Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được hàng triệu người trên thế giới áp dụng thành công

0
1234

Quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ giúp bạn có cuộc sống dễ dàng và thuận lợi hơn, sẵn sàng đối mặt với nhiều tình huống rủi ro.

Dừng ngay những suy nghĩ sai lầm

Nhiều người cho rằng tôi sẽ quản lý tài chính cá nhân khi tôi có nhiều tiền, đây chính là một sai lầm đối với những ai đang chủ động về tài chính.

Bởi nếu như bạn không biết cách để quản lý tốt những gì bạn đang có thì bạn sẽ chẳng có thêm hay mở rộng thêm cái gì nữa cả.

Bên cạnh đó cũng có những người lập luận rằng việc quản lý tài chính khiến bản thân cảm thấy bị mất tự do. Thế nhưng nếu không có đủ tài chính, vậy làm thế nào để thực hiện những ước mơ lớn hơn, những mục tiêu dài hạn hơn.

Chính vì thế, tạo thói quen quản lý tài chính cá nhân là một điều vô cùng hữu ích.

1. Đặt ra những mục tiêu quá cao

Đầu tháng, bạn đặt ra mục tiêu cắt giảm đến 40% các hoạt động chi tiêu của mình thế nhưng khi nắm chắc tài chính trong tay và cân đối lại, bạn cảm thấy con số này không thể thực hiện được vì ngoài khả năng, từ đó bạn bỏ cuộc và không tuân thủ theo mục tiêu tiết kiệm tài chính nữa.

2. Không có con số cụ thể

Bạn chỉ đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền nhưng lại không đưa ra được con số cụ thể là bao nhiêu tiền khiến bạn không nghiêm chỉnh thực hiện và làm giảm mục tiêu tài chính.

3. Không ghi chép cụ thể chi tiêu

Nếu không ghi chép cụ thể các khoản chi tiêu trong ngày, bạn khó lòng có thể nắm được tình hình tài chính của bản thân và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm chi tiêu.

Ảnh minh họa –  Quản lý tài chính cá nhân giúp mọi người chủ động chi tiêu

4. Không quản lý dòng tiền

Không quản lý dòng tiền khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn vì đôi khi bạn phải lựa chọn giữa việc tiết kiệm tiền với việc tiêu tiền cho việc quan trọng tại một thời điểm nào đó.

Phương pháp quản lý tài chính hiệu quả

Thông thường, sẽ có hai kiểu người khi thực hiện kế hoạch tiết kiệm tài chính cá nhân như sau:

  • Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập – Chi phí
  • Người giàu: Chi phí = Thu nhập – Tiết kiệm

Mỗi tháng, hãy cộng tất cả các khoản thu nhập của bạn lại bao gồm lương cứng và thu nhập thêm để phân bố đều cho 6 loại quỹ khác nhau. Hãy phân chia đều các quỹ để thực hiện việc tiết kiệm hiệu quả.

1. Dành 10% thu nhập cho quỹ tự do tài chính

Đối với nguồn quỹ này, bạn có thể thực hiện một số kênh để đầu tư như: Ngân hàng, cổ phần công ty hay cho vay. Có thể với bạn nó là mức đầu tư rất nhỏ thôi, nhưng trên thực tế nếu có thể thực hiện một phép tính bạn sẽ thấy số tiền này trên thực tế không hề nhỏ chút nào.

Với mức thu nhập mỗi tháng của bạn là 5.000.000 đồng, 10% là 500.000 đồng, nếu bạn tiết kiệm 600.000 đồng trong 30 năm với lãi suất 8%/ năm thì bạn sẽ có 700 triệu đồng, với mức lãi suất 15%/ năm bạn sẽ có 2 tỷ 800 triệu đồng, từ đó bạn có thể thấy được số tiền khủng mà bạn có được sau khi thực hiện tiết kiệm mỗi tháng.

Hãy coi như đây là khoản tiền bất di bất dịch, đừng bao giờ lấy số tiền đó ra để làm gì, ngoại trừ hai việc trên.

2. Quỹ tiêu dùng dài hạn 10%

Quỹ này bạn có thể dùng để trả các khoản nợ. Nếu không có nợ hãy dùng nó để mua những món đồ xa xỉ như xe, điện thoại, quần áo, mỹ phẩm…

3. Quỹ giáo dục 10% thu nhập

Hãy dùng số tiền này để đầu tư cho việc học như học thêm về chuyên môn, học ngoại ngữ hay mua sách để trở thành một người hoàn hảo hơn.

4. Quỹ hưởng thụ 10% thu nhập

Đây là quỹ để phục vụ cho hoạt động ăn chơi với mục tiêu: tiêu hoành tráng, tiêu hết sạch. Bạn cần rạch ròi quỹ này trong kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.

Quỹ này giúp kích thích phần Con trong con người bạn phát triển. Đừng ăn chơi ở những chỗ bình thường, hãy đến những nơi hoành tráng nhất để tiềm thức của bạn được kích thích tối đa, thế nhưng nên nhớ chỉ dành 10% cho quỹ này thôi nhé!

5. Quỹ chia sẻ 5% thu nhập

Đây là quỹ để cho đi, hãy dùng quỹ này để mua quà hay chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

6.  Quỹ tiêu dùng thiết yếu 55% thu nhập

Đây chính là quỹ mà chúng ta dùng để sống và để trả các khoản chi tiêu. Tất cả những khoản ăn uống, thu nhập chúng ta đều lấy từ quỹ này. Mục đích là để duy trì cuộc sống một cách tốt nhất.

Với việc phân chia rạch ròi từng loại quỹ, việc quản lý tài chính cá nhân sẽ trở nên đơn giản và hữu ích hơn, giúp bạn có thể làm chủ tài chính của mình một cách tốt nhất.

Xem thêm: Chưa hết tháng đã hết tiền? Đây là giải pháp dành cho bạn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây