5 bài học dạy con cách tiêu tiền ngay khi trẻ lên ba

0
2712

Làm thế nào để bắt đầu kế hoạch dạy con cách tiêu tiền? Độ tuổi nào là thích hợp? Nên áp dụng những phương pháp nào để đem lại hiệu quả? 

→ Xem thêm: 7 cách dạy con tiêu tiền, không phải bố mẹ nào cũng đủ tự tin áp dụng

1. Dạy con hiểu giá trị đồng tiền

Đây là nguyên tắc đầu tiên mà cha mẹ nên dạy cho con cái. Ở các nước phương Tây, các bậc phụ huynh thường dạy con từ lúc 3 – 4 tuổi về giá trị đồng tiền. Còn ở Việt Nam, các chuyên gia khuyên rằng nên dạy cho biết ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi.

Qua trò chơi

Chỉ cho con cách nhận biết màu sắc và hình dạng đồng tiền. Thông qua các trò chơi mua sắm, trao đổi. Ở thời điểm này cha mẹ nên chỉ cho con về giá trị của những mệnh giá nhỏ như 1 nghìn, 2 nghìn, 5 nghìn, 10 nghìn,…

Sau đó quy đổi chúng thành giá trị của cải, tài sản. Chẳng hạn, nếu con muốn mua một món đồ chơi, cha mẹ nên quy ra giá trị khác để con thấy được giá trị của chúng. Giá trị của món đồ chơi này tương đương với 10 quyển sách của con. Như vậy, con sẽ thấy được chúng là ít hay nhiều.

Hoặc có thể quy ra ngày công làm việc của cha mẹ và hỏi ngược lại con. Con có muốn cha mẹ vất vả vậy không?

Top 5 nguyên tắc dạy con cách tiêu tiền cực hiệu quả
Ảnh minh họa – Dạy con hiểu giá trị đồng tiền

Cho làm việc nhà

Cha mẹ có cách dạy cho con trẻ nhận ra giá trị đồng tiền là bằng cách cho chúng làm việc nhà sau đó trả công. Đây cũng là phương án giúp con nhận ra giá trị của đồng tiền, đồng thời cũng cho chúng biết để kiếm được đồng tiền không hề đơn giản.

Cha mẹ có thể áp dụng cách này để dạy cho con biết, tuy nhiên cần phân biệt cho con cái biết rằng. Đâu là trách nhiệm công việc mà con cần phải hoàn thành và đâu là công việc khi làm sẽ được trả công.

Chẳng hạn, con cần dọn phòng ngủ vì con đã bày bừa chúng, hay dọn phòng khách hoặc sửa chữa đồ đạc khi con làm hỏng. Còn lại với những công việc khác, ngoài trách nhiệm của con, cha mẹ có thể nhờ hoặc gợi ý để trả công khi con làm.

Top 5 nguyên tắc dạy con cách tiêu tiền cực hiệu quả
Ảnh minh họa – Yêu cầu con làm việc nhà và trả công

→ Xem thêm: 13 bài học về tiền cha mẹ giàu dạy cho con

2. Phân biệt khái niệm “cần” và “muốn”

Cha mẹ nên giải thích và phân biệt cho con cái biết khái niệm “cần” và “muốn”. Vì ở trẻ thường có tâm lý đòi cha mẹ mua đồ, hay so sánh với bạn bè đồng trang lứa.

  • “Cần” là những đồ dùng con cần để sử dụng cho việc học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như: cần mua một quyển tập để phục vụ cho việc học tại trường của con.
  • “Muốn” là những nhu cầu không cần thiết, chỉ là mong muốn hay con thấy bạn có thì con cũng muốn có.

Cho con lựa chọn đồ bé cần hay đồ con muốn 

Cha mẹ nên ngồi cùng con và lên danh sách các món đồ muốn mua trước khi đi siêu thị. Và hỏi con nên ưu tiên những món đồ nào khi cha mẹ không còn đủ tiền?

Lúc này, cha mẹ nên gợi ý về những món đồ con “cần” dựa trên danh sách và loại bỏ những món đồ mang tính chất “muốn”. Điều này sẽ giúp con trẻ biết đâu là những món đồ cần thiết và đưa ra quyết định cuối cùng.

Tập thói quen mua đồ theo thời điểm

Ngoài ra, cha mẹ hãy tập thói quen mua đồ theo thời điểm. Ví dụ như: quần áo mới thường sẽ mua vào đầu năm học mới, dịp lễ tết. Hay đồ chơi mới sẽ mua vào dịp sinh nhật hay đạt thành tích học tập tốt.

Điều này sẽ giúp các con có ý thức hơn trong việc mua sắm và tránh tình trạng đòi mua hay “làm nũng” để được mua những món đồ mới.

Top 5 nguyên tắc dạy con cách tiêu tiền cực hiệu quả
Ảnh minh họa – Tạo thói quen mua sắm theo thời điểm

3. Dạy con cách tiết kiệm tiền

Trẻ dưới 8 tuổi có thể hiểu rằng, khi con không đủ tiền để mua món đồ con muốn, con có thể dành dụm tiền cho đến khi đủ để mua.

Đây là bước quan trọng giúp con hình thành thói quen chi tiêu, cha mẹ cần kiên nhẫn để giúp con cái.

Tập cho trẻ nguyên tắc chia nhỏ 

Chuyên gia tài chính khuyên rằng, cha mẹ có thể áp dụng nguyên tắc chi tiêu đó là: chia nhỏ quỹ tiền thành các phần khác nhau để thực hiện kế hoạch tiết kiệm.

  • 30% đầu tiên cho các khoản chi như: Đồ dùng học tập, ăn sáng, ăn vặt,… của con
  • 30% tiếp theo dành cho tiết kiệm ngắn hạn: Con có thể dành dụm để mua quà tặng cho bạn bè, ông bà, cha mẹ vào mỗi dịp sinh nhật.
  • 30% tiết kiệm dài hạn: Đây là khoản con nên để dành cho tương lai, khi con lớn con cần chi tiêu và độc lập để lo cho cuộc sống khi bước vào đại học, hay khởi nghiệp.
  • 10% cuối cùng dành cho từ thiện: Khoản này để giúp đỡ và hỗ trợ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn con. Con có thể mua sách, vở, bút để tặng cho bạn.
Top 5 nguyên tắc dạy con cách tiêu tiền cực hiệu quả
Ảnh minh họa – Dạy con cách tiết kiệm tiền

Trò chơi giả định

Thêm một phương pháp nữa mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo đó là cùng con tham gia trò chơi giả định. Bố mẹ đóng vai là người giữ tiền, tất cả các khoản tiền con đang có hay tiền mừng tuổi. Con có thể gửi bố mẹ và lấy lãi. Con có thể ghi chép chúng lại.

Đây giống như một trò chơi nhưng liên quan tới tính toán và con thấy nó có sinh lời. Hoặc ví dụ về những món đồ chơi con không dùng đến chúng. Có thể chia sẻ cho bạn khác thông qua các hội chợ tại trường học hay công ty của cha mẹ để có một khoản tiền nhất định.

Điều quan trọng mà cha mẹ không nên bỏ qua chính là dạy con cách tích lũy tiền nhỏ để mua những món đồ lớn. Sẽ giúp con có ý thức và trách nhiệm trong việc tiết kiệm để hoàn thành mục tiêu.

Chẳng hạn như con chuẩn bị lên cấp 2 con cần một chiếc xe đạp mới để đi học. Cần phải tiết kiệm một khoản tiền để mua. Như vậy sẽ giúp con có động lực và ý thức về việc tiết kiệm. Các bậc cha mẹ hãy thường xuyên nhắc nhở và hỏi han về vấn đề tiết kiệm hàng ngày của con để giúp con có trách nhiệm hoàn thành mục tiêu.

Top 5 nguyên tắc dạy con cách tiêu tiền cực hiệu quả
Ảnh minh họa – Đặt mục tiêu để giúp con thực hiện kế hoạch tiết kiệm

4. Cho con bao nhiêu tiền là đủ?

Đây là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Bởi tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, có một công thức mà các chuyên gia tài chính khuyên các cha mẹ nên áp dụng đặc biệt là các gia đình có đông con: [lấy số tuổi của con x số tiền tiêu vặt trong 1 tuần]

Chẳng hạn, một gia đình có 2 con nhỏ một bé 6 tuổi và một bé 9 tuổi. Số tiền hàng tuần cha mẹ cho các con chi tiêu là 20 nghìn. Như vậy, theo công thức sẽ tính được số tiền các con có để chi tiêu là:

  • Bé lớn 9 tuổi sẽ có: 9 x 20 nghìn = 180 nghìn
  • Bé nhỏ 6 tuổi: 6 x 20 nghìn = 120 nghìn

Mỗi tuần, các con sẽ có lần lượt số tiền để chi tiêu là 180 nghìn và 120 nghìn. Đây được coi là số tiền khá lớn đối với các con trong khi con chưa có nhu cầu để chi tiêu nhiều đến vậy.

Nhưng hãy áp dụng theo nguyên tắc chi tiêu 30:30:30:10. Lúc này, con sẽ phải dành đến 60% để tiết kiệm, như vậy số tiền còn lại để các con chi tiêu trong 1 tuần sẽ là:

  • Bé lớn 9 tuổi: 180 nghìn  – (180 x 60%) = 72 nghìn
  • Bé nhỏ 6 tuổi: 120 nghìn – (120 x 60%) = 48 nghìn

Khi cha mẹ thực hiện theo công thức này, sẽ tránh tình trạng ganh tị giữa các con đặc biệt với các gia đình đông con. Và cũng đồng nghĩa rằng, khi đến sinh nhật, số tiền tiêu vặt con nhận được sẽ tăng lên.  

Và thực tế cũng cho thấy rằng, với những bé ngày càng lớn thì nhu cầu chi tiêu của các con cũng cao hơn so với những bạn bé hơn.

Top 5 nguyên tắc dạy con cách tiêu tiền cực hiệu quả
Ảnh minh họa – Cho con cái bao nhiều tiền tiêu vặt? Là câu hỏi không có lời giải đáp

5. Cha mẹ là tấm gương để con cái noi theo

Cha mẹ chính là người gần gũi với con cái nhất, chính vì thế mà mọi hành động cũng như lời nói đều ảnh hưởng đến con rất nhiều. Vì vậy, để giúp con hiểu về cách chi tiêu tiền sao cho hợp lý, cha mẹ phải là tấm gương trong việc chi tiêu khoa học.

Nếu có thể hãy cùng con đi mua sắm, thanh toán những khoản chi tiêu hàng ngày trong gia đình. Đây cũng chính là cách giúp các con hình thành tư tưởng và tư duy về kế hoạch chi tiêu ngay từ nhỏ.

Vì vậy, các bậc cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển thói quen chi tiêu của con cái. Hãy là tấm gương trong việc chi tiêu có kế hoạch, lên danh sách trước khi đi mua sắm và thực hiện kế hoạch tiết kiệm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây