Chi phí nuôi con 1 năm đầu đầy đủ nhất ( Update 2020)

0
13883

Chi phí nuôi con luôn chiếm phần lớn ngân sách trong gia đình. Làm thế nào để cân đối và không gặp rắc rối trong chi tiêu hàng ngày?

chi phí nuôi con

1) Sữa và các thực phẩm ăn dặm 

Chuẩn bị chi phí nuôi con trong một năm đầu sẽ tốn khá nhiều tiền vào vấn đề thực phẩm. Đặc biệt là sữa và đồ ăn dặm cho bé. 

Thông thường chi phí này chiếm đến 50% trong ngân sách nuôi con hàng tháng.

Trong 6 tháng đầu, bé có thể nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Gia đình sẽ đỡ được một khoản tiền lớn nếu mẹ có đủ sữa nuôi con. Trong trường hợp sử dụng sữa công thức có thể tốn từ 8-10 triệu đồng cho khoản này.

chi phí nuôi con 2020

Chi phí ở sữa và thực phẩm ở giai đoạn 7-12 tháng tốn khoảng 10-12 triệu đồng. Tổng ngân sách riêng về ăn uống từ 12 – 20 triệu. Trung bình từ 1 – 1,7triệu/tháng. Chính vì thế, nên có kế hoạch chuẩn bị khoản tiền này trước tiên. Để riêng. Và luôn sẵn sàng.

lưu ý khi lựa chọn sữa nuôi con 2020

0 – 6 tháng 

Đây là thời điểm này khá nhạy cảm. Các cơ quan trong cơ thể bé còn non nớt, chưa hoàn thiện. Do đó, nên cẩn trọng trong việc lựa chọn sữa. Tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.  Nên lựa chọn sữa có thành phần dưỡng chất gần giống với sữa mẹ. Hạn chế sử dụng sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hay sữa đặc có đường.

6 – 12 tháng

Khi bước vào cuối tháng 5 và đầu tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Nhu cầu cần được bổ sung thêm những dưỡng chất của trẻ sẽ tăng cao. Khi đó, cần bổ sung cho bé những thực phẩm dinh dưỡng khác ngoài sữa. 

Từ 7 – 12 tháng, có thể cho bé bắt đầu tập ăn nhẹ bằng một món đơn giản dưới đây:

  • Cháo cà rốt & phô mai: trẻ dưới 10 tháng dùng bột gạo để nấu.
  • Cháo cà rốt & thịt bò: trẻ 8 tháng tuổi trở lên.
  • Cháo cà rốt & cá quả: trẻ 9 tháng tuổi trở lên.
  • Cháo cà rốt & lươn: trẻ 9 tháng tuổi trở lên.
  • Súp đậu Hà Lan & lòng trắng trứng: bé 10 tháng tuổi trở lên
  • Súp đậu Hà Lan & đậu hũ, bí ngô, tôm tươi: bé 9 tháng tuổi trở lên
  • Súp đậu Hà Lan & ngô non: bé 7 tháng tuổi trở lên
  • Súp đậu Hà Lan & rau chân vịt: bé 7 tháng tuổi trở lên
  • Súp đậu Hà Lan & khoai tây – lòng đỏ trứng: bé 8 tháng tuổi trở lên
  • Cháo thịt heo & Đậu hà lan
  • Cháo thịt bò, lòng đỏ trứng & đậu Hà Lan
  • Bột ngũ cốc: ~120.000 đồng/ hộp.
  • Bột ăn dặm: ~57.000 đồng – 139.000 đồng/ hộp. 
  • Váng sữa, sữa chua, dầu ăn, phô mai: ~ 700.000 đồng/ tháng. 
  • Trái cây: ~200.000 – 400.000 đồng/ tháng.
  • Thực phẩm nấu cháo, bột (rau xanh, thịt, cá…): ~ 800k – 1,2 triệu/ tháng 

chi phí thực phẩm nuôi con 2020

2) Chi phí mua tã, bỉm 

Đừng coi thường những chi phí nghe đơn giản như tã, bỉm. Chúng có thể khiến gia đình thâm hụt ngân sách khá lớn nếu không được tính đến.

Nhu cầu sử dụng dần thay đổi theo độ tuổi của trẻ. Lúc mới sinh, nhu cầu dùng tã bỉm khá nhiều, khoảng 8-9 chiếc/ ngày. Sau đó giảm dần, chỉ còn 6-7 chiếc/ ngày trong tuần thứ hai. Và dùng 1-2 chiếc/ ngày khi trẻ 1 tuổi. 

  • Sơ sinh: 300k-500k/ tháng. 
  • 02-06 tháng: ~1triệu/ tháng.
  • 07 – 12 tháng: ~1.5triệu/ tháng.

chi phí nuôi con - tã bỉm

3. Chi phí quần áo  

Khoản chi này phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và nhu cầu của mỗi gia đình. Để không gây lãng phí trong 03 tháng đầu, không nên mua quá nhiều quần áo cho bé. Trong thời gian này, bé phát triển khá nhanh về thể chất. 

Luôn mua trang phục lớn hơn so với kích thước hiện tại. Nếu có thể, hãy xin từ những người thân, bạn bè đã từng nuôi trẻ. Điều này giúp tiết kiệm một con số không nhỏ bù vào chi phí thực phẩm, y tế khác cho bé. 

0 – 6 tháng 

  • Đồ mặc ở nhà: 10-15 bộ. Giá từ 1tr- 1.2tr. 
  • Đồ mặc ra ngoài: 3-4 bộ. Giá từ 400k-600k
  • Bao chân, tay: 5-6 đôi. Giá từ ~100.000đ
  • Mũ: 4-5 chiếc. Giá từ ~80.000 đồng
  • Yếm: 3-4 chiếc. Giá từ ~60.000 đồng. 

6 – 12 tháng

  • Đồ mặc ở nhà: 10 – 12 bộ. Giá từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng 
  • Đồ mặc ra ngoài: 5 – 6 bộ. Giá từ 1.000.000 đồng
  • Mũ, giày dép:Giá từ 500.000 đồng

Chi phí khác

  • Khăn tắm: 3 chiếc, ~200.000 đồng. 
  • Khăn sữa: 4 túi, ~150.000 đồng.
  • Khăn giấy: 20 bịch, ~300.000 đồng.
  • Khăn ướt: ~ 800.000 đồng. 
  • Dầu gội, sữa tắm: ~1.2tr-1.6tr
  • Bông tăm, bông gạc,..: ~1000.000 đồng 
  • Đồ chơi: ~500k-1triệu
  • Xe nôi: ~1triệu đồng 
  • Xe đẩy: ~1.5- 2 triệu 
  • Địu, dây đai: ~1.5 triệu

chi phí quần áo nuôi con

4. Tiêm phòng 

Trong các khoản chi phí nuôi con, tiêm phòng cũng chiếm một khoản lớn, từ 5 – 15 triệu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh. 

Có 2 cách để tham gia tiêm chủng. Đăng ký tiêm miễn phí tại các cơ sở y tế gần nhất hoặc tiêm dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng.  Hoặc cách thứ hai là sử dụng dịch vụ. 

chi phí tiêm phòng trẻ sơ sinh

STT

Độ tuổi

Loại Vaccine

1 24h sau sinh 
  • Viêm gan siêu vi B
  • Lao – BCG
2 2 tháng 
  • Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà (DTaP)
  • Viêm gan siêu vi B 
  • Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB mũi 1)
  • Bại liệt lần 1 (uống hoặc tiêm) 
3 3 tháng 
  • Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà (DTaP)
  • Viêm gan siêu vi B 
  • Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB mũi 2)
  • Bại liệt lần 2 (uống hoặc tiêm) 
4 4 tháng 
  • Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà (DTaP)
  • Viêm gan siêu vi B 
  • Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB mũi 3)
  • Bại liệt lần 3 (uống hoặc tiêm) 
5 5 tháng  Bại liệt tiêm ( Nếu trẻ chưa nhận được liều bại liệt tiêm nào trước đó)
6 9 tháng Sởi mũi 1 

 

Chi phí tiêm phòng cho bé 1 tuổi

Gói tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi tại Trung tâm tiêm chủng VNVC có giá 14 triệu, bao gồm: 

  • Tiêu chảy do Rota virus
  • Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ, Viêm họng, Viêm phổi do HiB ( 5 in 1) 
  • Hội chứng nhiễm trùng, Viêm màng não, Viêm phổi, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm tai giữa do phế cầu 
  • Cúm
  • Sởi – Quai bị – Rubella 
  • Viêm màng não do mô cầu tuýp B và C 
  • Thủy đậu
  • Viêm gan B
  • Viêm não Nhật Bản 

5. Chi phí nuôi con phát sinh 

Mỗi gia đình luôn cần dự trữ một khoản dự phòng từ 5-10 triệu. Chuẩn bị sẵn sàng cho những trường hợp ốm đau, nằm viện. 

Để tiết kiệm, các bậc cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề mua bảo hiểm y tế cho con. Hiện nay, theo quy định của Nhà nước trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Khi đó, trẻ em đi khám, chữa bệnh, sẽ được hưởng: 

  • 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
  • 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương.
  • 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh.
  • 100% chi phí nếu khám, chữa bệnh trái tuyến huyện.

tham gia bảo hiểm y tế cho trẻ

 3. Lập ngân sách chi phí nuôi con 

Xây dựng kế hoạch chi phí nuôi con sẽ giúp giảm bớt áp lực trong việc quản lý chi tiêu hàng ngày khi gia đình chào đón thêm thành viên mới. Từ tổng thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng, nên chia thành 4 phần, bao gồm: 

  1. Khoản chi tiêu chung cả nhà
  2. Chi tiêu cho riêng vợ và chồng 
  3. Chi tiêu cho con cái 
  4. Tích lũy hay tiết kiệm

Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi gia đình, có thể phân bổ tỷ lệ những khoản chi này khác nhau. Luôn linh hoạt thay đổi cho phù hợp theo từng giai đoạn. 

Money Lover – Ứng dụng quản lý tài chính số 1 thế giới, sẽ giúp bạn ghi chép và theo dõi chi tiêu một cách khoa học.

Bạn sẽ chỉ tốn vài phút để lưu lại các khoản thu chi hàng ngày của mình và phân loại vào các mục như: Ăn uống, Mua sắm, Quà tặng, Lương, Thưởng,…

Dựa trên thói quen tiêu dùng của bản thân, bạn có thể tạo một ngân sách để chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Ứng dụng sẽ thường xuyên nhắc nhở về tiến độ chi tiêu của bạn, giữ cho các khoản chi luôn trong tầm kiểm soát.

Ngoài ra, Money Lover sẽ còn rất nhiều tiện ích hấp dẫn giúp bạn quản lý tài chính đơn giản và hiệu quả hơn như: Ví Tiết Kiệm, Ví Liên Kết,…

Khám phá ngay nào!

» Tải miễn phí Money Lover cho Android TẠI ĐÂY

» Tải miễn phí Money Lover cho iOS TẠI ĐÂY

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây