Chuyện tiền bạc là một phần quan trọng bậc nhất trong bất kỳ gia đình nào. Những rắc do chuyện tiền bạc gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên các mối quan hệ nhiều hơn bất cứ điều gì.

Làm thế nào để quản lý tài chính sau kết hôn

Chữ “M” không chỉ đứng hạnh phúc trong từ “Marriage”. Mà nó còn xuất hiện một cách lạnh lùng trong từ “Money”.

Chuyện tiền bạc là một phần quan trọng bậc nhất trong bất kỳ mối quan hệ nào. Thậm chí, trong nhiều trường hợp chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc mối quan hệ đó còn duy trì, tồn tại được hay không?

Những cặp vợ chồng có xu hướng giao tiếp, trò chuyện thoải mái cùng nhau thường ít hoặc không có khoản nợ nào. Tương tự, những cặp không chi tiêu nhiều hơn số họ kiếm ra sẽ có xu hướng luôn vui vẻ và có mối quan hệ bền vững hơn.

Ngược lại, các gia đình thường xuyên phải đấu tranh với các vấn đề tài chính thường gia tăng sự căng thẳng và có xu hướng khó chịu trong mối quan hệ của mình.

Một số mẹo giúp tình hình tài chính luôn khoẻ mạnh

Giữ cho việc quản lý tài chính luôn tốt đẹp trong một mối quan hệ, sẽ bao gồm việc học cách chi tiêu, kiểm soát tiền bạc một cách khôn ngoan. Sử dụng kỹ năng giao tiếp và quản lý xung đột. Tiếp theo đó, là xây dựng và duy trì sự tin tưởng với người bạn đồng hành cùng mình.

1. Xác định thói quen và thái độ với tiền bạc

Bạn và nửa kia sẽ có nhiều phương án tích cực khi thảo luận hoặc xử lý các xung đột về tiền bạc nếu cả hai đều có sự thấu hiểu lẫn nhau về thói quen, thái độ với tiền bạc.

2. Ưu tiên chi tiêu và sống trong ngân sách cho phép

Hãy tận hưởng cuộc sống của riêng bạn nhưng trong phạm vi bạn có thể kiểm soát được. Chỉ cần mọi chi tiêu bạn cần ít hơn số tiền bạn kiếm được.

Để làm điều này, hai vợ chồng hãy ngồi xuống và thảo luận cùng nhau về những nhu cầu cần thiết trong gia đình so với những điều mong muốn.

→ Mẫu lập ngân sách và quản lý thu chi cho cá nhân, hộ gia đình

3. Kiểm soát và giảm chi phí xuống khi theo dõi ngân sách

Trước tiên, hãy xác định cẩn thận tất cả các chi phí trong gia đình bạn cần trong một khoảng thời gian cụ thể, một tuần hoặc một tháng. Sau đó, tìm cách giảm thiểu các chi phí này xuống.

4. Tránh các khoản nợ và quản lý các khoản vay thận trọng

Lựa chọn loại thẻ tín dụng có lãi suất và các khoản phí thấp nhất có thể. Nếu bạn có nợ từ thẻ tín dụng hoặc các khoản vay khác, hãy cố gắng trả một ít hàng tháng vào khoản có lãi suất cao nhất.

→ Bạn mất gì khi sử dụng thẻ tín dụng? 

5. Có điểm tín dụng tốt

Trả các hoá đơn đúng hẹn để có lịch sử tín dụng tốt. Điều này sẽ giúp ích để bạn dễ được chấp nhận hơn khi cần vay ngân hàng một khoản tiền.

Lãi suất ngân hàng đưa ra cho những người có điểm tín dụng tốt cũng dễ chịu hơn những người khác vì họ biết rằng, bạn không gây ra nhiều rủi ro và luôn đúng hạn.

6. Sử dụng dịch vụ ngân hàng

Mở tài khoản ngân hàng và tài khoản tiết kiệm. Một tài khoản ngân hàng cho phép bạn kiểm tra trực tiếp tiền gửi. Bạn không phải trả tiền để kiểm tra hoặc lo lắng về việc tiền sẽ bị mất hay ăn trộm.

Bạn thậm chí có thể thanh toán các hoá đơn qua dịch vụ trực tuyến. Mọi thứ đều được bảo mật và an toàn chỉ với một khoản phí rất nhỏ hàng tháng.

Bạn sẽ có một nơi an toàn để giữ những tài liệu quan trọng như chứng nhận có điểm uy tín xã hội cao, các khoản an sinh xã hội khác dựa trên lịch sử giao dịch và tài khoản của bạn.

7. Tránh xa các dịch vụ cho vay theo ngày và tiệm cầm đồ

Những dịch vụ này sẽ lấy của bạn một khoản lãi suất khá cao. Thậm chí, trong trường hợp bạn không thể trả các khoản vay đúng hạn, những khoản phí đi kèm sẽ vô cùng “cắt cổ”.

Nhiều trường hợp đặt vào các cửa hàng cầm đồ những vật có giá trị chỉ để vay một khoản tiền nhỏ. Nhưng nếu không trả tiền đúng hạn, khả năng cao là bạn sẽ mất trắng món đồ quý giá đó mà chỉ nhận lại được một khoản không tương xứng.

8. Xây dựng Quỹ khẩn cấp

Cố gắng tự xây dựng cho bản thân và gia đình một quỹ khẩn cấp để đề phòng những tình huống phát sinh không mong đợi. Các ngân hàng đều cho phép tự động trích một khoản tiền lương vào tài khoản tiết kiệm hàng tháng.

Bằng cách này, bạn sẽ không cảm thấy căng thẳng khi các thành viên trong gia đình bị đau ốm hoặc hỏng xe. Bởi vì, bạn luôn sẵn sàng các phương án dự phòng cho các tình huống xấu nhất.

9. Đặt mục tiêu

Cùng bàn luận với vợ/chồng bạn về những thứ tự tài chính ưu tiên trong cuộc sống. Sẽ có nhiều mục tiêu khác nhau bạn có thể hướng đến trong tương lai.

Nhưng hãy bắt đầu với những mục tiêu nhỏ như viết ra ngân sách hàng tháng của gia đình. Kế đến là tạo quỹ khẩn cấp hoặc trả hết nợ cho một khoản vay.

Tất cả mọi người đều cần biết cách quản lý chuyện tiền bạc. Có kỹ năng quản lý tài chính tố có thể giúp bạn và gia đình xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và vững chắc hơn cùng nhau.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây