Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân năm mới 2020

0
3374

Những ngày cuối năm là thời điểm bạn cần nhìn lại thói quen chi tiêu năm qua của mình. Từ đó, bắt đầu lập kế hoạch tài chính cá nhân năm mới 2020.

Để đặt ra mục tiêu cho năm 2020, trước tiên, cần đánh giá lại tình hình tài chính của bản thân trong năm vừa rồi. Hãy xem lại các báo cáo tín dụng, ngân hàng, sổ ghi chép chi tiêu hàng tháng.

Tự đặt ra các câu hỏi như:

  • Chi phí nhu yếu phẩm mỗi tháng là bao nhiêu?
  • Đâu là khoản chi khiến bạn tiêu tốn nhiều tiền nhất?
  • Khoản nào khiến bạn chi tiêu quá mức?
  • Số tiền bạn tiết kiệm được hàng tháng là bao nhiêu?

Nếu bạn thường xuyên ghi chép và theo dõi chi tiêu hàng tháng, việc này rất đơn giản. Bạn sẽ nhanh chóng có được bản báo cáo về tình hình tài chính bằng cách tổng kết ghi chép của mình.

money lover

Money Lover – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới, sẽ giúp bạn ghi chép và theo dõi thu chi một cách dễ dàng và khoa học.

Đây là một ứng dụng thông minh và dễ dàng sử dụng. Nó cho phép bạn quản lý và phân loại các khoản thu nhập và chi tiêu, tạo lập và theo dõi các kế hoạch tài chính trong tương lai.

Ngoài ra, Money Lover còn mang đến cho người dùng nhiều tiện ích như: Chuyển đổi tiền tệ, Tính lãi suất,…

Tải và trải nghiệm Money Lover ngay nào!

Tải miễn phí cho iOS

Tải miễn phí cho Android

Từ đánh giá tổng quan về tình hình tài chính năm qua, việc đặt mục tiêu cho năm 2020 sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ tiếp tục thực hiện những kế hoạch còn dang dở từ trước hoặc đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân.

Nên định hướng rõ ràng các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn mà bạn muốn thực hiện. Có thể là tiết kiệm tiền đi du lịch, mua ô tô, nghỉ hưu,…

Mục tiêu với thời gian và con số cụ thể sẽ giúp bạn dự tính ngân sách và cân đối chi tiêu phù hợp. Đồng thời, tạo động lực kiếm tiền để hoàn thành mục tiêu.

kế hoạch tài chính cá nhân năm 2020

» Xem thêm: 7 bước thiết lập mục tiêu tài chính đầy đủ nhất năm 2019

Bạn chỉ có thể cải thiện tài chính tương lai nếu như nắm rõ mình đã chi vượt mức khoản nào trong năm vừa qua. Hãy nhìn lại những điểm tốt và chưa tốt mà bạn đã thực hiện trong năm 2019. Kể cả những hạng mục chi tiêu ngoài ngân sách dự tính.

Hãy dành thời gian xem lại danh sách thu chi trong 12 tháng và xác định những khoản không cần thiết. Từ đó đưa ra cách khắc phục cho năm tới.

Bạn sẽ cần cắt giảm chi tiêu không cần thiết, thiết lập một quỹ khẩn cấp hoặc tìm cách gia tăng thu nhập. Khi biết được vấn đề ở chỗ nào, bạn sẽ thực hiện dễ dàng hơn.

kế hoạch tài chính cá nhân năm 2020

» Xem thêm: Hướng dẫn cách tiết kiệm chi tiêu cho người thu nhập thấp

Những khoản nợ không chỉ mang lại gánh nặng tài chính mà còn gây ra áp lực tiền bạc cho bạn. Trả nợ khiến ngân sách chi tiêu của bạn bị thu hẹp. Các mục tiêu tài chính có thể bị trì hoãn hoặc không thể thực hiện. 

Do đó, nên ưu tiên giải quyết nợ nần càng sớm càng tốt. Chỉ khi không còn khoản nợ nào, bạn mới có thể tự do tài chính để thực hiện những mục tiêu mà mình mong muốn.

Trước tiên, cần liệt kê tất cả khoản nợ hiện tại của bản thân để đưa ra con số tổng. Bước này giúp bạn nắm rõ tình hình nợ nần hiện tại của bản thân.

Dựa trên số nợ, lãi suất và thời gian đáo hạn của các khoản nợ, hãy tìm kiếm phương pháp trả nợ phù hợp với tình hình tài chính của mình. 

kế hoạch tài chính cá nhân năm mới

Để thanh toán các khoản nợ, bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Ưu tiên thanh toán cho những khoản trả góp tối thiểu hàng tháng. Số còn lại được trả cho khoản lãi suất cao nhất. Điều này đảm bảo cuộc sống không bị ảnh hưởng quá nhiều. Khi một khoản nợ được trả hết, khoản nợ với lãi suất cao sẽ được xử lý tiếp theo.
  • Thanh toán cho khoản nợ lớn hoặc lãi suất cao trước. Đây là một trong những phương pháp phổ biến, giúp bạn giảm bớt áp lực tài chính. Đồng thời tạo động lực để thanh toán các khoản nợ tiếp theo.

Sau khi lựa chọn phương pháp trả nợ phù hợp, hãy lập một kế hoạch cụ thể cho việc này. Cần xác định rõ số tiền, thời gian thanh toán từng khoản nợ. Từ đó có kế hoạch chi tiêu phù hợp để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.

Điểm tín dụng là một chỉ số đánh giá tình trạng tài chính hiện tại của một cá nhân. Nó quyết định khả năng vay vốn của bạn và hạn mức tín dụng mà ngân hàng có thể giải ngân khi bạn có nhu cầu vay vốn.

Do đó, nếu điểm tín dụng của bạn đang ở mức thấp (dưới 570), hãy tìm cách để nâng cao nó trong năm 2020.

Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn, đó là:

  • Số nợ và tình trạng
  • Lịch sử trả nợ
  • Lịch sử quan hệ tín dụng

kế hoạch tài chính cá nhân năm mới

Vì vậy, để cải thiện điểm tín dụng, cần đảm bảo các nguyên tắc khi vay:

  • Hạn chế vay từ nhiều tổ chức.
  • Chủ động thanh toán các khoản nợ đầy đủ và đúng hạn
  • Không phát sinh nợ mới nếu chưa trả xong nợ cũ.
  • Hạn chế dùng tài sản đảm bảo để bảo lãnh cho khoản vay của người khác.
  • Hạn chế sử dụng nhiều thẻ tín dụng từ các ngân hàng khác nhau.
  • Không nên chi tiêu vượt quá hạn mức cho phép của thẻ tín dụng.
  • Thanh toán hóa đơn đúng hạn.

» Xem thêm: 12 cách sử dụng Thẻ Tín Dụng thông minh không phải ai cũng biết

Tiết kiệm là bước không thể thiếu nếu bạn muốn đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân năm mới 2020 mà mình đặt ra. Tùy vào mục tiêu và khả năng tài chính của mình, mỗi người sẽ có kế hoạch tiết kiệm riêng.

Thông thường, để đảm bảo cân đối ngân sách chi tiêu, nên dành khoảng 10 – 20% thu nhập hàng tháng cho quỹ tiết kiệm. Nếu như cần thiết, bạn có thể tăng ngân sách cho quỹ này bằng cách giảm bớt các khoản chi khác.

Để tạo thử thách cho bản thân, bạn có thể lập một kế hoạch tiết kiệm trong khoảng thời gian nhất định. Như Kế hoạch tiết kiệm 52 tuần chẳng hạn.

Đây là phương pháp giúp bạn tập trung tiết kiệm theo tuần. Bắt đầu từ những khoản tiền nhỏ, sau đó tăng dần theo từng tuần.

kế hoạch tài chính cá nhân năm mới

Giả sử, bạn bắt đầu với số tiền là 50.000 đồng trong tuần đầu tiên. Sau đó tăng lên 60.000 đồng, 70.000 đồng,… mỗi tháng. Như vậy, trong 52 tuần, bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền 36.070.000 đồng.

Kế hoạch tiết kiệm 52 tuần

Việc bắt đầu từ những khoản tiền nhỏ giúp giảm áp lực khi thực hiện kế hoạch tiết kiệm. Tùy theo điều kiện và mục tiêu của bản thân, bạn có thể thay đổi con số tiết kiệm hàng tuần sao cho phù hợp.

Nếu cảm thấy khó khăn khi phải tích góp một số tiền lớn vào những tuần cuối năm, bạn có thể thực hiện theo chiều ngược lại. Bắt đầu từ khoản tiền lớn, sau đó giảm dần từng tuần. Chỉ cần bạn đảm bảo hoàn thành mục tiêu của mình.

» Xem thêm: 10 mẹo tiết kiệm tiền mà ai cũng nên thực hiện

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây