Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn?

0
903

Khi còn độc thân, bạn có thể mua sắm bất kỳ món đồ nào mình thích. Nhưng khi đã kết hôn, mọi quyết định chi tiêu của bạn phải phù hợp với mục tiêu chung của hai vợ chồng.

Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn?

Công khai tài chính với bạn đời

Trước khi kết hôn, các cặp đôi thường công khai nguồn thu nhập và tài sản đang sở hữu với nhau. Điều đó có nghĩa là họ không giấu giếm bạn đời của mình bất cứ điều gì.

Lương thưởng, các khoản nợ, đầu tư và các vấn đề tài chính khác sẽ tác động đến cả hai vợ chồng trong tương lai. Do đó, cả hai nên cùng nhau thảo luận cởi mở, thành thật về tiền bạc.

Cuộc thảo luận này sẽ giúp hai người hiểu rõ tình hình tài chính của nhau. Sau đó, thống nhất kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm phù hợp, nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt của gia đình.

Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn?
Ảnh minh họa – Không nên giấu giếm tình trạng tài chính với vợ/chồng

→ Xem thêm: 3 sai lầm về tiền bạc cần tránh khi kết hôn

Thảo luận về tiền bạc sau khi kết hôn

“Hãy cởi mở và thành thật với nhau. Dù là bất đồng quan điểm, đồng ý hay không đồng ý đều không quan trọng. Điều quan trọng là lắng nghe ý kiến đối phương, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hai mặt của vấn đề. Vì vậy hãy kiên nhẫn nghe hết ý kiến của bạn đời”, chuyên gia lập kế hoạch tài chính Katie Burke đưa ra lời khuyên.

Các cặp vợ chồng nên thống nhất với nhau trong việc mở tài khoản ngân hàng. Ai là người trả hoá đơn? Thu nhập của hai vợ chồng sẽ được chi tiêu như thế nào?

Tất cả các khoản chi tiêu và kế hoạch mua sắm đều cần công khai với nhau. Đặc biệt là các khoản chi lớn, cần bàn bạc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

→ Xem thêm: Bí quyết quản lý tài chính sau khi kết hôn

Tiết kiệm cho những mục tiêu lớn

Để có cuộc sống đầy đủ, các cặp vợ chồng thường đặt ra mục tiêu chung và cùng nhau cố gắng để đạt được điều đó.

“Hồi độc thân bạn có thể tiêu tiền theo cách riêng của bạn nhưng khi đã lập gia đình thì mọi quyết định chi tiêu của bạn phải phù hợp với mục tiêu chung của hai vợ chồng”, chuyên gia kế hoạch tài chính Pamela Capalad chia sẻ.

Vợ chồng bạn có muốn cùng nhau mua một ngôi nhà? Hay tiết kiệm để nuôi con cái? Cần tiết kiệm bao nhiêu cho tuổi già?… Đó là những mục tiêu chung để hai vợ chồng cùng nhau thực hiện để đảm bảo một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn?
Ảnh minh họa – Hai vợ chồng cùng thực hiện mục tiêu chung

→ Xem thêm: 6 bước lên kế hoạch mua nhà cho vợ chồng trẻ

Cùng chịu trách nhiệm

Các khoản chi tiêu chung như tiền thuê nhà hay thế chấp, mua sắm trang thiết bị, khoản tiết kiệm cho tuổi già… đều là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Thay vì phân chia trách nhiệm, cả hai nên cùng cố gắng giải quyết các vấn đề tài chính của gia đình.

Cùng nhau san sẻ trách nhiệm không chỉ giảm bớt gánh nặng cho đối phương, mà còn giúp tình cảm vợ chồng thêm gắn kết. Hai người sẽ biết sẻ chia, cảm thông cho nhau nhiều hơn.

Chi tiêu dưới khả năng có thể chi trả

Bạn có đủ tiền mua một ngôi nhà 1,5 tỷ đồng. Nhưng điều đó không có nghĩa ngôi nhà 1,5 tỷ đồng là lựa chọn phù hợp với gia đình bạn.

Dùng hết số tiền có được để mua một ngôi nhà sẽ khiến tài chính trong gia đình rơi vào cảnh thiếu hụt. Chi phí sinh hoạt, các kế hoạch tiết kiệm, mục tiêu tài chính đều sẽ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, bạn cần có một khoản tiền dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp trong cuộc sống như ôm đau, thất nghiệp… Do đó, hãy cố gắng chi tiêu ít hơn mình có thể. Hoặc cố gắng kiếm nhiều tiền hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây