhân mơ hồ và chưa hiểu rõ về bản chất của loại thẻ tín dụng này. Chính vì thế, mà những hậu quả tài chính đáng tiếc đã xảy ra.

Dưới đây là một vài lời khuyên mà Money Lover gửi đến bạn. Hy vọng rằng, những lưu ý này sẽ giúp ích cho việc quyết định và quá trình sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, để bảo vệ tài chính cá nhân cho chính bạn.

1. Xem xét tình hình tài chính trước khi vay ngân hàng.

Bạn nên tính toán mỗi tháng cần trả cho ngân hàng bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu chi tiêu hàng tháng.

Và chỉ làm hạn mức dưới 50% thu nhập mỗi tháng, để đảm bảo khả năng thanh toán nợ.

2. Đừng cố gắng đi vay khi tín dụng của bạn trong 2 năm gần đây không tốt.

Bạn sẽ gặp những khó khăn, rắc rối và tốn thời gian không cần thiết mà vẫn không vay vốn tại bất kỳ ngân hàng nào.

3. Luôn trả hết nợ và không chi tiêu quá khả năng thanh toán hàng tháng. 

4. Nếu có khoản vay, nên theo dõi thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn. 

5. Ưu tiên thanh toán những khoản nợ ngắn hạn, lãi suất thấp để giảm bớt áp lực và tạo động lực để hoàn thành kế hoạch xóa nợ. 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây