101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng – Phần 2

0
1854

Khi sử dụng thẻ tín dụng để  thanh toán, bạn sẽ trở thành người đi vay, ngân hàng là người cho vay. Bạn là con nợ – ngân hàng là chủ nợ.

Xem lại: 101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng – Phần 1

Thẻ tín dụng là gì ?

Đầu tiên, thẻ tín dụng là một loại thẻ của ngân hàng, thẻ này là một hình thức được dùng trong việc thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Trong đó, thẻ được cấp dựa trên uy tín của người có nhu cầu mở thẻ và đã được bên ngân hàng xác minh.

Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa của tín dụng thông thường, khi sử dụng thẻ tín dụng để  thanh toán, bạn sẽ trở thành người đi vay, ngân hàng là người cho vay. Bạn là con nợ – ngân hàng là chủ nợ. Bạn mượn tiền của ngân hàng để thanh toán các dịch vụ, sau đó đến hạn phải trả lại cho ngân hàng.

Chỉ khi nào bạn phát sinh thanh toán hàng hóa mà không muốn trả trực tiếp bằng tiền của mình thì có thể sử dụng thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ ứng trước một khoản tiền cho bạn vay để chi trả cho hoạt động giao dịch mua hàng.

Tùy vào hồ sơ đăng ký, các điều kiện đáp ứng phù hợp với ngân hàng chủ quản, mà hạn mức tiêu dùng thẻ tín dụng của bạn sẽ khác nhau. Có thể vài chục triệu, có thể hàng trăm triệu… tùy thuộc.

Thẻ tín dụng hoạt động như thế nào

Sau khi các đơn vị cung cấp thẻ tín dụng phê duyệt hồ sơ của, chấp thuận tài khoản, bạn có thể dùng thẻ này để thanh toán cho các dịch vụ, mua hàng hóa – nơi chấp nhận thẻ. Credit Card có thể thanh toán trực tiếp, có thể thanh toán trực tuyến mà chỉ cần mã số thẻ, ngày hết hạn, mã số đằng sau thẻ.

Khi có giao dịch phát sinh ( quẹt thẻ), bạn sẽ phải ký vào một hóa đơn ( bill). Đây là chữ ký xác minh rằng bạn vừa mượn tiền của ngân hàng để thanh toán cho hàng hóa và cam kết trả lại tiền cho nhà phát hành thẻ. Hóa đơn này đã ghi chi tiết mọi thông tin của giao dịch, từ thông tin chủ thẻ, thông tin đơn vị cung cấp hàng hóa cho bạn, thời gian giao dịch, số tiền …

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập mã  nhận dạng cá nhân, hay còn được gọi tắt là mã PIN (personal identification number) khi xác nhận giao dịch.

Đối với trường hợp giao dịch qua Internet, bạn chỉ cần nhập các thông tin về số tài khoản, ngày hết hạn thẻ. Nhưng bắt buộc phải cần thêm mã số bí mật, còn gọi là mã số an ninh ở mặt sau thẻ hoặc mật khẩu định trước là có thể thanh toán dễ dàng.

Tất nhiên, khi đưa thẻ thanh toán, máy lọc thẻ sẽ nhanh chóng xác nhận danh tính thẻ và hạn mức chi tiêu còn lại trong thẻ.  Sau khi hoàn tất thanh toán, số điện thoại bạn đăng ký với ngân hàng sẽ nhận được tin nhắn thông báo về khoản tiền giao dịch vừa rồi.

Đến kỳ hạn hàng tháng, khách hàng sẽ được ngân hàng gửi về một bản kê khai toàn bộ giao dịch thanh toán của thẻ tín dụng đó, kèm các khoản phí để ra tổng số tiền bạn nợ ngân hàng là bao nhiêu.

Hãy xem kỹ lại các khoản chi, nếu thấy có điểm bất thường hoặc nhận ra một số giao dịch không đúng, bạn có quyền khiếu nại. Trong trường hợp, không có gì bất thường hoặc không khiếu nại kịp thời, khách hàng sẽ phải thanh toán món nợ với nhà phát hành thẻ.

Tuy nhiên, khách hàng có thể chọn số tiền thanh toán. Nếu đủ điều kiện hãy thanh toán toàn bộ số nợ trong tháng, hoặc ít nhất phải trả một phần tối thiếu theo quy định định trước, hoặc nhiều hơn mức tối thiểu, tùy thuộc vào bạn.

Nếu trả hết số nợ tháng trước sẽ không sao. Trường hợp, bạn chỉ thanh toán được một phần hoặc mức tối thiểu thì ngân hàng hoặc đơn vị phát hành thẻ tín dụng sẽ tính lãi trên phần còn nợ.

Nhà cung cấp dịch vụ tín dụng sẽ tính lãi trên phần còn nợ (thường là với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những hình thức vay nợ khác). Nhiều tổ chức tài chính có thể sắp xếp việc trả nợ tự động, cắt tiền từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ (nếu có đủ tiền) để tránh trễ hạn trả nợ.

Thời điểm phải thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Đầu tiên, bạn phải biết được thời điểm ngân hàng chốt toàn bộ giao dịch trong tháng vừa rồi và gửi lại bản sao kê, thường vào cuối tháng. Thứ hai là chu kỳ thanh toán, thông thường là 30 ngày. Thứ ba là thời gian có thể gia hạn, thuật ngữ trong ngành gọi là thời gian ân hạn – chính là khoảng thời gian ngân hàng cho bạn thêm để thanh toán tiền nợ, thường là 15 ngày.

Như vậy, giả sử bạn mua một sản phẩm trị giá 2.000.000đ bằng thẻ tín dụng vào ngày 01/08 đến ngày 31/08 bạn sẽ nhận được biên lai sao kê thông báo về khoản tiền dư nợ này. Và trong sao kê, ngân hàng sẽ yêu cầu ngày 15/09 bạn phải thanh toán toàn bộ hoặc số tối thiểu khoản nợ này. Tổng số ngày bạn có thể mượn tiền mà không phải chịu lãi tối đa là 45 ngày.

Trong trường hợp, bạn mua hàng vào ngày 20/08 thì đến ngày 30/08 bạn vẫn sẽ nhận được biên lai và hạn thanh toán vẫn là 15/09. Như vậy, số ngày dùng tiền không phải chịu lãi chỉ còn 25 ngày. Vì vậy, lưu ý thời điểm chốt giao dịch để tránh sử dụng thẻ tín dụng vào ngày cận chốt.

Cách tính lãi suất trả chậm khi dùng thẻ tín dụng

Hãy lấy một ví dụ thực tế để bạn dễ hình dung. Tổng số tiền bạn chi tiêu trong tháng 08 bằng thẻ tín dụng là 10.000.000đ. Đến ngày 31/08, ngân hàng sẽ gửi biên lai sao khê, yêu cầu bạn thanh toán cho ngân hàng số tiền trên bằng phương pháp chuyển khoản hoặc nạp tiền. Hạn cuối cùng phải thanh toán là 15/09.

Nhưng do điều kiện không cho phép, đến ngày 15/09, bạn không thể thanh toán số tiền 10.000.000đ, thì ngân hàng bắt đầu tính lãi. Số tiền lãi = số dư nợ x lãi suất. Tùy vào ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau, có ngân hàng chỉ 1 – 1,5% ; cũng có các ngân hàng 3% – 4,5%.

Ví dụ, lãi suất của đơn vị phát hành thẻ tín dụng cho bạn là 4%, thì lãi suất bạn phải chịu = 10tr x 4% = 250.000đ. Như vậy, tổng số tiền bạn phải thanh toán cho ngân hàng = 10tr + 250 ngàn = 10.250.000đ

Trong tháng 9, bạn lại phát sinh giao dịch thêm 5.000.000đ, nếu tiếp tục không trả được, bạn sẽ phải chịu lãi suất = (10.250.000đ + 5.000.000đ) x 4%

Số tiền nợ này được tăng lên tối đa đến giới hạn chi tiêu của thẻ, giới hạn chi tiêu tùy thuộc vào hạn mức ngân hàng đã cấp cho bạn ban đầu.

Xem tiếp: 101 điều cần biết trước khi sử dụng thẻ tín dụng – Phần 3

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây