Có nên tham gia đầu tư tài chính khi tích lũy một khoản tiền 200 – 300 triệu đồng? Đầu tư như thế nào là an toàn và hiệu quả đối với dân văn phòng? 

Đầu tư tài chính

Bước 1: Xây dựng mục tiêu tài chính tương lai   

Để quản lý tiền bạc hiệu quả cũng như thực hiện những dự định trong tương lai. Bạn cần nắm rõ các khoản thu và kiểm soát chi tiêu hàng tháng. 

Lơ là trong việc quản lý tiền bạc, kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, không có kế hoạch chi tiêu cụ thể… Là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chi tiêu quá đà, tiền không cánh mà bay.

Vậy làm thế nào để quản lý tiền bạc hiệu quả?

Đặt ra những mục tiêu tài chính là phương pháp tốt nhất để kiểm soát dòng tiền.

Lập ngân sách chi tiêu càng sớm, việc quản lý thu – chi và hiện thực hóa các mục tiêu tài chính tương lai càng trở nên dễ dàng hơn. 

Dưới đây là một vài gợi ý để xác định mục tiêu, giúp bạn chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư trong tương lai: 

  • Trong 1 năm tới bạn cần gì? 
  • Cần bao nhiêu tiền để tích lũy? 
  • Kế hoạch tích lũy như thế nào? 

Tùy thuộc vào mục đích tài chính của mỗi cá nhân mà sẽ có mốc thời gian khác nhau. Có thể là 1 năm, 2 năm hay 3 năm…. Thời gian tham gia đầu tư nên tính dài hạn. 

Nên lấy thời gian làm căn cứ để xác lập mục tiêu. Bởi thời gian chỉ đi một chiều không thể quay lại cũng như không thể mua lại. Việc chuẩn bị mục tiêu càng sớm càng tốt. 

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Xác định mục tiêu tài chính càng sớm càng tốt

Bước 2: Phân bổ nguồn thu – chi hợp lý

Sau khi xác định mục tiêu tài chính tương lai, việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch chi tiêu và phân bổ thu – chi hợp lý. 

Việc phân bổ này giúp bạn kiểm soát đồng tiền chặt chẽ, nắm rõ tình hình tài chính của bản thân. Khi đó, dễ dàng thực hiện những mục tiêu tài chính tương lai. 

Dưới đây là một vài phương pháp quản lý tài chính, giúp phân bổ chi tiêu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: 

Phương pháp đơn giản hóa

Đây là phương pháp dành cho những cá nhân không muốn bị giới hạn tài chính quá chặt chẽ. 

Bạn có thể phân bổ tiền thành 2 phần bằng nhau cho các hoạt động chi tiêu hàng ngày như sau: 

  • 50% thu nhập cho các khoản thiết yếu hàng ngày, như: thuê nhà, điện nước, ăn uống, đi lại…
  • 50% dành cho các nhu cầu cá nhân: du lịch, giải trí, mua sắm…

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong việc quản lý chi tiêu, tránh tình trạng “kiếm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu”. Bạn nên cân nhắc và thực hiện bài toán sau trước khi áp dụng phương pháp này:

“Chi tiêu = Thu nhập – Tiết kiệm” 

Có nghĩa rằng, ngân sách chi tiêu hàng tháng chỉ được tính sau khi đã trừ đi một khoản tiết kiệm. 

Hàng tháng hãy cố gắng trích tối thiểu 10%/ tổng thu nhập cho khoản tiết kiệm hay quỹ dự phòng khẩn cấp.

Khoản này được tích lũy để thực hiện những mục tiêu tài chính tương lai như: đầu tư, mua nhà, mua xe… Hay dự phòng để giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống như: ốm đau, thất nghiệp…

Với mức thu nhập 12 triệu đồng/ tháng. Bạn có thể tính toán và phân bổ các khoản chi như sau:

Chi tiêu = Thu nhập – Tiết kiệm = 12 triệu – 1,2 triệu = 10,8 triệu đồng.

Như vậy, ngân sách chi tiêu hàng tháng chỉ còn 12 triệu đồng. Được phân chia như sau:

  • 50% ( 5,4 triệu đồng) dành cho các khoản cần thiết: thuê nhà, ăn uống…
  • 50% ( 5,4 triệu đồng) cho các khoản khác: giải trí, mua sắm…

Tùy thuộc vào cách chi tiêu và nhu cầu của mỗi cá nhân, có thể thay đổi để phù hợp. Có thể là 60% cho các khoản chi tiêu cần thiết và 40% cho những chi phí không cần thiết.

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Phân bổ chi tiêu theo phương pháp đơn giản hóa

Phương pháp 50/20/30

Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cách phân bổ ngân sách chi tiêu theo phương pháp 50/20/30 như sau:

  • 50% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu: thuê nhà, điện nước, ăn uống…
  • 20% thu nhập cho các mục tiêu như: trả nợ, tiết kiệm…
  • 30% cho các mục tiêu cá nhân như: giải trí, mua sắm,…

Với mức thu nhập 12 triệu đồng/ tháng, bạn có thể phân bổ:

  • 50% (6 triệu đồng) thu nhập dành cho các khoản chi thiết yếu: thuê nhà, ăn uống, điện nước, xăng xe…
  • 20% (2,4 triệu đồng) cho mục tiêu tiết kiệm, trả nợ…
  • 30% (3,6 triệu đồng) cho chi tiêu cá nhân như: mua sắm, du lịch, giải trí…

Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu mỗi người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy chúng cần thiết hơn là khoản chi chi tiêu cá nhân. 

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Phân bổ nguồn tiền theo phương pháp 50/20/30

Phương pháp phân bổ theo kế hoạch chi tiêu tháng

Là phương pháp lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tháng, ưu tiên hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn.

Hiểu một cách đơn giản, phương pháp phân bổ theo kế hoạch chi tiêu tháng là phương thức liệt kê những khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và những mong muốn tài chính trong tương lai. 

Việc lập kế hoạch chi tiêu tháng phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu ở từng thời điểm. Những mục tiêu này là khác nhau và có thể hoàn thành sau nhiều tháng. 

Giả sử, bạn có dự định sắm một chiếc máy tính mới vào 3 tháng tới. Bạn cần biết ngân sách để sở hữu chiếc máy tính đó. Lúc này, bạn cần cân đối thu – chi, tiết kiệm tiền để thực hiện mục tiêu sắp tới. 

Mọi dự định sẽ được hoàn thành nếu bạn có mục tiêu, xây dựng kế hoạch tài chính và nghiêm túc thực hiện. Chi tiêu tiết kiệm và khoa học từ những khoản chi nhỏ nhất, chiến lược tích tiểu thành đại luôn đem lại hiệu quả nếu bạn kiên trì. 

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa: Áp dụng phương pháp phân bổ chi tiêu theo tháng

Bước 3: Lập kế hoạch chuẩn bị tài chính 

Đầu tư tài chính không cần nguồn vốn quá nhiều, tùy thuộc vào các kênh đầu tư khác nhau và nhu cầu của mỗi người. 

Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Khi số vốn đầu tư càng lớn, lợi nhuận sẽ càng cao nếu đầu tư thành công. 

Việc chuẩn bị tài chính là điều cần thiết, giúp bạn chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư. Nếu không có kế hoạch, dự định tham gia đầu tư tài chính luôn bị trì hoãn. 

3.1. Ưu tiên lập quỹ dự phòng khẩn cấp

Chuyên gia tài chính khuyên rằng, trước khi quyết định tham gia đầu tư tài chính, bạn cần đảm bảo có một quỹ dự phòng khẩn cấp. 

Tại sao cần lập quỹ dự phòng khẩn cấp?

Quỹ này giúp bạn giải quyết những rủi ro như: xe hỏng, ốm đau, thất nghiệp… đảm bảo cuộc sống không gặp khó khăn và bế tắc. 

Ưu tiên tạo quỹ dự phòng khẩn cấp, thực hiện càng sớm càng tốt. Để đảm bảo không gặp áp lực và khó khăn trong cuộc sống khi không may có những rủi ro có thể xảy ra. 

3.2. Xác định thời gian đầu tư

Có nên tham gia đầu tư hay không? Luôn là bài toán khó đối với nhiều người và sẽ không có lời giải, nếu bạn chưa xác định được mục tiêu.

Trước khi quyết định tham gia đầu tư, bạn cần xác định chính xác những yếu tố sau :  

  • Có nên đầu tư toàn bộ số vốn đang có? 
  • Dành bao nhiêu % để đầu tư tài chính? 
  • Số vốn còn lại đầu tư cho những mục tiêu khác như thế nào?

Xây dựng kế hoạch tài chính là điều kiện cần để bạn vững vàng “chiến đấu” trên thị trường khốc liệt này. 

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Xác định mục tiêu tài chính trước khi quyết định đầu tư

Ngoài việc chuẩn bị tài chính, bạn cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra. 

Song song với số vốn đầu tư, thì thời gian đầu tư dài hạn hay ngắn hạn cũng là một trong những yếu tố mà nhà đầu tư cần quan tâm. Việc quyết định thời hạn đầu tư có thể dựa trên những căn cứ sau đây: 

  • Khi nào cần sử dụng số vốn đó? 
  • Lợi nhuận ước tính là bao nhiêu? 
  • Cần trong bao lâu? 
  • Mục đích là gì? 

Việc xác định thời gian rất quan trọng, giúp nhà đầu tư chủ động trong việc hoạch định kế hoạch đầu tư để đạt hiệu quả. 

Bước 4: Lựa chọn kênh đầu tư tài chính 

Hiện nay có khá nhiều kênh đầu tư tài chính, tùy thuộc vào mục tiêu cũng như nhu cầu của mỗi cá nhân mà có nhưng sự lựa chọn khác nhau. 

Dưới đây là một vài kênh đầu tư tài chính phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo: 

Đầu tư quỹ 

Quỹ đầu tư được hiểu là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận. Bạn không tham gia trực tiếp vào việc quyết định đầu tư, sẽ có các chuyên gia tài chính thay mặt để đầu tư. 

Hiểu một cách đơn giản, đầu tư quỹ chính là việc bạn góp vốn vào một công ty quỹ. Tại đây, các chuyên gia tài chính sẽ đầu tư vào các kênh khác nhau, dựa trên mục tiêu của nhà đầu tư.

Khi đó, nhà đầu tư sẽ nhận lợi nhuận khi đầu tư thành công và chỉ mất một khoản phí cho công ty quỹ. 

Đây là hình thức đầu tư an toàn, ít rủi ro so với các kênh đầu tư khác như: bất động sản hay đầu tư chứng khoán. 

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 25 công ty quản lý quỹ. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp như: 

  • Vinacapital
  • Vietcombank Fun: VCIF và VCBF
  • Hàng hóa Sài Gòn: FCA
  • Techcombak Fun: TCBF, TCIF, TCFF
Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Đầu tư quỹ là phương án đầu tư an toàn

Đầu tư chứng khoán 

Nhiều người thường quen gọi hình thức đầu tư này là “chơi chứng khoán”. Nhưng đây, hoàn toàn không phải là một cuộc chơi. 

Có thể hiểu, đầu tư chứng khoán là việc mua đi bán lại các giá trị như cổ phiếu; trái phiếu của các doanh nghiệp được phát hành trên thị trường để hưởng chênh lệch. 

Đầu tư chứng khoán bao gồm: 

  • Đầu tư cổ phiếu 
  • Đầu tư trái phiếu 

Đầu tư cổ phiếu có nghĩa là bạn sẽ mua cổ phần của một doanh nghiệp nào đó. Hay là việc đầu tư tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đó, sẽ hưởng lợi tức theo thỏa thuận giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp. 

Tương tự với hình thức đầu tư cổ phiếu, đầu tư trái phiếu là việc cho doanh nghiệp hay các tổ chức vay tiền.

Tờ trái phiếu chính là “phiếu nợ” của doanh nghiệp, sẽ được thanh toán vào một thời điểm cụ thể cùng số lãi đi kèm theo thỏa thuận. 

Bất động sản – Kênh đầu tư hấp dẫn 

Đây là hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn. Bởi khả năng sinh lời cao, nhưng đòi hỏi số vốn lớn cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Những năm gần đây, thị trường bất động sản phát triển mạnh tại các thành phố lớn. Nhiều nhà đầu tư rót vốn nhằm mục đích thắng lớn trên thị trường này. 

Với hình thức đầu tư bất động sản, nhiều người sẽ “phất” lên chỉ sau một đêm. Nhưng cũng có thể “trắng tay” chỉ sau một đêm. 

Nếu tham gia hình thức đầu tư này, bạn cần tìm hiểu thông tin chính xác về dự án đầu tư, nhà thầu, vị trí… 

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Bất động sản là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn

Mua vàng – Kênh đầu tư tài chính truyền thống 

Đây là hình thức đầu tư không cần quá nhiều vốn. Với những cá nhân có một khoản vốn nho nhỏ, không cần sử dụng trong thời gian dài có thể mua vàng để tích trữ. Tránh đồng tiền mất giá do lạm phát, khi giá cả cao có thể đem bán để hưởng chênh lệch. 

Với những cá nhân, hộ gia đình muốn tham gia đầu tư nhưng số vốn không có quá nhiều. Có thể cân nhắc lựa chọn hình thức đầu tư này. 

Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ không cao khi lựa chọn hình thức đầu tư này. Giá cả biến động theo thị trường, khó nắm bắt xu hướng và không tuân theo quy luật. 

Để đầu tư thành công, nhà đầu tư nên theo dõi thông tin giá cả thường xuyên. Lắng nghe dự báo giá cả vàng bạc từ các chuyên gia. 

Gửi tiết kiệm 

Nếu mua vàng là kênh đầu tư truyền thống thì gửi tiết kiệm là kênh đầu tư phổ biến. Bất kỳ ai cũng biết đến hình thức đầu tư này. 

Với những cá nhân muốn đầu tư an toàn mà vẫn có một khoản lợi nhuận thì đây là hình thức đầu tư phù hợp. 

Lãi suất gửi tiết kiệm sẽ căn cứ vào số tiền gửi, thời hạn gửi. Nếu thời hạn gửi càng dài thì mức lãi suất sẽ càng cao và ngược lại. 

Hiện nay, mức lãi suất tại các ngân hàng dao động từ 5,5% – 8,6% với thời gian gửi từ 3 đến 36 tháng. (Số liệu được cập nhật đến tháng 7/2019). 

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Gửi tiết kiệm là kênh đầu tư an toàn nhất

Bước 5: Quyết định đầu tư với số vốn 200 – 300 triệu đồng

“Sau nhiều năm đi làm, tôi đã tích góp được số vốn khoảng 200 – 300 triệu đồng. Tôi nên đầu tư như thế nào để thành công?”

Có lẽ đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt với dân công sở. Để tích lũy được con số này, không hề dễ dàng!

Vậy đầu tư như thế nào để hạn chế rủi ro và đem lại hiệu quả?

Dưới đây là một vài gợi ý về các cách thức đầu tư, lời khuyên từ chuyên gia tài chính Nghiêm Xuân Huy – CEO của strartup Finhay Money Lover đã có buổi trao đổi trực tiếp, với mục đích đem đến những thông tin hữu ích nhất cho người đọc về chủ đề đầu tư tài chính. 

Với số vốn này, chuyên gia tài chính khuyên rằng: nên chia nhỏ nguồn vốn vào các kênh đầu tư khác nhau. Tuyệt đối không nên bỏ chung trứng vào cùng một giỏ! 

Việc tích lũy một khoản tiền này là không dễ dàng, đặc biệt với dân công sở. Vì thế, cần phải cân nhắc kỹ càng.

Nên quyết định đầu tư dựa trên cơ sở kiến thức, cũng như sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư tài chính. 

Nếu bạn là người không am hiểu quá nhiều về kiến thức đầu tư. Có thể tham khảo cách phân bổ nguồn vốn như sau: 

  • 30% đầu tư trái phiếu 
  • 40% quỹ đầu tư 
  • 30% đầu tư cổ phiếu

Ưu tiên dành 40% quỹ đầu tư. Bởi, bạn không phải là người quá am hiểu hay nắm bắt thị trường chứng khoán một cách nhanh nhạy. Thì đầu tư quỹ là phương án an toàn nhất. 

Đầu tư trái phiếu được coi là an toàn hơn cổ phiếu. Bởi việc hoán đổi trái phiếu có tăng giảm, mua đi bán lại có chút lời. Khá bền vững khi nhận được lợi tức khi tới kỳ hạn. 

Cổ phiếu có yếu tố rủi ro cao hơn, có tính thanh khoản tốt hơn khi đầu tư bất động sản. 

Rủi ro cao song hành với tiềm năng lợi nhuận cao. Thời gian đầu tư nên dài hạn, tối thiểu từ 1 đến 3 năm. 

Đầu tư tài chính
Ảnh minh họa – Đầu tư quỹ là an toàn với những cá nhân chưa có kinh nghiệm trên thị trường đầu tư

Nếu bạn am hiểu kiến thức về đầu tư tài chính. Có thể phân bổ theo tỷ lệ như sau: 

  • 20% trái phiếu 
  • 40 – 60% cổ phiếu 
  • 20 – 40% quỹ đầu tư

Khi đó, tiềm năng lợi nhuận cao nhất sẽ là cổ phiếu, sau đó đến quỹ và trái phiếu. 

Khi có kiến thức về đầu tư tài chính, nắm bắt thị trường nhạy bén. Cùng với một chút may mắn bạn sẽ thu được nguồn lợi nhuận không hề nhỏ. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường đầu tư. Nếu có thể, tham khảo ý kiến từ những cá nhân; chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực để có lời khuyên chính xác nhất. 

Hy vọng rằng, những thông tin về lộ trình đầu tư dành cho dân công sở mà Money Lover giới thiệu. Dưới sự tư vấn của chuyên gia tài chính, sẽ giúp ích cho kế hoạch đầu tư tài chính của bạn đạt hiệu quả, hiện thức hóa những mục tiêu trong tương lai.  

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây