Bật mí phương pháp chi tiêu hợp lý giúp tiết kiệm nhiều tiền nhất

0
7164
chi tiêu hợp lý

Kiếm được tiền đã khó, giữ được tiền lại càng khó hơn. Do đó, muốn tiết kiệm tiền hiệu quả, cần có phương pháp chi tiêu hợp lý và khoa học.

1. Phân bổ chi tiêu hợp lý

Việc phân bổ nguồn tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là tổng thu nhập và mức chi tiêu trong gia đình.

Chi tiêu càng tiết kiệm, số tiền để dành được càng nhiều. Tương tự, càng kiếm được nhiều tiền, cơ hội tiết kiệm càng lớn.

Theo các chuyên gia tài chính, nên chia thu nhập thành 6 phần với các mục đích khác nhau. Mỗi phần sẽ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng ngân sách của cả gia đình.

Bảng phân bổ chi tiêu trong gia đình

STT Nội dung cần chi trả Tỷ lệ % tổng thu nhập
1 Chi trả việc ăn uống, sinh hoạt, chi phí khám bệnh định kỳ 45%
2 Mua sắm, giải trí 10%
3 Phát triển giáo dục, đầu tư học hành cho con cái và bản thân 15%
4 Tiết kiệm dài hạn 15%
5 Tiết kiệm ngắn hạn, đầu tư kinh doanh, thu lại lợi nhuận 10%
6 Tiếp khách, hiếu hỉ, cỗ bàn, giúp đỡ người thân. 5%
Tổng cộng: 100%

 

Ví dụ: Một gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 người con) có tổng thu nhập trung bình 10.000.000đ/tháng mà không cần thuê nhà.

Nếu phân bổ lượng tiền theo như định mức trên, các khoản chi tiêu sẽ được tính như sau:

STT Nội dung chi tiêu Số tiền
1 Chi ăn uống, sinh hoạt, khám bệnh định kỳ 4.500.000đ
2 Chi mua sắm, giải trí 1.000.000đ
3 Chi cho giáo dục, học hành của con cái 1.500.000đ
4 Tiết kiệm dài hạn 1.500.000đ
5 Tiết kiệm ngắn hạn, đầu tư làm giàu 1.000.000đ
6 Chi tiếp khách, hiếu hỉ, giúp đỡ người thân, bạn bè 500.000đ
  Tổng cộng: 10.000.000đ

 

Khi đã có kế hoạch chi tiêu hợp lý, cần tuyệt đối tuân thủ theo định mức đã đề ra. Tránh tiêu xài theo sở thích, lạm phát quỹ này sang quỹ khác.

2. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

Một trong những lý do khiến bạn nhanh hết tiền nhất chính là chi tiêu không có kế hoạch, làm mọi việc theo cảm tính hoặc theo sở thích.

Điều này chắc chắn sẽ làm bạn trở nên trắng tay. Kể cả khi bạn kiếm được nhiều tiền.

Hãy lên kế hoạch trước khi làm mọi việc. Với những mục tiêu lớn như mua nhà, xây nhà, mua xe… cần có kế hoạch dài hạn. Nên chuẩn bị tiềm lực tài chính chu đáo trước khi tiến hành kế hoạch.

Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, cũng nên tạo thói quen lập kế hoạch để đảm bảo chi tiêu hợp lý.

Thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra sẽ giúp bạn duy trì ngân sách hiệu quả. Hạn chế tình trạng bội chi vào cuối tháng.

Hãy lên thực đơn đi chợ cho cả gia đình trong một tuần. Dự trù số tiền cần chi để mua thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn theo đúng thực đơn đó.

Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được thời gian đi chợ. Đồng thời, không cần ngày nào cũng phải đau đầu suy nghĩ: “Hôm nay ăn gì?”

Tương tự, trước khi đi mua sắm, nên tạo một danh sách những món đồ mình cần. Thậm chí ước tính cả số tiền và cân nhắc về chủng loại. Tránh việc lãng phí tiền bạc cho những món đồ không cần thiết.

Ngoài ra, khi có ý định đi du lịch, nên lập kế hoạch từ trước 3 – 6 tháng. Bạn sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị tài chính và sắp xếp công việc trước khi bắt đầu chuyến đi.

Bên cạnh đó, lên kế hoạch sớm giúp bạn có cơ hội nhận nhiều ưu đãi, giảm giá từ các dịch vụ đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay…

Money Lover – ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới, sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu nhanh chóng và hiệu quả.

Với tính năng Lập ngân sách, dựa trên thói quen tiêu dùng của bản thân, bạn có thể tạo một ngân sách để chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Ứng dụng sẽ thường xuyên nhắc nhở về tiến độ chi tiêu của bạn, giữ cho các khoản chi luôn trong tầm kiểm soát.

Lập ngân sách trên ứng dụng Money Lover

» Tải miễn phí Money Lover cho Android TẠI ĐÂY

» Tải miễn phí Money Lover cho iOS TẠI ĐÂY

3. Chi tiêu hợp lý, hạn chế vay mượn

Bạn cần tập cho mình thói quen chi tiêu theo đúng số tiền mình kiếm được. Tránh vay mượn để phục vụ nhu cầu của bản thân.

Trước khi vay mượn, cần tính toán xem bạn có thể trả khoản nợ đó trong bao lâu? Lãi suất cao hay thấp?

Cần nhanh chóng trả nợ ngay khi có thể để tránh “lãi mẹ sinh lãi con”. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính cũng như các kế hoạch trong tương lai của bạn. Thậm chí có thể dẫn đến phá sản.

Đặc biệt, tuyệt đối nói “không” với dịch vụ cho vay nặng lãi. Nó sẽ nhanh chóng khiến gia đình bạn kiệt quệ kinh tế, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm.

chi tiêu hợp lý
Ảnh minh họa – Tuyệt đối không vay nặng lãi

4. Tránh xa các tệ nạn xã hội

Đã có rất nhiều gia đình rơi vào bất hạnh khi chồng hoặc vợ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, cá độ…

Bạn đi làm 1 tháng mới kiếm được vài triệu. Nhưng chỉ một lần cá độ bóng đá, bạn có thể mất hàng trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ. Lúc này chỉ còn cách bán đất, bán nhà mới có thể thanh toán được nợ, chứ đừng mơ tới việc có tiền tiết kiệm.

Các tệ nạn xã hội không chỉ làm suy kiệt kinh tế mà còn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Vợ chồng ly tan, con cái rơi vào tình trạng khốn khổ, không cha không mẹ.

5. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện

Hóa đơn tiền điện hàng tháng giảm bớt đồng nghĩa với việc quỹ tiết kiệm sẽ tăng lên. Do đó, cần thay đổi thói quen sử dụng điện sao cho tiết kiệm mà vẫn hiệu quả.

Nên thay thế đồ điện trong nhà bằng các thiết bị tiết kiệm điện. Bằng cách này, số tiền điện phải đóng hàng tháng sẽ được giảm đi đáng kể.

Các thiết bị tiết kiệm năng lượng thường có giá cao nhưng tuổi thọ dài hơn. Quan trọng, chúng chỉ tiêu hao 10% năng lượng so với thiết bị thông thường.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cài đặt các thiết bị cảm biến để tắt tự động khi không sử dụng.

 chi tiêu hợp lý
Ảnh minh họa – Nên thay thế đồ điện bằng các thiết bị tiết kiệm điện

6. Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết

Bớt một ly cà phê mỗi sáng, sử dụng phương tiện công cộng… là cách để cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

Hãy tạo cho mình thói quen cân nhắc kĩ lưỡng trước khi chi dùng bất cứ khoản nào dù là nhỏ nhất. Hoặc nghĩ đến các phương án thay thế tiết kiệm hơn.

Sau một thời gian, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy số tiền mình đã tiết kiệm được cho những khoản chi tiêu không cần thiết.

7. Săn hàng giảm giá

Vào những dịp cuối năm hoặc ngày lễ lớn, nhiều trung tâm mua sắm thường đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng. Nếu là một tín đồ mua sắm, đừng nên bỏ lỡ những dịp này.

Đây là cơ hội tốt để bạn có thể mua hàng tốt với mức giá ưu đãi, tiết kiệm cho gia đình một khoản tiền đáng kể. Nhưng cũng đừng vì thấy rẻ mà vội vàng mua những món đồ không cần thiết. Đó không phải tiết kiệm mà là lãng phí.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây