Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình được coi là vấn đề quan trọng trong việc vun vén và xây dựng tổ ấm. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ bật mí cho các bạn những cách thức quản lý thu – chi hàng ngày hiệu quả nhất.
1. Các khoản chi phục vụ đời sống vật chất
Chi phí cho những khoản chi này bao gồm: Ăn uống trong gia đình; tiền thuê nhà; mua quần áo mới; tiền xăng xe đi lại, bảo dưỡng xe cộ; tiền chăm sóc sức khỏe, thuốc thang để ngăn ngừa và điều trị bệnh cho cả gia đình.
Đây gần như là những khoản chi phí cố định hàng tháng mà bạn có thể dành riêng ra để chi tiêu.

Tùy thuộc từng gia đình khác nhau, xem bạn đã có nhà hay đi thuê; gia đình có bao nhiêu người; ở quê hay thành phố… mà sẽ có mức chi tiêu cho đời sống vật chất khác nhau.
Nhưng thông thường chỉ sau một vài tháng cân đối, là bạn đã có thể đưa ra con số cho khoản ngân sách của gia đình mình rồi.
Hãy đảm bảo luôn có tiền cho nhu cầu này. Gia đình bạn không thể giống như sinh viên đầu tháng còn tiền ăn uống thoải mái, cuối tháng ăn mỳ tôm.
2. Các khoản chi phục vụ đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần của gia đình bạn cũng cần một lượng ngân sách không nhỏ. Chủ yếu là để dành cho những nhu cầu sau:
- Học tập: Bao gồm tiền học phí cho học tập cho con cái; tiền học nâng cao cho bố mẹ và những chi phí cho các dụng cụ; phương tiện học tập…
- Giải trí, nghỉ ngơi: Nhu cầu giải trí có thể đơn giản là mua ti vi, loa đài về nhà; cũng có thể là cho những buổi đi chơi cả gia đình vào cuối tuần, ngày lễ; về quê thăm ông bà hoặc một vài chuyến đi chơi xa mỗi năm…
- Giao tiếp xã hội: Bao gồm tất cả chi phí cho các mối quan hệ với anh em nội ngoại; bạn bè; đồng nghiệp bao gồm hội họp; thăm viếng, đám tiệc, sinh nhật,…
Khác với nhu cầu vật chất, những khoản chi cho đời sống tinh thần thường đa dạng và ít cố định hơn.
Đây cũng là lý do khiến chúng ta hay bị quá tay cho những khoản chi này. Để tránh tình trạng trên xảy ra, hãy cân nhắc các khoản chi cần thiết. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình để có những kế hoạch phù hợp.
Ví dụ như lương của vợ chồng bạn là lương lao động bình thường. Bạn không thể để con đi học ở trường quốc tế được.
3. Tiết kiệm – Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình
Cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều mà chúng ta không lường trước được như: thiên tai, tai nạn, ốm đau,…
Do đó gia đình bạn luôn cần có 1 khoản dự phòng để có thể chủ động khi có biến cố xảy ra. Tiết kiệm cũng là cách để các bạn có thể thực hiện một dự định lớn của gia đình như: mua nhà; mua xe,… Dù bạn có thu nhập bao nhiêu, hãy luôn đảm bảo mình có 1 khoản tiền tiết kiệm.

4. Nắm được tổng thu nhập hàng tháng
Tổng thu nhập hàng tháng của gia đình sẽ bao gồm cả lương, các khoản phụ cấp, thưởng hoặc tiền làm thêm của cả vợ và chồng.
Các bạn luôn phải kiểm soát được con số này để có thể đưa ra cách phân bổ chi tiêu cho hợp lý.
Khi biết được thu nhập của gia đình và cùng nhau lên kế hoạch chi tiêu cùng nhau. Các bạn sẽ có cơ hội để nghĩ cách cải thiện thu nhập cũng như cân đối ngân sách tốt hơn.
Vợ chồng chia sẻ vấn đề này cho nhau sẽ tránh được những mâu thuẫn về chuyện tiền bạc.
5. Gửi tiết kiệm ngay sau khi lĩnh lương
Chúng ta đều biết là nên gửi tiết kiệm. Nhưng thường nghĩ cố gắng bớt chi tiêu đi, rồi cuối tháng dư ra để tiết kiệm.
Điều này hoàn toàn sai lầm! Nhu cầu chi tiêu là vô hạn. Bạn sẽ luôn có việc để tiêu tiền. Do đó nếu như bạn vẫn còn đang có tiền trong tay thì bạn đều có khả năng dùng đến nó.

Do vậy, hãy dành ngay 1 khoản cố định để tiết kiệm ngay từ khi bạn mới lĩnh lương. Trong tháng sau khi chi tiêu, nếu còn dư bạn có thể để thêm vào.
Nhưng nếu như bạn thấy vẫn thiếu một vài khoản phát sinh. Hãy tự xoay xở trước, đừng vội lấy tiền tiết kiệm ra bạn nhé.
6. Lên danh sách khi đi mua sắm – Cách tiết kiệm tiền cho các bà nội trợ
Chúng ta dễ bị cám dỗ khi đi mua đồ, kể cả khi mua quần áo ngoài cửa hàng hay là mua đồ dùng thức ăn trong siêu thị.
Do đó, tốt nhất là hãy có 1 danh sách những thứ cần thiết trước khi bạn đi mua. Hoặc nếu không trước khi mua món đồ gì đó, hãy cân nhắc xem ở nhà đã có chưa.
7. Cân đối chi tiêu và linh hoạt thay đổi ngân sách cho các thứ tự ưu tiên
Chi tiêu trong gia đình thực sự là một nghệ thuật. Sẽ có những lúc bạn phải chi rất nhiều khoản, kể cả cố định lẫn phát sinh khiến bạn mệt mỏi.
Lúc đó, hãy cân nhắc xem những việc nào là ưu tiên cần thiết. Chúng ta sẽ đầu tư vào những việc này trước, có thể để những nhu cầu khác sau hoặc giảm bớt đi…

8. Tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất – Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả
Chúng ta thường hay bỏ qua điều này vì nghĩ nó nhỏ không đáng bao nhiêu. Ví dụ như tắt thiết bị điện khi không sử dụng; không xả nước khi bạn đang dở tay nấu ăn; đăng ký gói khuyến mãi gọi điện thoại hàng tháng…
Thực ra, góp gió thành bão, nếu kiên trì 1 thời gian bạn sẽ thấy phương pháp này mang lại lợi ích bất ngờ đấy.
9. Quản lý tài chính bằng ứng dụng theo dõi chi tiêu hàng ngày
Mẹo cuối cùng mà chúng tôi muốn mách với các bạn đó chính là sự hiện diện của các phần mềm quản lý chi tiêu.
Bạn có thể tải đơn giản về điện thoại để theo dõi chi tiêu của gia đình. Điều này giúp bạn có thể thống kê được những khoản chi tiêu hàng tháng, xem mình đã sử dụng ngân sách hợp lý chưa và có những thay đổi phù hợp.
Bạn có thể sử dụng ứng dụng Money Lover, đây là một trong những ứng dụng vô cùng hữu ích trong việc quản lý chi tiêu. Bạn hoàn toàn có thể kiếm soát được số tiền mà mình tiêu một tháng để từ đó có kế hoach tiết kiệm hợp lý.

Đặc biệt, sắp tới Money Lover sẽ cho ra mắt phiên bản mới nhất của tính năng Chia sẻ Ví. Tính năng này giúp các thành viên trong gia đình cùng theo dõi và quản lý chi tiêu chung trong gia đình.
Chẳng hạn, bạn sẽ thiết lập một Ví chi tiêu chung trong tháng 7. Khi đó, ngoài bạn thì những cá nhân được chia sẻ có thể tham gia ghi chép và thống kê các khoản chi tiêu.
Điều này giúp các thành viên san sẻ trách nhiệm quản lý chi tiêu trong gia đình. Và những khoản chi này sẽ được công khai rõ ràng. Từ đó, cùng nhau xây dựng những kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học hơn, để thực hiện cho những mục tiêu tài chính tương lai.

Nếu bạn quan tâm, hãy để lại địa chỉ email cá nhân hoặc email đăng ký tài khoản Money Lover tại đây. Để nhận thông báo sớm nhất khi bản nâng cấp của tính năng Chia Sẻ Ví ra mắt nhé!