Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân chuẩn không cần chỉnh

0
1874

Làm thế nào để lập kế hoạch tài chính cá nhân bài bản và khoa học, giúp bạn làm chủ “cuộc chơi” tài chính của chính mình.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân chuẩn không cần chỉnh

Cùng với sự phát triển của xã hội, thu nhập của nhiều người đã tăng lên nhanh chóng, nhưng họ vẫn có cảm giác thiếu thốn tiền bạc, “thiếu trước hụt sau” do không biết cách cân đối giữa thu nhập và chi tiêu, cũng như không biết lập kế hoạch tài chính cá nhân của mình như thế nào.

Biết rõ mình kiếm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu mỗi tháng

Mọi người thường nhanh chóng đưa ra được câu trả lời mỗi tháng mình kiếm được bao nhiêu tiền nhưng lại bối rối khi nghĩ lại mình đã tiêu tiền vào những việc gì trong tháng qua.

Họ thắc mắc rằng: “Chẳng hiểu tiền đi đâu hết?”, trong khi thu nhập hàng tháng ở mức tương đối cao nhưng vẫn rơi vào tình trạng cháy túi cuối tháng.

Lý do là bởi họ chưa từng biết cách nhìn trung thực và khách quan về việc chi tiêu của mình. Cách để giải quyết vấn đề này như sau: Hãy dùng một cuốn sổ hay một bảng excel trên máy tính để thống kê chi tiết nhất về toàn bộ các khoản thu nhập và các khoản chi tiêu của mình trong tháng.

Từ đó, bạn sẽ thấy mỗi tháng mình dành tiền cho những khoản gì, khoản nào bạn cảm thấy mình đang “vung tay quá trán” cho thể gạch chân, bôi đỏ để hạn chế chi tiêu trong tháng sau.

Đơn giản và dễ dàng nhất, bạn có thể cài Ứng dụng quản lý tài chính Money Lover trên điện thoại hay máy tính. Ứng dụng này giúp bạn thống kê “tiền vào” và “tiền ra” cũng như cảnh báo cho bạn khoản chi tiêu nào đã đạt đến giới hạn.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân chuẩn không cần chỉnh
Ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

→ Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân

Phân loại rạch ròi các khoản chi tiêu trong tháng

Sau khi có được cái nhìn khách quan, chính xác nhất về thu nhập và chi tiêu của mình hàng tháng, bước tiếp theo là bạn hãy phân loại rạch ròi các khoản chi tiêu của mình. Trong hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân này, đây được coi là bước quan trọng nhất.

Bạn có thể phân loại chi tiêu của mình ra thành các nhóm:

  • Nhóm chi tiêu thiết yếu, gồm tiền nhà, tiền ăn, tiền xăng xe, điện thoại…
  • Nhóm tiết kiệm, gồm tiền tiết kiệm cho kế hoạch trong tương lai, tiền phòng trừ rủi ro khi ốm đau, tai nạn hoặc khi nghỉ việc…
  • Nhóm tiền đầu tư, gồm tiền đầu tư cho học hành, phát triển sự nghiệp; tiền đầu tư vào các hoạt động kinh doanh sinh lời…
  • Nhóm tiền hưởng thụ, gồm tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm…
  • Nhóm tiền phát sinh dành cho những khoản chi tiêu phát sinh trong tháng như: tiền cưới hỏi, ma chay, hỏng xe…

Tùy thuộc vào thu nhập của mình, bạn cần cân đo đong đếm cho tất cả các khoản chi tiêu ở trên. Ứng dụng Money Lover có thể giúp bạn làm điều này với chức năng Ngân sách.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân chuẩn không cần chỉnh
Lập ngân sách trên Money Lover

Cụ thể, chức năng này giúp bạn quản lý ngân sách cho toàn bộ các khoản chi tiêu và hỗ trợ bạn theo dõi xem mình đã tiêu vượt mức cho phép hay chưa.

→ Xem thêm: 10 vấn đề tài chính cá nhân mà ai cũng cần quan tâm

Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho mua sắm

Bạn nên lập một danh sách những khoản mua sắm cần thiết, trong tương lai gần và xa. Đừng bao giờ quên hai từ “cần thiết”. Nếu vượt ngoài giới hạn của hai từ này, bạn sẽ dễ dàng bị thâm hụt tài chính và mất kiểm soát trong việc quản lý chi tiêu.

Trong danh sách những khoản mua sắm này, bạn nên thống kê cụ thể món đồ nào cần mua trong tháng tới, món nào cần mua trong 3 tháng tới, 4 tháng tới, 6 tháng tới, 1 năm tới…. và lên kế hoạch phân bổ chi tiêu cho những khoản mua sắm này.

Ví dụ, trong 4 tới, mục tiêu của tôi là mua một chiếc xe máy mới với giá khoảng 40 triệu, do đó tôi nhìn lại mình đang có bao nhiêu tiền cho mục tiêu này. Nếu còn thiếu khoảng 20 triệu, tôi sẽ lên kế hoạch tiết kiệm mỗi tháng ít nhất 05 triệu đồng. Như vậy, sau 04 tháng tôi có thể lên đời chiếc xe máy của mình.

Việc lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho mua sắm không chỉ giúp chúng ta kiểm soát chi tiêu, không vội vàng quyết định mua một món đồ ngoài khả năng tài chính hiện tại, mà còn giúp chúng ta có thêm động lực tiết kiệm và tăng thu nhập để nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân chuẩn không cần chỉnh
Ảnh minh họa – Nên lập các kế hoạch ngắn hạn và dà hạn

→ Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả – chìa khóa tạo nên thành công

Tiết kiệm trước khi tiêu, thay vì tiêu rồi mới tiết kiệm

Rất nhiều người trong số chúng ta có thói quen nhận lương về là chi tiêu trước, sau đó cuối tháng dư ra được bao nhiêu mới bỏ lợn tiết kiệm. Thực tế, đây không phải là một ý tưởng tồi. Nhưng với cách này, rất lâu bạn mới tiết kiệm được một khoản kha khá cho những kế hoạch tài chính khác của mình.

Lời khuyên của các chuyên gia tài chính là nếu như bạn đang có những mục tiêu tài chính rất rõ ràng trong ngắn hạn và dài hạn, nên bớt một khoản tiền ra để tiết kiệm trước, sau đó mới dành những khoản tiền còn lại cho chi tiêu.

Cách làm này khiến bạn tự biết cân đối chi tiêu cho phù hợp với khoản tiền hiện có, không bị rơi vào tình trạng vung tay quá trán như trước đây.

Còn khoản tiền tiết kiệm hàng tháng, bạn nên cất kỹ một chỗ và tạm quên nó đi. Cách tốt nhất là bạn nên gửi nó vào một tài khoản tiết kiệm của ngân hàng, mỗi khi muốn rút tiền, bạn sẽ ngại đến phòng giao dịch của ngân hàng. Điều này giúp bạn bảo toàn được khoản tiền tiết kiệm, tránh lấy tiền tiết kiệm ra để tiêu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây