7 bước thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân đầy đủ nhất 2019

0
7760

Bất ổn tài chính khiến bạn cảm thấy lo lắng? 7 bước thiết lập mục tiêu tài chính dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi đó. Đồng thời còn giúp đạt hiệu quả với những dự định tương lai. 

7 bước thiết lập mục tiêu

“Bất ổn tài chính do không có kế hoạch!”

Kế hoạch nghỉ hưu của bạn có thể bị ảnh hưởng, nếu xảy ra nhiều thay đổi liên quan đến vấn đề tài chính.

Các sự kiện kinh tế buộc phải nghỉ hưu sớm; chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao hay những thay đổi trong các chính sách an sinh xã hội… đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Đó là lý do tại sao việc kiểm soát những gì bạn có là vô cùng quan trọng. Những lo lắng về tài chính không phải là do thiếu tiền mà do không có kế hoạch.

Việc lập một kế hoạch tài chính vững chắc, giúp loại bỏ sự không chắc chắn về tương lai tài chính của mình. Nó cho phép bạn chỉnh sửa khi hoàn cảnh thay đổi.

7 bước thiết lập mục tiêu dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu quá trình thiết lập các mục tiêu và lên kế hoạch tài chính cho bản thân.

Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính

Cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm là có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang tiết kiệm. Kế hoạch tài chính cụ thể về mục tiêu tiết kiệm và đầu tư; sẽ tạo động lực để bạn cố gắng làm việc chăm chỉ.

Nên đặt mục tiêu dành ít nhất 10 – 15% thu nhập để tiết kiệm và đầu tư mỗi tháng.

7 bước thiết lập mục tiêu
Ảnh minh họa – Xác định mục tiêu tài chính giúp bạn dễ dàng đạt được kết quả

Có thể xác định mục tiêu như sau:

Từ 0 – 3 năm:

  • Thiết lập và thực hiện một kế hoạch chi tiêu phù hợp thu nhập. Nên chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được.
  • Tạo một quỹ khẩn cấp bằng ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản.
  • Thiết lập tín dụng có uy tín tốt.
  • Trả hết nợ lãi suất cao .
  • Thực hiện một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư có kỷ luật.
  • Mua một chiếc xe.
  • Mua bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
  • Chuẩn bị, thực hiện di ngôn và giấy ủy quyền.
  • Tiết kiệm để du lịch cùng gia đình.

Từ 3 – 7 năm:

  • Đặt cọc để mua một ngôi nhà.
  • Lên kế hoạch tổ chức đám cưới.
  • Chuẩn bị cho việc sinh con hoặc nhận con nuôi.
  • Đầu tư cho việc học lên cao.

Trên 7 năm:

  • Lập kế hoạch và tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu về thu nhập; chăm sóc sức khỏe và nghỉ hưu.
  • Lập kế hoạch và tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu nhà ở khi nghỉ hưu.
  • Đầu tư cho giáo dục đại học cho con cái.
  • Lên kế hoạch phụng dưỡng cha mẹ khi về già.

Xem xét các bước sau đây có thể giúp bạn xác định, lập kế hoạch và bắt đầu tiết kiệm để đáp ứng các mục tiêu tài chính:

  • Kiểm tra tình hình tài chính hiện tại.
  • Xác định mục tiêu .
  • Thiết lập một số tiền.
  • Thiết lập một mốc thời gian.
  • Ghi lại mục tiêu.
  • Phát triển một kế hoạch.
  • Xem lại tiến độ.
7 bước thiết lập mục tiêu
Ảnh minh họa – Lựa chọn kế hoạch thiết lập mục tiêu

Bước 2: Tính toán giá trị thực

Bước thứ 2 trong 7 bước thiết lập mục tiêu mà bạn không nên bỏ qua đó là, xem xét các nguồn lực cần thiết để hoàn thành điều đó.

Điều này đòi hỏi bạn phải đánh giá một cách khách quan. Để có được một danh sách tài sản và cả những khoản nợ đang vay mượn.

Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được số tiền của mình. Đó là một cách nhanh chóng và đơn giản, để xác định xem bạn có đang thực hiện đúng tiến độ. Để đạt được mục tiêu của mình hay không.

7 bước thiết lập mục tiêu
Ảnh minh họa – Liệt kê tài sản và các khoản nợ ở thời điểm hiện tại

Hãy thực hiện một báo cáo tài chính cá nhân để tính toán giá trị thực của bạn. Đầu tiên, cộng giá trị tài sản: tiền mặt, phương tiện đi lại, thiết bị điện tử, tài khoản ngân hàng, nhà, tiền đầu tư, trang sức…

Sau đó cộng tất cả số tiền nợ: các khoản vay, thế chấp, thẻ tín dụng,… Lấy tổng số tài sản trừ cho số tiền nợ, bạn sẽ xác định được giá trị thực của mình.

Hãy chắc chắn rằng, bạn sử dụng giá trị thực của thị trường để tính toán. Tài sản của bạn sẽ có giá trị nếu bạn quyết định bán nó. Các khoản vay sẽ là chi phí nếu bạn quyết định trả chúng đầy đủ. 

→ Xem thêm: Hướng dẫn lập bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân

Bước 3: Xác định nguồn thu nhập

Sau khi xác định được giá trị thực, hãy xác định nguồn thu nhập của mình để lập kế hoạch và tạo ngân sách hàng tháng.

Thu nhập từ các nguồn lực như tiền lương, đầu tư và nghỉ hưu rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tài chính của mình. Nó bao gồm tất cả các nguồn thu nhập thường xuyên và nguồn thu nhập bổ sung.

Có thể lập bảng ngân sách để ước tính thu nhập và chi phí hàng tháng hiện tại. Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover là công cụ giúp đơn giản hóa việc này.

7 bước thiết lập mục tiêu
Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính Money Lover giúp kiểm soát chi tiêu hiệu quả

Ứng dụng giúp ghi chép và theo dõi các khoản thu chi cụ thể ngay trên điện thoại, laptop… Từ đó, tạo thói quen chi tiêu hợp lý; tiến gần hơn đến mục tiêu tài chính của mình.

Bước 4: Đánh giá các nguồn lực

Bước tiếp theo trong 7 bước thiết lập mục tiêu là đánh giá tất cả các nguồn lực khác, ngoài tài sản ròng và thu nhập.

Đó là các quỹ khẩn cấp và chính sách bảo hiểm; bảo vệ bạn khi gặp những biến cố bất ngờ.

Bắt đầu bằng một quỹ khẩn cấp là việc đầu tiên cần làm để tiết kiệm. Mọi người nên dành một quỹ bằng ít nhất 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản để dự phòng khi ốm đau;thất nghiệp; tai nạn…

Ngoài việc tạo quỹ khẩn cấp, hãy cân nhắc mua thêm bảo hiểm để kiểm soát rủi ro. Các loại bảo hiểm phổ biến nhất là: tài sản (người thuê nhà, chủ nhà); sức khỏe; cuộc sống; chăm sóc dài hạn và khuyết tật.

Cần xem xét các giấy tờ ít nhất một lần một năm, để xác định xem mình có đang được bảo vệ đầy đủ hay không.

Đối với các nhu cầu bảo vệ sức khỏe và khuyết tật, hãy quan tâm đến các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

→ Xem thêm: Đầu tư bảo hiểm nhân thọ: Nên hay không?

Bước 5: Tiết kiệm cho mục tiêu

Khi đã chuẩn bị đủ quỹ khẩn cấp và bảo hiểm, nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính.

Điều này đòi hỏi bạn phải xác định mức độ chênh lệch giữa các mục tiêu tài chính và các nguồn lực sẵn có.

Nếu thu nhập, lãi suất hay cổ tức tăng, bạn có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu của mình. Hãy linh hoạt sửa đổi mục tiêu nếu gặp trở ngại.

7 bước thiết lập mục tiêu
Ảnh minh họa – Cân nhắc có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ để tránh rủi ro

→ Xem thêm: Bí kíp tiết kiệm chi tiêu của người giàu mà không phải ai cũng biết

Bước 6: Lên kế hoạch

Cần tinh chỉnh cả kế hoạch tiết kiệm và kế hoạch đầu tư để tối ưu hóa quá trình hướng tới các mục tiêu tài chính.

Kế hoạch tiết kiệm:
Tự đặt ra số tiền bạn dự định tiết kiệm và phương pháp bạn sẽ sử dụng để tiết kiệm theo khoảng thời gian nhất định.

Hãy thực hiện với các phương thức tiết kiệm cụ thể như thiết lập kế hoạch tiết kiệm tự động, cắt giảm chi tiêu không cần thiết…

Kế hoạch đầu tư:
Kiểm tra các mục tiêu tài chính để xác định mục tiêu ngắn hạn (dưới 3 năm); trung hạn (3 – 7 năm); dài hạn (> 7 năm). Điều này được xác định bởi khoảng thời gian bạn cần để hoàn thành mục tiêu.

Đối với mỗi mục tiêu, hãy xem xét có bao nhiêu rủi ro đầu tư. Rủi ro đầu tư càng lớn thì càng có nhiều biến động về giá trị. Lợi nhuận tiềm năng càng lớn thì rủi ro càng cao.

Các chuyên gia tài chính có thể hỗ trợ, thiết lập một kế hoạch đầu tư phù hợp với nguồn lực, mục tiêu và khả năng chịu rủi ro của bạn.

7 bước thiết lập mục tiêu
Ảnh minh họa – Cân nhắc về kế hoạch quyết định đầu tư

→ Xem thêm: 7 vấn đề cần chú ý trước khi quyết định đầu tư để giảm thiểu rủi ro

Bước 7: Cập nhật – Quan trọng nhất trong 7 bước thiết lập mục tiêu 

Kế hoạch tài chính giống như tình hình tài chính thực tế của bạn, nó có thể thay đổi. Kế hoạch tài chính là công cụ để đánh giá, quản lý đồng thời điều chỉnh các mục tiêu tài chính để đạt được kết quả.

Các kế hoạch này giúp bạn sẵn sàng cho các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như kết hôn, ly hôn, sinh và nuôi con, mua nhà, thất nghiệp…

Việc đánh giá nguồn lực và cập nhật thường xuyên giúp bạn biết những điều chỉnh nào cần thực hiện, để luôn tuân thủ kế hoạch tài chính của mình.

Hiểu rõ tình hình tài chính của mình, là cách giúp bạn tự tin khi đối mặt với khó khăn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây