Tự do tài chính là mục tiêu của hầu hết mọi người hiện nay. Tự do tài chính là có đủ tiền chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư để thoải mái duy trì cuộc sống mà mình mong muốn. Không cần lo lắng về vấn đề tài chính khi về già hay gặp những rủi ro bất ngờ. 

Thực tế, không ít người thường xuyên gặp áp lực về tiền bạc do chi tiêu hoang phí, nợ nần,… Đó là cản trở lớn nhất khiến bạn rất khó đạt được tự do tài chính.

Tuy nhiên, nếu có thể duy trì tốt 12 thói quen dưới đây, tình hình tài chính của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

1. Đặt mục tiêu để đạt tự do tài chính

Nếu chỉ nói chung chung là tự do tài chính, mục tiêu này có lẽ hơi mơ hồ, rất khó để thực hiện. Vì vậy, hãy xác định rõ số tiền mà bạn muốn có trong sổ tiết kiệm, cuộc sống mà bạn hằng mơ ước.

Xác định mục tiêu càng sớm, càng cụ thể, khả năng thành công sẽ càng cao. Đây là bước đầu tiên cần làm nếu muốn đạt tự do tài chính.

Hãy đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cùng con số và thời gian rõ ràng. Từ đó, xây dựng kế hoạch tiết kiệm phù hợp để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đúng dự kiến.

Bạn sẽ không thể đạt được những gì mình mong muốn nếu không tự đặt ra mục tiêu và kế hoạch cho chính mình. Đừng trì hoãn, hãy nhanh chóng bắt đầu việc này ngay từ bây giờ! 

>> Xem thêm: 7 bước thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân đầy đủ nhất 2019

2. Lập ngân sách chi tiêu

Đây là bước không thể thiếu nếu muốn đạt tự do tài chính. Lập ngân sách sẽ giúp việc quản lý và kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn. Các khoản chi được phân chia rõ ràng với hạn mức cụ thể để bạn sử dụng một cách hợp lý.

Để có ngân sách chi tiêu hợp lý, trước tiên, cần theo dõi các khoản thu chi trong 3 tháng gần nhất. Từ đó, rút ra được hạn mức cần thiết cho từng khoản chi tiêu hàng tháng.

Một số phương pháp dưới đây có thể sẽ giúp bạn thiết lập ngân sách chi tiêu khoa học và hiệu quả:

Phương pháp 6 chiếc hũ

Với phương pháp này của T. Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:

  • 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,… 
  • 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
  • 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
  • 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
  • 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
  • 5% cho từ thiện

Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 20 triệu đồng, ngân sách sẽ được chia như sau:

  • Chi tiêu thiết yếu: 11.000.000đ
  • Giáo dục: 2.000.000đ
  • Tiết kiệm: 2.000.000đ
  • Chi tiêu cá nhân (hưởng thụ): 2.000.000đ
  • Đầu tư: 2.000.000đ
  • Từ thiện: 1.000.000đ

>> Xem thêm: 10 mẹo lập ngân sách chi tiêu đầy đủ nhất 2019

Quy tắc 50/30/20

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

Để lập ngân sách và theo dõi chi tiêu một cách thuận tiện, bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover.

Với Money Lover, bạn có thể dễ dàng tạo ngân sách chi tiêu theo từng danh mục với hạn mức nhất định. Các báo cáo thu chi được cập nhập hàng ngày, việc theo dõi và quản lý tiền bạc sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Ứng dụng sẽ thường xuyên nhắc nhở bạn về hạn mức chi tiêu để đảm bảo ngân sách đã đặt ra. Từ đó, giúp bạn chủ động hơn trong kế hoạch chi tiêu của bản thân.

Money Lover
Tính năng Lập ngân sách trên Money Lover

3. Trả hết nợ tín dụng

Thẻ tín dụng hoặc các khoản vay tiêu dùng lãi suất cao tương tự đều ảnh hưởng xấu đến khả năng đạt tự do tài chính của bạn. Do đó, hãy cố gắng thanh toán nợ tín dụng đầy đủ và đúng kỳ hạn để đảm bảo lãi suất không tăng.

Tốt nhất, nếu không thực sự cần thiết, nên tránh sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng. 

>> Xem thêm: Sử dụng thẻ tín dụng: Nên hay không?

4. Tiết kiệm tự động

Nếu bạn được trả lương qua tài khoản ngân hàng, hãy tạo thêm một tài khoản tiết kiệm online (trực tuyến) thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử.

Hằng tháng, một phần thu nhập của bạn sẽ tự động được trích sang tài khoản tiết kiệm. Với cách này, bạn sẽ không có cơ hội rút tiền và chi tiêu một cách thoải mái như trước kia.

Bên cạnh đó, nó giúp bạn tạo thói quen tiết kiệm định kỳ, nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính mà mình mong muốn. Hạn chế tiêu tốn tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.

Ngoài ra, hình thức tiết kiệm online sẽ giúp giảm bớt thời gian và công sức so với giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Tính an toàn cũng được đảm bảo hơn.

tự do tài chính
Ảnh minh họa – Tiết kiệm tự động tạo thói quen tiết kiệm định kỳ

5. Đầu tư để nhanh chóng đạt tự do tài chính

Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ nếu bạn chưa có khoản đầu tư nào. Bởi đầu tư là cách nhanh nhất giúp bạn đạt được tự do tài chính và trở nên giàu có.

Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của bản thân, có thể lựa chọn các kênh đầu tư như gửi tiết kiệm, cổ phiếu, ngoại tệ, bất động sản,…

Tuy nhiên, đầu tư luôn đi với rủi ro. Vì vậy, trước khi quyết định rót tiền vào bất kỳ kênh đầu tư nào, cần nghiên cứu và tính toán thật kỹ lưỡng.

Kênh đầu tư sinh lời càng cao, xác suất rủi ro sẽ càng lớn. Do đó, đừng vội vàng “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Nên chia số vốn vào nhiều kênh đầu tư khác nhau để giảm bớt rủi ro nếu thị trường biến động. Đồng thời khả năng sinh lời cũng cao hơn.

>> Xem thêm: Các kênh đầu tư cá nhân sinh lời HOT nhất 2019

6. Kiểm tra điểm tín dụng cá nhân

Điểm tín dụng là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số càng cao, bạn càng được đánh giá tốt. 

Mục đích của điểm tín dụng:

  • Quyết định khả năng vay vốn của khách hàng cũng như hạn mức tín dụng mà ngân hàng có thể giải ngấn nếu bạn có nhu cầu vay vốn.
  • Ảnh hưởng đến các lần vay tiếp theo của khách hàng nếu điểm tín dụng thấp hơn mức tối thiểu mà ngân hàng hàng có thể chấp nhận.

Điểm tín dụng được tính dựa trên: Lịch sử thanh toán nợ (35%), Các khoản nợ tín dụng (30%), Thời gian có lý lịch tín dụng (15%), Tín dụng mới (10%), Loại tín dụng (10%).

Tại Việt Nam, thang điểm tín dụng được quản lý bởi Trung tâm tín dụng CIC. Cụ thể như sau:

Tổng điểm tín dụng

Xếp hạng nhóm

Lãi suất vay

Từ 150 đến 321

Rủi ro rất cao (E) Không đủ điều kiện vay

Từ 322 đến 430

Rủi ro cao (D)

Từ 431 đến 569

Rủi ro trung bình (C)

Tương đối cao

Từ 570 đến 679

Rủi ro thấp (B)

Lãi suất vay thấp, được ưu đãi

Từ 680 đến 750

Rủi ro rất thấp (A)


Tuy nhiên, điểm tín dụng sẽ thay đổi nếu có ảnh hưởng của 3 nhóm tiêu chí sau: Số nợ và tình trạng, Lịch sử trả nợ, Lịch sử quan hệ tín dụng.

Do đó, cần kiểm tra điểm tín dụng cá nhân ít nhất 1 lần/năm để biết được tình trạng hiện tại của mình. Đồng thời đảm bảo không có sai sót trong các báo cáo tín dụng. 

Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu có nhu cầu vay ngân hàng. Hoặc có phương án kịp thời để cải thiện điểm tín dụng khi cần thiết.

tự do tài chính
Ảnh minh họa – Kiểm tra điểm tín dụng ít nhất 1 lần/năm

7. Trả giá (mặc cả)

Nhiều người thường ngại trả giá khi đi mua hàng vì sợ mọi người xung quanh đánh giá khác về mình. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm.

Trả giá là một trong những bí kíp giúp bạn tiết kiệm chi tiêu hiệu quả. Đặc biệt là khi mua sắm tại các sạp hàng ở chợ.

Mọi người thường có thói quen trả giá một nửa khi mua hàng. Điều này không phải không có lý. Bởi nhiều chủ hàng thường nói thách giá cao hơn nhiều so với thực tế. Việc trả giá sẽ giúp bạn không bị hớ khi mua hàng.

Tuy nhiên, khi trả giá, cần giữ thái độ lịch sự, vui vẻ để tránh ảnh hưởng đến hòa khí của hai bên. Lựa chọn mức giá hợp lý để thỏa thuận với người bán. Tránh đưa ra con số quá thấp khiến người bán khó chịu.

8. Bảo dưỡng đồ dùng định kỳ

Chi phí bảo dưỡng chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí thay thế. Do đó, việc bảo dưỡng đồ dùng trong nhà là rất cần thiết. Nó giúp kéo dài tuổi thọ đồ dùng, giảm bớt chi phí sửa chữa và thay mới.

Chẳng hạn, với các thiết bị điện máy, cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đồng thời, chú ý bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo sản phẩm luôn duy trì tốt, hạn chế hao phí điện năng.

Tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay mới đồ dùng trong nhà cũng đồng nghĩa bạn có thêm một khoản tiền không nhỏ dành cho các mục tiêu tài chính.

điện máy
Ảnh minh họa – Sử dụng và bảo dưỡng đồ dùng đúng cách

9. Sống dưới mức điều kiện tài chính của bản thân

Một cuộc sống tối giản, thanh đạm chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn một cuộc chạy đua về vật chất. 

Thực tế, nhiều người giàu có thường chọn lối sống giản dị thay vì sự xa hoa, phô trương của một người có tiền. Tất nhiên, họ rất vui vẻ và hài lòng với điều đó.

Trước tiên, nên thay đổi thói quen chi tiêu của bản thân. Thay vì mua những thứ bạn muốn, hãy mua những thứ bạn cần. Tránh lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.

Tuy nhiên, sống tiết kiệm không đồng nghĩa với keo kiệt. Cần phân biệt rõ hai vấn đề này để tránh nhầm lẫn và mắc sai lầm.

10. Tìm một cố vấn tài chính cá nhân

Nếu bạn không thể quản lý tốt các khoản đầu tư của mình, hãy cân nhắc việc thuê một cố vấn tài chính cá nhân. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để bạn hoạch định kế hoạch tài chính sao cho hiệu quả nhất.

Bạn sẽ được tư vấn chiến lược trong quản lý tiền mặt, kế hoạch đầu tư, bảo hiểm hoặc các lĩnh vực khác nhằm đạt được mục tiêu tài chính. Phân tích thông tin tài chính để xác định chiến lược nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính.

Họ giúp bạn kiểm soát các tài khoản và kế hoạch thường xuyên để xác định những thay đổi trong kinh tế hoặc hoạt động tài chính đang cần kiểm định. Việc quản lý danh mục đầu tư cũng được nhắc nhở cập nhật thường xuyên.

Bên cạnh đó, bạn còn được giải thích thông tin về tóm tắt tài liệu tài chính, báo cáo đầu tư hoặc dự đoán rủi ro, doanh thu tài chính.

tự do tài chính
Ảnh minh họa – Cố vấn tài chính giúp bạn lập kế hoạch tài chính một cách hợp lý

11. Cập nhật tin tức liên tục

Thị trường tài chính luôn biến đổi từng ngày, từng giờ. Nếu không cập nhật tin tức thường xuyên, bạn sẽ gặp khó khăn khi duy trì các khoản đầu tư. Thậm chí là thua lỗ.

Theo dõi thông tin đều đặn giúp bạn điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với tình hình. Tối đa hóa cơ hội sinh lời, giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, thường xuyên trau dồi kiến thức về tài chính cá nhân cũng có cách để bạn ngân cao hiểu biết và quản lý tiền bạc hiệu quả.

12. Chăm sóc sức khỏe của bản thân

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất đối với mỗi người. Sức khỏe ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người. Nếu không có sức khỏe, bạn không thể học tập, làm việc hay tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

Trong đó, sức khỏe ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của bạn. Sức khỏe không đảm bảo làm giảm hiệu quả làm việc. Từ đó, thu nhập cũng bị giảm đáng kể. Thậm chí, bạn có thể bị buộc nghỉ hưu sớm nếu sức khỏe không đạt yêu cầu.

Do đó, vấn đề sức khỏe nên được quan tâm hàng đầu. Cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ thể trạng hiện tại của bản thân.

Bên cạnh đó, hạn chế học tập, làm việc quá sức để đảm bảo sức khỏe. Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Có sức khỏe, bạn mới có thể duy trì tốt kế hoạch tài chính của bản thân, nhanh chóng đạt tự do tài chính.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây