Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình, có nên dự phòng quỹ đen?

0
2671

Cuộc sống gia đình sau hôn nhân thường gặp nhiều phiền toái và khó xử, nhất trong vấn đề chi tiêu và quản lý tiền bạc. Dưới đây là những nguyên tắc giúp bạn không mắc phải những sai lầm này.

Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình, có nên dự phòng quỹ đen?

→ Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm chi tiêu cho các gia đình trẻ

Nắm rõ tổng thu nhập hàng tháng

Rất dễ để biết chính xác thu nhập cố định hàng tháng của hai vợ chồng nếu đều là người làm công ăn lương. Nếu kinh doanh mua bán khó có thể xác định con số chính xác. Nhưng sẽ ước tính khoảng bao nhiêu dựa trên mức thu nhập trung bình từ những tháng trước đó.

Và hầu như hai vợ chồng ai cũng có một quỹ đen riêng cho bản thân, để phòng trừ cho những trường hợp cá nhân cần giải quyết. Nhưng bạn không nên để tiền quá nhiều vào quỹ đen vì chắc chắn đối phương sẽ xin nghi và gây bất hòa trong gia đình. Đây là một trong những nguyên tắc chi tiêu trong gia đình cần lưu ý.

Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình, có nên dự phòng quỹ đen?

→ Xem thêm: Hướng dẫn lên kế hoạch chi tiêu khoa học trong gia đình

Biết chính xác các khoản chi cố định hàng tháng

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho gia đình. Các khoản được coi là cố định hàng tháng như: tiền thuê nhà, điện nước, mạng internet, tiền ăn, chi phí học tập cho con, đi lại,…

Và đây chính là khoản nếu không có chúng, gia đình bạn sẽ rơi vào tình trạng khổ sở và khốn đốn. Vì thế, hãy lập kế hoạch và đặt hạn mức cho từng khoản này để đảm bảo chắc chắn những khoản này sẽ được thanh toán và số dư còn lại để chi và sử dụng cho vấn đề khác.

Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình, có nên dự phòng quỹ đen?
Ảnh minh họa- Nắm rõ các khoản chi tiêu cố định hàng tháng

Chẳng hạn, kế hoạch ngân sách hàng tháng của cả tháng:

  • Thuê nhà: 3 triệu
  • Điện nước + mạng: 500 ngàn
  • Đi lại: 400 ngàn
  • Ăn uống: 5 triệu
  • Học hành của con: 3 triệu

Như vậy, khi đã có ngân sách cho từng khoản cố định này. Bạn cần tính toán và chi tiêu sao cho cân đối và đảm bảo chỉ giới hạn trong ngân sách đã đặt ra.

Đồng thời, việc hoạch định ngân sách này giúp bạn vững tâm hơn về tài chính và không phải lo chạy vạy tiền bạc mỗi ngày vì thu- chi thiếu hụt. Ngoài ra, còn giúp tạo thói quen chi tiêu hợp lý trong sinh hoạt hàng tháng trong gia đình.

Phải có một khoản tiền tiết kiệm hàng tháng

Hãy cố gắng dành một khoản tiết kiệm hàng tháng để dự phòng cho tương lai hay giải quyết những sự cố hay rủi ro không may xảy ra.

Đây là một trong những điều tiên quyết mà bất cứ gia đình nào cũng nên thực hiện. Nếu hiện tại bạn không thể tiết kiệm, hãy thắt chặt chi tiêu và hạn chế tối đa với những khoản không cần thiết.

Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình, có nên dự phòng quỹ đen?
Ảnh minh họa- Nên tạo thói quen tiết kiệm hàng tháng

Chẳng hạn, thay vì ăn ngoài hàng bạn có thể tiết kiệm bằng cách nấu ăn tại nhà cho cả gia đình. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe của cả nhà.

Hay cắt giảm mua sắm đồ dùng cá nhân và gia đình khi không cần thiết, chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá mà có thể trước đây bạn đã phung phí quá nhiều.

Hãy tiết kiệm dựa trên thu nhập của cả gia đình. Thu nhập thấp thì tiết kiệm ít, thu nhập cao thì tiết kiệm nhiều. Và con số lý tưởng để trích một khoản dự phòng cho tương lai được các chuyên gia tài chính khuyến cáo là từ 10 đến 20% trên tổng thu nhập.

Ưu tiên cho nhu cầu cơ bản cho gia đình

Dù có tiết kiệm và cắt giảm như thế nào cũng không nên thắt chặt quá mức. Bởi điều này sẽ khiến mọi người trong gia đình cảm thấy không thoải mái và gò bó.

Với những khoản chi như ăn uống không nên thắt chặt bằng cách giảm chất lượng bữa ăn mà hạn chế ăn uống ngoài hàng bằng việc nấu ăn tại nhà. Nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng cho cả gia đình.  

Đừng nhầm lẫn giữa việc tiết kiệm và hà tiện chi tiêu. Đặc biệt với các khoản sinh hoạt phí trong gia đình, không thể thiếu. Và nên dành ưu tiên hơn là nhu cầu cá nhân bản thân.

Chẳng hạn, bạn muốn mua một chiếc váy một chiếc điện thoại mới. Nhưng có thể mức tài chính chưa dư giả để bạn muốn gì có lấy. Mà cần phải tính toán và cân nhắc sao cho việc chi tiêu và sinh hoạt phí trong gia đình được đặt lên hàng đầu.

Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình, có nên dự phòng quỹ đen?
Ảnh minh họa- Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình hơn là cá nhân

Cần có một người giữ tiền chung cho gia đình

Hầu hết trong các gia đình, người phụ nữ chính là “tay hòm chìa khóa”. Bởi mọi chi tiêu và lo lắng trong sinh hoạt gia đình đều do các chị em lo toan. Nhưng cũng không ít trường hợp “mạnh ai người ấy giữ”

Tức là, cả hai sẽ cùng chịu trách nhiệm chi tiêu trong gia đình. Tuy nhiên, điều này dẫn dễ đến tình trạng cãi vã, mâu thuẫn và xung đột về tài chính. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rạn nứt, thậm chí là ly tán trong mối quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Vì vậy, để tránh những mâu thuẫn này mỗi gia đình cần có người giữ tiền chung và tốt hơn hết hãy để các chị em phụ nữ là người chịu trách nhiệm lo toan và vun vén cho gia đình nhỏ của mình.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây