10 vấn đề tài chính cá nhân mà ai cũng cần quan tâm

0
1404

Tài chính cá nhân là các hoạt động quản lý tiền, tiết kiệm và đầu tư. Bao gồm ngân sách, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, thế chấp, đầu tư, kế hoạch nghỉ hưu, đóng thuế, bất động sản…

10 vấn đề tài chính cá nhân mà ai cũng cần quan tâm

Quản lý tài chính cá nhân là việc đạt được các mục tiêu tài chính trong ngắn hạn hoặc dài hạn như lập kế hoạch nghỉ hưu hay tiết kiệm cho giáo dục đại học của con bạn. Tất cả phụ thuộc vào việc lập kế hoạch cho các khoản thu nhập, chi phí, nhu cầu tiêu dùng hàng tháng và mục tiêu trong tương lai.

1. Lập ngân sách để quản lý tài chính cá nhân

Ngân sách là điều kiện tiên quyết để đáp ứng các nhu cầu trong nguồn lực của bản thân. Đồng thời, tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn. Quy tắc 50/30/20 là phương pháp thiết lập ngân sách để quản lý tài chính nhân hiệu quả:

  • 50% thu nhập để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu như tiền thuê nhà, hóa đơn, ăn uống, đi lại…
  • 30% thu nhập phục vụ các chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí, mua sắm quần áo,…
  • 20% thu nhập dành cho các mục tiêu tài chính tương lai: trả nợ, tiết kiệm khi về hưu, dự phòng các trường hợp khẩn cấp…

Việc thiết lập ngân sách cá nhân sẽ trở nên đơn giản hơn nếu sử dụng các ứng dụng trên nền tảng số.

10 vấn đề tài chính cá nhân mà ai cũng cần quan tâm
Lập ngân sách trên ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover

Với tính năng Lập ngân sách của Money Lover, các loại ngân sách sẽ tự động cập nhật tiền mặt có thể chi tiêu khi bạn thực hiện giao dịch mua hàng mỗi ngày. Tình hình tài chính cá nhân sẽ được minh họa bằng biểu đồ cụ thể để bạn điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của mình sao cho phù hợp.

→ Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách cá nhân để đạt mục tiêu tài chính

2. Tạo quỹ khẩn cấp

Cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều bất ngờ mà bạn không thể lường trước được. Do đó, hãy tạo cho một quỹ khẩn cấp để dự phòng cho những chi phí bất ngờ như: ốm đau, thất nghiệp…

Chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng là quỹ khẩn cấp an toàn mà bạn cần đạt được để tránh rơi vào tình trạng nợ nần. Các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên bạn nên bỏ ra 20% thu nhập mỗi tháng cho quỹ này.

Nếu chuẩn bị xong ngân sách dự phòng, hãy tiếp tục tiết kiệm 20% tiền lương hàng tháng cho các mục tiêu tài chính khác như quỹ hưu trí.

→ Xem thêm: Làm thế nào để tạo quỹ khẩn cấp đủ sinh hoạt trong 3 – 6 tháng khi thất nghiệp?

3. Giới hạn số tiền nợ

Để tránh số tiền nợ vượt quá kiểm soát, không nên chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu khi chưa đủ khả năng kinh tế, mọi người sẽ phải vay nợ. Nhưng đó là nợ tích cực nếu nó dẫn đến tích lũy một tài sản.

10 vấn đề tài chính cá nhân mà ai cũng cần quan tâm
Ảnh minh họa – Nên chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được

4. Sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn ngoan

Thẻ tín dụng rất hữu ích nhưng có thể là cái bẫy nợ lớn. Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý và trả nợ đúng thời gian, tình hình tài chính của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Số dư phải được thanh toán đều đặn hàng tháng. Điểm tín dụng của bạn sẽ bị giảm nếu liên tục thanh toán hóa đơn trễ hoặc bỏ lỡ các khoản thanh toán.

→ Xem thêm: 101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng – Phần 1

5. Theo dõi điểm tín dụng

Thẻ tín dụng là phương tiện chính mà điểm tín dụng được xây dựng và duy trì. Do đó, cần theo dõi thường xuyên để đạt điểm tín dụng tốt.

Nếu muốn có hợp đồng cho thuê, thế chấp hoặc bất kỳ loại tài chính nào khác, bạn cần một lịch sử tín dụng vững chắc. Các yếu tố xác định điểm tín dụng bao gồm thời gian sử dụng tín dụng, lịch sử thanh toán và tỷ lệ tín dụng trên nợ của bạn.

Để thanh toán hóa đơn, hãy thiết lập ghi nợ trực tiếp nếu có thể (để bạn không bao giờ bỏ lỡ khoản thanh toán) và cập nhật điểm số tín dụng thường xuyên. Bằng cách theo dõi báo cáo, bạn có thể phát hiện và giải quyết các sai sót hoặc hoạt động gian lận.

10 vấn đề tài chính cá nhân mà ai cũng cần quan tâm
Ảnh minh họa – Chú ý theo dõi điểm tín dụng

6. Tài sản thừa kế

Để bảo vệ tài sản và đảm bảo mong muốn của mình sẽ được thực hiện sau khi qua đời, hãy chắc chắn bạn đã làm một chúc ngôn hay di ngôn.

Hãy lập kế hoạch cho phần tài sản mà bạn dự định để lại cho con cái ngay sau khi nghỉ hưu, kể cả số tiền nhận được từ bảo hiểm nếu có.

7. Thanh toán các khoản vay

Nếu đang mắc kẹt với các khoản vay lãi suất cao, hãy tập trung giải quyết số nợ gốc nhanh nhất có thể. Mặt khác, giảm thiểu các khoản hoàn trả (chỉ tính lãi), có thể giải phóng thu nhập để đầu tư vào nơi khác.

→ Xem thêm: 7 bước giúp thoát nợ và đạt tự do tài chính

8. Lập kế hoạch nghỉ hưu

Các chuyên gia tài chính cho rằng hầu hết mọi người sẽ cần khoảng 80% lương hiện tại của họ khi nghỉ hưu. Do đó, bắt đầu tiết kiệm càng sớm, bạn sẽ càng rút ngắn được thời gian hoàn thành mục tiêu.

Số tiền tăng theo thời gian đồng nghĩa với việc bạn sẽ hưởng được nhiều lợi ích từ lãi kép. Vì vậy, hãy tạo cho mình một quỹ hưu trí ngay từ bây giờ để đảm bảo cuộc sống an nhàn sau này.

10 vấn đề tài chính cá nhân mà ai cũng cần quan tâm
Ảnh minh họa – Nên lập kế hoạch nghỉ hưu từ sớm

9. Tối đa hóa các khoản tiết kiệm thuế

Do ít quan tâm đến vấn đề thuế thu nhập, nhiều người đã lãng phí một lượng tiền không nhỏ mỗi năm. Bằng cách tối đa hóa khoản tiết kiệm thuế, bạn sẽ dùng tiền đó để có thể giảm các khoản nợ, tăng chi tiêu cho hiện tại và thực hiện các kế hoạch trong tương lai.

Cần bắt đầu tiết kiệm hóa đơn mỗi năm và theo dõi chi phí cho tất cả các khoản khấu trừ thuế và tín dụng thuế có thể có. Khấu trừ thuế sẽ làm giảm số tiền thu nhập bạn bị đánh thuế.

10. Tự thưởng cho bản thân

Việc lập ngân sách và kế hoạch tài chính có thể khiến bạn cảm thấy chi tiêu bị giới hạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tận hưởng những thành quả lao động của bản thân.

Đi du lịch, nghỉ dưỡng, nghe hòa nhạc… sẽ đem đến cảm giác thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Bạn sẽ có cảm giác độc lập về tài chính mà mình đang làm việc chăm chỉ để có được.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây