Sở hữu nhà riêng là mơ ước của không ít cặp vợ chồng trẻ hiện nay. Do đó, với số tiền tiết kiệm ít ỏi, nhiều người lựa chọn mua nhà trả góp để hiện thực hóa mong muốn của mình.

1. Mua nhà trả góp vừa túi tiền

Đừng vì sự hào nhoáng mà mua một căn nhà quá lớn hay quá đắt đỏ. Mua căn nhà có giá trị vượt quá khả năng chi trả thực tế sẽ khiến tài chính của gia đình gặp nhiều khó khăn. Thậm chí là nợ nần chồng chéo.

Cần dựa vào số lượng thành viên, mục đích sử dụng để lựa chọn căn nhà phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Tránh lãng phí. 

Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, nên chọn căn nhà mà chi phí cho nó không quá 30% thu nhập hàng tháng. Tức là số tiền trả ngân hàng mỗi tháng, cộng thêm các chi phí dịch vụ, bảo hiểm, cải tạo căn nhà không nên vượt quá 30% tổng thu nhập.

Theo quy tắc 28/36, không nên dành quá 28% thu nhập hàng tháng cho chi phí nhà ở. Không dành quá 36% thu nhập hàng tháng cho việc thanh toán các khoản nợ. 

Trên thực tế, nếu tỷ lệ nợ trên thu nhập vượt quá giới hạn, ngân hàng sẽ tính lãi suất cao hoặc không cho vay.

Vì vậy, cần chọn căn nhà có giá trị phù hợp với khả năng thanh toán của bản thân. Tránh việc vay nợ quá nhiều, dễ phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực về tiền bạc trong gia đình.

→ Xem thêm: Tiền ít, nên mua căn hộ hay nhà đất giấy tờ vay tại TP.HCM?

2. Dự tính chi phí khi sống trong nhà mới

Nếu có ý định mua chung cư, cần tìm hiểu rõ các chi phí sống tại đây như giá điện, nước, phí quản lý… để lựa chọn căn hộ phù hợp với điều kiện của mình. 

Các khu chung cư cao cấp luôn có mức giá dịch vụ cao hơn nhiều so với chung cư bình dân. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua nhà. Hãy đảm bảo rằng thu nhập của gia đình đủ để thanh toán các khoản phí định kỳ này.

mua nhà trả góp
Ảnh minh họa – Tìm hiểu các chi phí dịch vụ khi sống tại chung cư

→ Xem thêm: Mua nhà chung cư phải đóng những loại tiền gì?

3. Điểm tín dụng tốt

Điểm tín dụng là yếu tố rất quan trọng để ngân hàng duyệt các khoản vay hoặc làm thẻ tín dụng cho bạn. 

Cụ thể, điểm tín dụng là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số càng cao, càng được đánh giá tốt.

Điểm tín dụng quyết định đến khả năng vay vốn cũng như hạn mức tín dụng mà ngân hàng có thể giải quyết khi bạn có nhu cầu. Điểm tín dụng thấp sẽ ảnh hưởng đến các lần vay tiếp theo.

Vì vậy, trước khi vay mua nhà, cần nắm rõ tình trạng tài chính của bản thân để đảm bảo rằng bạn sẽ được ngân hàng chấm điểm tín dụng tốt.

Ở Việt Nam, các ngân hàng thường đánh giá điểm tín dụng dựa trên các yếu tố như:

  • Thu nhập
  • Mức nợ hiện tại
  • Uy tín cá nhân
  • Điểm trung thực
  • Định danh cá nhân…

(*) Bảng xếp hạng điểm tín dụng cá nhân:

Tổng điểm tín dụng Xếp hạng nhóm Lãi suất vay
Từ 150 – 321 Rủi ro rất cao (E) Không đủ điều kiện vay
Từ 322 – 430 Rủi ro cao (D)
Từ 431 – 569 Rủi ro trung bình (C) Tương đối cao
Từ 570 – 679 Rủi ro thấp (B) Lãi suất vay thấp, được ưu đãi
Từ 680 – 750  Rủi ro rất thấp (A)

 

Để duy trì điểm tín dụng tốt, cần đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Hạn chế vay tiền từ nhiều tổ chức.
  • Vay thường xuyên hơn từ các tổ chức cố định và trả đúng hạn.

4. Chọn tỷ lệ vay mua nhà trả góp hợp lý

Nếu tỷ lệ thanh toán càng nhỏ, khoản vay càng lớn thì lãi suất càng cao, xác suất duyệt vay cũng khó hơn.

Thông thường, 30% là tỷ lệ vay hợp lý để mua nhà trả góp. Nếu thấp hơn, khoản vay đó không thực sự tối ưu. Trừ khi đó là khoản vay ngắn hạn. 

Nếu số tiền vay mua nhà vượt quá 30%, có thể khiến bạn gặp nhiều áp lực tài chính như: chi tiêu trong gia đình bị bó hẹp, lãi suất vay tăng cao, nợ nần chồng chất… 

Toàn bộ thu nhập bạn có được đều dùng để trả nợ mua nhà. Không còn đủ tiền để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính khác. 

mua nhà
Ảnh minh họa – Không nên vay quá 30% giá trị căn nhà

5. Thời gian vay càng dài càng tốt

Nên chọn các gói vay có thời gian vay càng dài càng tốt. Thông thường, nếu vay trên 5 năm, mức lãi suất sẽ như nhau.

Do đó, nên chọn thời gian vay dài nhất có thể để giảm số vốn gốc hàng tháng xuống thấp nhất.

→ Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm 300 triệu mua nhà trả góp trong 5 năm dễ dàng

6. Lãi suất thả nổi khi mua nhà trả góp

Với các khoản vay ngân hàng, số tiền vốn cố định nhưng lãi suất thường bị thả nổi. Các ngân hàng thường áp dụng biên độ thay đổi lãi suất định kỳ 6 – 12 tháng/lần.

Ban đầu, mức lãi suất sẽ rất hấp dẫn, khoảng 8,5 – 9%/năm. Nhưng chỉ áp dụng trong 6 – 12 tháng đầu. Từ tháng 13 trở đi, lãi suất sẽ bị điều chỉnh, tăng thêm khoảng 4%. 

Vay mua nhà được xem như một khoản vay tiêu dùng nên mức lãi suất thường khá cao. Do đó, trước khi ký hợp đồng, cần xem xét kỹ lưỡng mức lãi suất cho các năm sau đó.

Bên cạnh đó, nên có sự chuẩn bị để chủ động đối phó với “bẫy” lãi suất thả nổi khi vay mua nhà. Hãy ước tính giả tính định rằng lãi suất có thể tăng lên 30%. Đồng thời lường trước một số chi phí bất ngờ có thể phát sinh.

Như vậy, sau khi trừ chi phí sinh hoạt hàng tháng, số tiền còn lại phải đảm bảo bằng 150% số tiền lãi phải trả ngân hàng.

Giả sử, hàng tháng bạn phải trả ngân hàng 7.000.000 đồng. Vậy bạn cần có số tiền 10.500.000 đồng để phòng trường hợp lãi suất có thể tăng đột ngột.

mua nhà trả góp
Ảnh minh họa – Đặc biệt lưu ý vấn đề lãi suất khi xem hợp đồng

7. Duy trì thu nhập ổn định

Đây là một trong những yếu tố quyết định khi mua nhà trả góp. Thu nhập ổn định sẽ tạo cơ sở tài chính vững vàng để bạn trả nợ ngân hàng. 

Bên cạnh đó, nên tìm cách tăng thu nhập để tài chính gia đình được cải thiện hơn. Bạn có thể chi tiêu thoải mái hơn. Hoặc dành được nhiều tiền hơn cho việc trả nợ ngân hàng.

Ngoài giờ hành chính, có thể lựa chọn một số việc làm thêm với giờ giấc linh hoạt như gia sư, lái taxi, bán hàng online…

Nếu chăm chỉ làm việc, bạn sẽ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ mỗi tháng. Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe của bản thân. Đừng vì quá mải mê kiếm tiền mà bỏ qua vấn đề này.

→ Xem thêm: 10 cách đơn giản để tăng thu nhập tại nhà chỉ với laptop

8. Mua bảo hiểm nhà ở

Việc này giúp đảm bảo những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra với ngôi nhà của bạn. Phí bảo hiểm không cao, chỉ khoảng 0,14% giá trị căn nhà.

Ví dụ, căn nhà của bạn trị giá 2 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm sẽ khoảng 2,8 triệu đồng mỗi năm.

Chẳng hạn, với sản phẩm Bảo hiểm nhà tư nhân của Bảo Việt, quyền lợi và biểu phí bảo hiểm được quy định như sau:

(I) Bảo hiểm ngôi nhà (Thời hạn: 1 năm)

 

(II) Bảo hiểm tài sản bên trong (Thời hạn: 1 năm)

9. Tìm hiểu môi trường xung quanh

Khi mua nhà, ngoài nội thất, tiện nghi trong ngôi nhà, cần quan tâm đến hạ tầng thiết yếu xung quanh như bệnh viện, trường học, siêu thị, đường xá…

Không nên coi nhẹ vấn đề này. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của gia đình bạn sau này. Tốt nhất nên chọn lựa nơi ở có vị trí thuận lợi, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của các thành viên trong gia đình. 

Môi trường sống tốt không chỉ tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt, mà còn có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này khi lựa nhà ở.

10. Lập kế hoạch tài chính cụ thể sau khi mua nhà trả góp

Nợ nần luôn khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi khi phải suy nghĩ quá nhiều về chuyện tiền bạc. Nhưng đó cũng sẽ là động lực để bạn làm việc chăm chỉ hơn. 

Để trả nợ nhanh nhất, ngoài việc tăng thêm các nguồn thu nhập phụ, cần tạo thói quen chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng phí. 

Sau khi mua nhà, hãy lên kế hoạch tài chính để sắp xếp, quản lý các khoản thu chi trong gia đình một cách hợp lý. Việc này sẽ giúp cân đối chi tiêu khoa học.

Trước tiên, cần lập ngân sách chi tiêu trong gia đình theo tuần hoặc tháng. Bước này giúp việc chi tiêu, tiết kiệm được lên kế hoạch rõ ràng, đạt hiệu quả hơn.

Các khoản chi được phân chia thành từng mục như ăn uống, tiết kiệm, trả nợ…với số tiền nhất định. Việc bạn cần làm là kiểm soát và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.

Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu mua sắm của bản thân, mỗi người sẽ có cách phân chia ngân sách phù hợp cho riêng mình. Tuy nhiên, phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và tiết kiệm hàng tháng.

→ Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách cá nhân để đạt mục tiêu tài chính

Quy tắc 50/30/20

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

Ví dụ, với thu nhập 20 triệu đồng/ tháng, bạn có thể chia ngân sách như sau: 10 triệu đồng dùng cho các chi tiêu thiết yếu; 6 triệu đồng dành để chi tiêu cá nhân và 4 triệu còn lại để tiết kiệm và trả nợ.

Phương pháp Kakeibo

Ngoài ra, có thể cân nhắc lựa chọn cách chia ngân sách theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được chia vào 4 phong bì:

  • Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn…
  • Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…
  • Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…
  • Chi phí phát sinh: sửa xe, ốm đau…

Nếu tiêu hết tiền trong một danh mục nào đó, bạn có thể lấy tiền từ phong bì khác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ còn ít tiền hơn để tiêu cho danh mục đó. Vì vậy, cần tính toán chi tiêu hợp lý để đảm bảo ngân sách đã đặt ra.

Phương pháp 50/50

Đơn giản hơn, bạn có thể chia thu nhập thành 2 phần. Một phần dùng để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại dành để tiết kiệm.

Tóm lại, lập ngân sách càng cụ thể, rõ ràng, việc quản lý tiền bạc sẽ càng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Khoản nợ mua nhà sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu bạn duy trì kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm một cách khoa học.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây