10 mẹo đi chợ tiết kiệm tiền sinh hoạt hiệu quả

0
4978

Tiêu hết tiền đi chợ nhưng vẫn chưa chuẩn bị đủ cho bữa cơm gia đình. Đó có lẽ là tình trạng mà rất nhiều chị em đang gặp phải. Hãy cùng Money Lover tìm hiểu các mẹo đi chợ tiết kiệm hiệu quả cho gia đình.

1. Kiểm tra tủ lạnh trước khi đi chợ

Việc kiểm tra tủ lạnh trước khi đi chợ sẽ biết được trong nhà còn những gì và có thể lấy ra sử dụng cho những ngày tới hay không? Có thể kết hợp những thực phẩm hiện có trong tủ lạnh với các nguyên liệu mua thêm để chế biến thành món mới cho bữa ăn.

Điều này vừa giúp tiết kiệm tiền đi chợ, tránh lãng phí vì thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ bị hỏng.

Xem thêm: 5 Tuyệt chiêu đi chợ hàng ngày đảm bảo tiết kiệm tiền ăn đáng kể

2. Lên danh sách đồ cần mua

Mẹo đi chợ tiết kiệm thứ hai là biết rõ những vật dụng cần mua.  Việc lên trước danh sách những nguyên liệu cần mua sẽ giúp ích trong việc đảm bảo thực đơn, tránh dư thừa thực phẩm. Hơn nữa, việc này còn rút ngắn thời gian đi chợ.

Thực đơn bữa tối: rau muống luộc, thịt kho tàu, cà muối

3. Cân nhắc giá trước khi mua

Ngày nay, hàng hóa rất đa dạng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Cùng một loại thực phẩm, mỗi cửa hàng có thể có những mức giá khác nhau. Vì vậy, cần có sự cân nhắc trước khi mua để lựa chọn được thực phẩm tươi ngon với mức giá tốt.

Bên cạnh đó, nên tìm hiểu giá sản phẩm đã phù hợp với chất lượng hay chưa rồi mới quyết định mua.

Nếu đi mua thực phẩm và đồ dùng trong siêu thị nên xem bảng giá xung quanh trước khi quyết định mua. Thường những thực phẩm ở ngay tầm mắt sẽ có giá cao hơn so với những vị trí khác

4. Đừng ham thực phẩm giảm giá

Đây là chiêu kích cầu của rất nhiều cửa hàng khi có nhiều thực phẩm gần hết hạn sử dụng. Một số chị em có thói quen mua đồ khi thấy chúng được giảm giá mà không nghĩ đến việc liệu có sử dụng hết hay không. Điều này biến việc tiết kiệm khi mua hàng giảm giá thành lãng phí.

5. Dự trữ số lượng nhiều những đồ cần thiết

Sẽ tiết kiệm tiền nếu dự trữ sẵn trong nhà những đồ cần thiết và sử dụng hàng ngày như:

Cà chua và dưa leo: đây là hai thực phẩm mà chúng ta có thể ăn sống hoặc nấu chung với nhiều món ăn khác.

Hành tỏi: gia vị góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn và được sử dụng hầu như mỗi ngày. Bạn có thể yên tâm khi số lượng nhiều với giá rẻ vì nó bảo quản được lâu.

Dầu ăn, gia vị: luôn dự trữ sẵn trong nhà sẽ tiết kiệm thời gian đi lại nhưng không nên quá 3-6 tháng.

Trứng: món ăn dễ chế biến và phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên bảo quản 7-10 ngày nếu không sẽ bị hỏng hoặc giảm giá trị dinh dưỡng.

Cà chua và dưa leo là thực phẩm sử dụng nhiều trong các bữa ăn

6. Chế biến nhiều món ăn từ một nguyên liệu

Đây là một trong những mẹo đi chợ tiết kiệm được nhiều bà nội trợ áp dụng. Điều này giúp giảm được rất nhiều thời gian và chi phí khi mua sắm. 

Ví dụ khi mua sườn, có thể chia làm 3 phần: một phần sườn ram ăn ngày đầu tiên, cất lại hai phần kia để chế biến thành món sườn xào chua ngọt và canh sườn hầm cho hai ngày kế tiếp, hoặc dành cho hai bữa ăn khác nhau trong ngày.

7. Đi chợ đầu mối

Chợ đầu mối là nơi có nhiều loại thực phẩm với giá thấp hơn so với các chợ thông thường. Nhưng vì thực phẩm được đưa đến từ nhiều nguồn  khác nhau nên cũng cần cẩn trọng trong việc chọn lựa để đảm bảo an toàn.

Chợ đầu mối với nguồn thực phẩm đa dạng

8. Đi chợ đúng thời điểm

Nắm được thời gian mua thức ăn là điều mấu chốt. Nên tránh giờ cao điểm đi mua thức ăn. Ví dụ như trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Vì trong khoảng thời gian này người mua thức ăn tập trung nhiều nhất, giá thức ăn cũng đắt nhất.

Chúng ta có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi buổi trưa đi mua thức ăn, lúc này trên chợ có ít người, tiện cho việc lựa chọn thức ăn mà giá cả cũng sẽ ưu đãi hơn buổi sáng. Ngoài ra, sau 7 giờ tối đi mua thức ăn cũng là một lựa chọn không tồi. Thời gian này có không ít chủ cửa hàng chuẩn bị về nhà. Vì còn lại không nhiều thức ăn nên giá cả cũng ưu đãi nhất.

Nếu mua nhiều thức ăn ở một sạp hàng, nên mặc cả thật nhiều với chủ sạp. Tranh thủ chút ưu đãi trong tổng giá hoặc đơn giá. Tất nhiên, ưu tiên số một phải là thức ăn tươi.

9. Mang tiền vừa đủ

Lên trước danh sách món đồ cần mua, dự trù chi phí và mang vừa đủ số tiền đã tính toán là phương pháp hiệu quả để tiết kiệm tiền đi chợ.

Khi có nhiều tiền trong túi, mọi người sẽ chi tiêuthoáng  tay hơn, không kiểm soát chặt chẽ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự lãng phí và hao hụt ngân sách chi tiêu những ngày sau đó.

10. Lập ngân sách cho việc ăn uống

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình. Để quản lý chi tiêu hiệu quả, việc lập ngân sách cho việc ăn uống là hoàn toàn cần thiết. Dựa trên thu nhập của gia đình, lập một ngân sách cố định cho việc đi chợ.

Ví dụ: Một gia đình 4 người với thu nhập 15.000.000đ/tháng, ngân sách đi chợ là 3.600.000đ/tháng. Như vậy, việc chi tiêu dành cho bữa ăn hàng ngày của cả gia đình là khoảng 120.000đ.

Tính năng Lập ngân sách trên Money Lover

Sử dụng tính năng Lập ngân sách trên ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân Money Lover sẽ giúp bạn chủ động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Các khoản chi tiêu được báo cáo chi tiết hằng ngày để bạn theo dõi và quản lý.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây