15 điều cần biết khi mở tài khoản ngân hàng

0
6373
ngân hàng
Ảnh minh họa - Lựa chọn các ngân hàng uy tín để hạn chế rủi ro

Mở tài khoản ngân hàng là một quyết định quan trọng. Bởi bạn đang đặt tiền của mình vào tay người khác. Vì vậy, trước khi làm điều đó, bạn nên tìm hiểu cách mà các ngân hàng đang hoạt động.

Nhiều người có thói quen tiết kiệm tiền bằng cách nuôi heo đất. Nhưng sớm hay muộn, heo đất cũng sẽ đầy và bạn phải đưa ra quyết định: Nên tiêu tiền hay tiếp tục tiết kiệm? Nếu tiếp tục tiết kiệm, nên mở tài khoản ngân hàng hay chỉ cần tìm một con heo đất to hơn?

Thực tế, nếu chỉ giữ tiền ở nhà, bạn sẽ không kiếm thêm được bất kỳ khoản tiền nào. Thậm chí còn có nguy cơ bị mất trộm, hỏa hoạn hoặc thiên tai khác khiến bạn mất tất cả.

Thế nhưng, nếu mở một tài khoản, bạn có thể dễ dàng kiếm được một số tiền lãi hàng tháng.

Tuy nhiên, đây là một quyết định quan trọng. Bởi bạn đang đặt tiền của mình vào tay người khác. Vì vậy, trước khi làm điều đó, bạn nên tìm hiểu cách mà các ngân hàng đang hoạt động.

1. Ngân hàng là gì?

Ngân hàng là một doanh nghiệp. Nhưng không giống các doanh nghiệp khác, ngân hàng không sản xuất sản phẩm hay khai thác tài nguyên thiên nhiên. 

Ngân hàng bán các dịch vụ tài chính như: cho vay mua ô tô, cho vay thế chấp nhà, cho vay kinh doanh, tài khoản giao dịch, thẻ tín dụng, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản hưu trí cá nhân,…

Một số người đến ngân hàng để tìm kiếm một nơi an toàn giúp họ giữ tiền. Một số người khác tìm cách vay tiền để mua nhà, xe hơi, kinh doanh,…

Vậy ngân hàng lấy tiền ở đâu để cho vay? Họ lấy nó từ những người mở tài khoản. Ngân hàng hoạt động như tổ chức trung gian giữa những người muốn gửi tiết kiệm và người muốn vay tiền. Do đó, nếu ít người gửi tiền vào, ngân hàng sẽ có rất ít hoặc không có tiền để cho vay.

Tiền tiết kiệm của bạn và nhiều người khác sẽ tạo thành một số tiền lớn được ngân hàng sử dụng để cho vay.

Số tiền này không thuộc về chủ tịch, ban giám đốc hay cổ đông của ngân hàng. Nó thuộc về bạn và những người gửi tiền khác. Đó là lý do tại sao các chủ ngân hàng không gặp rủi ro lớn khi họ cho vay.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Ngân hàng là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính

2. Ngân hàng được thành lập như thế nào?

Bước 1: Sau khi có văn bản chấp thuận nguyên tắc cho thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức và cá nhân phải nộp bộ hồ sơ theo quy định xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định.

Bước 2: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng sau khi thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp giấy phép (gọi tắt là Chủ tịch Hội đồng) quyết định.

  • Ký Quyết định cấp giấy phép, chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động, chuẩn y các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ngân hàng nếu việc thành lập ngân hàng đảm bảo đầy đủ theo quy định.
  • Có văn bản chưa chấp thuận cấp giấy phép và yêu cầu Ban trù bị bổ sung hồ sơ hoặc giải trình các vấn đề liên quan trong hồ sơ chưa rõ ràng.
  • Có văn bản không chấp thuận cấp giấy phép nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

3. Ngân hàng ra đời như thế nào?

Hãy tưởng tượng rằng bạn là một thương gia ở Hy Lạp cổ đại. Bạn kiếm sống bằng cách chèo thuyền vận chuyển dầu ô liu và gia vị đến các cảng xa. 

Nếu mọi việc suôn sẻ, khi đến đích, bạn sẽ được trả tiền cho hàng hóa của mình. Nhưng trước khi ra khơi, bạn cần tiền để trang bị cho con tàu. Một số người đồng ý đưa tiền cho bạn để đổi lấy một phần lợi nhuận khi bạn trở về.

Đây chính là những người cho vay đầu tiên trên thế giới. Còn bạn nằm trong số những người vay đầu tiên trên thế giới.

Bạn phàn nàn rằng họ đòi hỏi một phần lợi nhuận quá lớn. Họ trả lời rằng chuyến đi của bạn rất nguy hiểm và họ có nguy cơ mất toàn bộ khoản đầu tư của mình. 

Kể từ đó, diễn ra cuộc tranh luận giữa người cho vay và người vay.

Ngày nay, mọi người thường vay ngân hàng thay vì những cá nhân giàu có. Nhưng có một điều không thay đổi: Người cho vay sẽ tính lãi suất khi cho bạn vay tiền.

Không có gì đảm bảo rằng người cho vay sẽ lấy lại được tiền. Vậy tại sao họ vẫn chấp nhận rủi ro? Bởi cho vay là một cơ hội kiếm tiền khá hấp dẫn.

Ví dụ: Ngân hàng cho vay 1 tỷ đồng, mục đích của họ không phải chỉ là lấy lại 1 tỷ đồng. Để tạo ra lợi nhuận, ngân hàng sẽ tính lãi cho khoản vay này. Nếu một khoản vay có nguy cơ rủi ro, ngân hàng sẽ tính lãi nhiều hơn để bù đắp.

Tuy nhiên, cơ hội kiếm được nhiều tiền lãi sẽ không khả thi nếu người vay không trả được tiền vay. Đó là lý do tại sao các ngân hàng từ chối thực hiện các khoản vay chứa nhiều rủi ro. 

Trước khi cho bạn vay tiền, họ sẽ xem xét: 

  • Số lượng và loại tín dụng bạn sử dụng. Chẳng hạn như thẻ tín dụng, khoản vay tự động hoặc các khoản vay tiêu dùng khác.
  • Lịch sử trả nợ của bạn.
  • Bạn có trả nợ đúng hạn hay không?

>> Xem thêm: Các hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng

Các ngân hàng cũng sử dụng lãi suất để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Thực tế, nếu có tiền, bạn có rất nhiều sự lựa chọn khác:

  • Bạn có thể cất trong tủ. Nhưng nó sẽ chỉ “nằm im” trong tủ. Giá trị vẫn giữ nguyên và không tạo ra lãi suất.
  • Bạn có thể mua đất hoặc đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, nếu thị trường bất động sản suy yếu, đất đai và nhà cửa sẽ rất khó bán. Lâu dần, giá trị bất động động sản sẽ bị giảm.
  • Bạn có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng giống như bất động sản, cổ phiếu có thể giảm giá trị và bạn buộc phải bán với mức giá thấp.
  • Bạn có thể mua vàng và các bộ sưu tầm giá trị. Tuy nhiên, vàng và các bộ sưu tầm thường dao động về giá trị. Không ổn định.

Do đó, nếu gửi tiền vào ngân hàng, bạn có thể yên tâm về độ an toàn và khoản lãi suất tiết kiệm hàng tháng.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Ngân hàng dùng lãi suất để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm

4. Tại sao có nhiều loại ngân hàng khác nhau?

Không phải tất cả ngân hàng đều giống nhau: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng tiết kiệm, Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&Ls), Ngân hàng hợp tác và Công đoàn tín dụng. Họ cung cấp nhiều dịch vụ giống nhau nhưng vẫn có những điểm khác biệt.

Các ngân hàng thương mại ban đầu tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đây là nơi mà doanh nghiệp có thể gửi tiền hoặc vay tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đều cho vay và cung cấp tài khoản cho các cá nhân. Nhưng đối tượng chính của họ vẫn là phục vụ khách hàng kinh doanh.

Các ngân hàng tiết kiệm, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng hợp tác, công đoàn tín dụng được phân loại là các tổ chức tiết kiệm thay vì ngân hàng. Họ thường phục vụ những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nhưng bị ngân hàng thương mại từ chối.

Các ngân hàng tiết kiệm đầu tiên được thành lập vào đầu những năm 1800. Mục đích là cung cấp cho công nhân, nhân viên văn phòng một nơi an toàn để tiết kiệm cho “ngày mưa”. Nó được khởi xướng bởi những công dân có tinh thần cộng đồng, muốn khuyến khích tinh thần tiết kiệm của những người có thu nhập thấp.

Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng hợp tác được thành lập trong những năm 1800 để giúp công nhân nhà máy và những người làm công ăn lương khác mua nhà. Hiệp hội tiết kiệm và cho vay chấp nhận tiền gửi tiết kiệm và sử dụng tiền đó để cho vay người mua nhà. Hầu hết các khoản vay dành cho những người không đủ điều kiện để vay tiền tại các ngân hàng thông thường.

Các công đoàn tín dụng bắt đầu từ thế kỷ 19 như một giải pháp cho nhu cầu khẩn cấp của những người không thể vay tiền theo cách thông thường. Trước khi công đoàn  tín dụng ra đời, người ta thường bế tắc khi phải đối mặt với việc sửa chữa nhà đột xuất, chi phí y tế hoặc một số trường hợp khẩn cấp khác. 

Các công đoàn tín dụng được bắt đầu bởi những người làm việc trong cùng một nhà máy, thuộc cùng một nhà thờ, hoặc làm nông nghiệp trong cùng một cộng đồng. Các thành viên góp chung tiền tiết kiệm của họ và sử dụng tiền để thực hiện các khoản vay nhỏ cho nhau.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Đối tượng chính của ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp

Mặc dù vẫn có sự khác biệt, nhưng hiện tại các tổ chức đều cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng giống nhau cho khách hàng của họ. Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện đang cạnh tranh để cho vay xe hơi. Nhiều tổ chức tiết kiệm đã bắt đầu thực hiện các khoản vay thương mại và một số công đoàn tín dụng cho vay đối với người mua nhà.

5. Làm thế nào để chọn ngân hàng phù hợp?

Quay về những năm 1950, các ngân hàng thường tặng lò nướng bánh cho những người gửi tiền mới. Điều đó khiến việc chọn ngân hàng trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ đi đến ngân hàng được tặng chiếc lò nướng bánh tốt nhất.

Ngày nay, các ngân hàng hiếm khi tặng lò nướng bánh, và việc chọn ngân hàng phức tạp hơn một chút. Để bắt đầu, bạn nên tìm hiểm để chọn ra ngân hàng nào cung cấp dịch vụ tốt nhất và phí thấp nhất. 

Một số ngân hàng tính phí hàng tháng nếu tài khoản của bạn xuống dưới một mức nhất định. Thậm chí, phí đó có thể cao hơn mức lãi suất mà bạn kiếm được. Một số ngân hàng còn tính phí cho các loại giao dịch. Và hầu hết chúng ta không ai thích điều đó.

Ở một số tiểu bang tại Mỹ, luật pháp cấm các ngân hàng tính phí đối với các tài khoản tiết kiệm của người dưới 18 tuổi hoặc trên 65 tuổi. 

Khi lựa chọn một ngân hàng, cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Ngân hàng có trả cho người gửi tiền lãi suất cạnh tranh không?
  • Vị trí và giờ làm việc của ngân hàng có thuận tiện cho bạn không? 
  • Tiền gửi của bạn có được bảo hiểm không? 
  • Đó là ngân hàng uy tín? 
  • Chất lượng dịch vụ ngân hàng có tốt và đảm bảo không?

Trước khi mở tài khoản, nên tham khảo đánh giá của người thân, bạn bè về ngân hàng mà họ đang sử dụng. Sau đó so sánh chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

6. Có những loại tài khoản ngân hàng nào?

Mọi người sử dụng ngân hàng với các mục đích khác nhau. Một số người gửi tiết kiệm để có thêm tiền lãi. Một số người cần vay tiền. Một số khác lại cần quản lý tài chính hộ gia đình hoặc quản lý một doanh nghiệp. 

Các ngân hàng giúp khách hàng của họ đáp ứng những nhu cầu đó bằng cách cung cấp nhiều loại tài khoản khác nhau.

Tài khoản tiết kiệm dành cho những người vừa muốn giữ tiền ở nơi an toàn và vừa muốn kiếm lãi. Bạn không cần nhiều tiền để mở tài khoản tiết kiệm và có thể rút tiền dễ dàng.

Chứng chỉ tiền gửi (CDs) là các khoản tiền gửi tiết kiệm yêu cầu bạn giữ một số tiền nhất định trong ngân hàng trong một khoảng thời gian cố định (ví dụ: Gửi 200 triệu đồng trong kỳ hạn 12 tháng). Theo quy định, bạn sẽ được lãi suất cao hơn nếu đồng ý gửi tiền trong thời gian dài hơn. Đồng thời, cũng sẽ có phí phạt nếu bạn rút tiền sớm.

Tài khoản séc đem lại sự an toàn và thuận tiện. Bạn giữ tiền trong tài khoản và viết séc khi muốn thanh toán hóa đơn hoặc chuyển tiền cho người khác. 

Nếu sổ séc của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp, hãy đóng tài khoản của bạn và mở một tài khoản mới để không ai có thể sử dụng séc cũ của bạn. 

Hàng tháng, ngân hàng sẽ gửi cho bạn một bản báo cáo về séc mà bạn đã viết. Bạn có thể sử dụng nó nếu cần chứng minh rằng mình đã thực hiện thanh toán. Đôi khi, các ngân hàng sẽ tính phí cho việc kiểm tra tài khoản, vì việc xử lý séc rất tốn kém.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Ngân hàng cung cấp nhiều loại tài khoản ngân hàng

7. Mở tài khoản ngân hàng có khó không?

Nhân viên lễ tân của ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn đến bàn dịch vụ khách hàng sẽ làm giấy tờ. Mẫu đơn duy nhất bạn cần điền là thẻ chữ ký, yêu cầu bạn ký tên và sau đó in tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh,… 

Sau khi bạn hoàn thành thẻ chữ ký, bạn nhận được một sổ ngân hàng (hay sổ tiết kiệm) liệt kê số dư tài khoản của bạn (tổng số tiền trong tài khoản).

Bất cứ khi nào bạn thực hiện gửi tiền (bỏ tiền vào) hoặc rút tiền, giao dịch được ghi lại trong sổ ngân hàng của bạn. Vì vậy, cần theo dõi hoạt động trong tài khoản của mình.

Bạn không cần nhiều tiền mới mở được tài khoản tiết kiệm. Hầu hết các ngân hàng yêu cầu số dư tối thiểu khoảng từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

Ví dụ:

  • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): 500.000 VND, 100 USD, 100 EUR.
  • Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 500.000 VND, 20 USD.
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank): 100.000 VND, 10 USD, 10 EUR.
  • Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank): 1.000.000 VND, 100 USD, 100 EUR, 100 AUD, 100 GBP, 100 JPY, 100 SGD.

Bạn cũng không cần phải đợi đến khi bạn 18 tuổi mới có thể mở tài khoản ngân hàng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm ngay khi bạn đủ tuổi để ký tên. Thậm chí sớm hơn nếu bạn mở tài khoản với cha mẹ hoặc người giám hộ. Nếu từ đủ 15 tuổi phải có tài sản đảm bảo.

8. Điều gì sẽ xảy ra với số tiền tiết kiệm của bạn?

Điều gì xảy ra với 100 triệu đồng sau khi bạn gửi nó vào tài khoản tiết kiệm? Có phải giao dịch viên ngân hàng mang nó đến một kho tiền và đặt nó vào một ngăn riêng ghi tên và số tài khoản của bạn không? Không.

Trước tiên, ngân hàng thêm 100 triệu đồng vào số tiền đã có trong tài khoản của bạn (số dư hiện tại của bạn). Sau đó, số dư mới được ghi vào sổ tiết kiệm và trong hệ thống ngân hàng. 100 triệu đó sẽ được gộp cùng tất cả các khoản tiền mặt khác mà ngân hàng nhận được vào ngày hôm đó.

Khi bạn và các khách hàng khác gửi tiền vào ngân hàng, một phần sẽ được dự trữ. Phần lớn còn lại, ngân hàng cho vay mua nhà, mua ô tô, mở rộng kinh doanh,…

Ngân hàng cho vay không phải chỉ để cung cấp dịch vụ. Mà chủ yếu để kiếm lợi nhuận từ lãi suất cho vay. Đó chính là cách thức hoạt động của ngân hàng.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Ngân hàng kiếm lợi nhuận từ lãi suất cho vay

Khi bạn giữ tiền tiết kiệm, ngân hàng trả cho bạn thêm tiền, được gọi là tiền lãi. Tiền lãi được thêm vào tài khoản của bạn một cách thường xuyên, thường là mỗi tháng một lần.

Hiện nay, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 6,5% – 8,6%/ năm. Như vậy, nếu bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng, với lãi suất 8,6%/năm, bạn sẽ có thêm 8.600.000 đồng tiền lãi.

Ngược lại, nếu vay tiền từ ngân hàng, ngân hàng cũng tính lãi với người vay. Lãi suất cho vay sẽ cao hơn lãi suất tiết kiệm.

Ví dụ: Lãi suất cho vay ưu đãi cố định tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng 9% – 11,5%. Cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm.

Mức lãi suất của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào 2 yếu tố: 

  • Số lượng người muốn vay tiền
  • Số tiền mà ngân hàng có

Nếu một ngân hàng có nhiều tiền để cho vay trong khi nhu cầu vay tiền không nhiều, lãi suất có xu hướng giảm để thu hút người vay. Nhưng khi các ngân hàng có một khoản tiền nhỏ hơn để cho vay, và nhu cầu vay khá mạnh, lãi suất sẽ tăng. 

Là người gửi tiền, bạn muốn lãi suất cao. Nhưng nếu là người đi vay, bạn sẽ muốn lãi suất ở mức thấp.

Khi nói đến việc trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm, thường không có sự khác biệt lớn giữa các ngân hàng. Họ trả tiền vừa đủ để duy trì sự cạnh tranh với nhau và thu hút người gửi tiền. 

Vì vậy, nếu một ngân hàng đưa ra tỷ lệ cao hơn nhiều so với hầu hết các ngân hàng khác, cần tìm hiểu kỹ các điều kiện, điều khoản trước khi gửi tiền.

>> Xem thêm: Gửi tiết kiệm trực tuyến hút khách với lãi suất hấp dẫn

9. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đăng ký một khoản vay?

Giả sử, chiếc ô tô bạn đang đi đã quá cũ. Bạn muốn mua một chiếc mới nhưng số tiền tiết kiệm mình có lại không đủ. Đây chính là thời điểm bạn cần nghĩ đến một khoản vay để mua ô tô.

Không nhất thiết phải vay từ ngân hàng mà bạn đã có tài khoản. Nên tìm hiểu, tham khảo các ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt nhất, bao gồm cả lãi suất thấp nhất. 

Hiện nay, một số salon ô tô cũng cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, hoặc thậm chí không lãi suất. Bạn có thể thoải mái lựa chọn hình thức có lợi nhất với mình.

Bước đầu tiên, hãy xác định số tiền bạn đủ khả năng để vay. Ngân hàng sẽ cho vay số tiền bạn muốn khi bạn hoàn thành đơn xin vay tiền. Ngoài thông tin cá nhân thông thường như tên, địa chỉ, số điện thoại,… đơn xin vay tiền sẽ yêu cầu thông tin về thu nhập, thời gian làm việc và lịch sử tín dụng của bạn.

Tiếp theo, ngân hàng sẽ xem xét đơn xin vay tiền của bạn và đánh giá mức độ rủi ro cho khoản vay này. Bởi họ muốn chắc chắn rằng bạn đủ khả năng trả nợ. 

Bạn có thể kiếm đủ tiền để thanh toán khoản vay của mình không? Bạn có lịch sử thanh toán các khoản nợ đúng hạn? 

ngân hàng
Ảnh minh họa – Lựa chọn hình thức vay có lợi nhất với mình

Khi bạn đăng ký vay, ngân hàng sẽ liên hệ với phòng tín dụng và yêu cầu một bản sao báo cáo tín dụng của bạn. Mục đích là để nắm được thói quen thanh toán của bạn – thông tin về các khoản vay, tài khoản phí, tài khoản thẻ tín dụng, phá sản,…

Thực tế, khi bạn đăng ký tài khoản tính phí hoặc thẻ tín dụng mới, nhân viên sẽ chuyển thông tin của bạn vào hồ sơ điện tử. Và chuyển tiếp đến một hoặc nhiều văn phòng tín dụng trên toàn quốc.

Nếu bạn chậm thanh toán hóa đơn hoặc bỏ lỡ một khoản thanh toán, thông tin sẽ được đưa vào báo cáo tín dụng của bạn.

Sau khi cân nhắc tất cả các thông tin, ngân hàng có thể chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu cho vay của bạn. Nếu yêu cầu bị từ chối, bạn sẽ được thông báo bằng văn bản trong vòng 30 ngày và nêu rõ lý do từ chối. 

Nếu khoản vay được chấp thuận, ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một tấm séc được gửi đến đại lý ô tô hoặc chuyển tiền vào tài khoản của bạn. Để đảm bảo trong trường hợp bạn không trả được khoản vay, ngân hàng sẽ giữ quyền sở hữu hợp pháp (giấy tờ sở hữu) cho giao dịch mua hàng của bạn cho đến khi bạn trả hết khoản vay.

Tốt nhất, trước khi đăng ký vay, bạn nên yêu cầu một bản sao báo cáo tín dụng của bản thân. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, bạn có thể kịp thời giải quyết chúng trước khi nộp đơn xin vay tiền.

>> Xem thêm: Lãi suất cho vay tại ngân hàng lên tới 11%/năm

10. Séc là gì và được dùng như thế nào?

Séc là gì?

Thông thường, nếu không may bị mất ví, bạn cũng sẽ mất hết số tiền mặt trong đó. Thế nhưng nếu mất sổ séc, hậu quả sẽ không nghiêm trọng đến vậy.

Bạn chỉ cần đóng tài khoản séc của mình và mở một tài khoản mới. Khi đó, séc bị mất hoặc bị đánh cắp sẽ vô giá trị đối với bất kỳ ai thử sử dụng.

Bởi sự an toàn và tiện lợi, séc đã trở thành một phương thức thanh toán và chuyển tiền phổ biến. Nhưng chính xác séc là gì?

Séc hay còn gọi là chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản (được lập trên mẫu in sẵn theo thể thức luật định), ra lệnh cho ngân hàng – tổ chức quản lý tài khoản – trích từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Các chủ thể liên quan đến giao dịch với séc:

  • Bên ký séc phát (bên phát hành): người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.
  • Bên thanh toán (ngân hàng): ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
  • Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.

Khi điền vào chỗ trống trên séc, bạn đang nói với ngân hàng 3 điều: 

  • Số tiền bạn muốn chuyển?
  • Thời gian bạn muốn chuyển?
  • Bạn muốn chuyển tiền đó cho ai? Bạn ủy quyền chuyển tiền bằng cách ký séc.

Đặc điểm của séc

Có tính chất thời hạn: tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết (séc thương mại). Thời hạn của séc được ghi trên tờ séc và phụ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.

Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời gian hiệu lực của séc.

Séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện  trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý.

Séc phải có đầy đủ các thông tin: địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.

Séc gồm 2 mặt: mặt trước in sẵn tiêu đề điền các thông tin bắt buộc của tờ séc, mặt sau ghi các thông tin về chuyển nhượng séc.

Séc thường được in theo tập, gồm có phần cuống séc để người ký phát lưu các thông tin cần thiết và phần tách rời giao cho người thụ hưởng.

Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu và có những dòng trống để người ký phát điền vào.

11. Ngân hàng điện tử là gì?

Ngân hàng điện tử (E-Banking) là một dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch, chỉ cần thông qua máy ATM, Internet hoặc kết nối mạng viễn thông.

Có 3 loại phí chính khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử như sau:

  • Phí đăng ký dịch vụ
  • Phí sử dụng dịch vụ hàng tháng
  • Phí chuyển khoản

Tùy vào chính sách phí mà mỗi ngân hàng sẽ có các biểu phí khác nhau.

Máy ATM

Hiện nay, máy rút tiền tự động (ATM) có thể giúp bạn thực hiện các giao dịch ngân hàng ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

ATM là chiếc máy tính giống như một chi nhánh ngân hàng với một số dịch vụ cơ bản. Bạn có thể sử dụng chúng để rút tiền, gửi tiền, thanh toán khoản vay, chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc kiểm tra số dư tài khoản của bạn. 

Hầu hết máy rút tiền tự động của các ngân hàng được liên kết với nhau để bạn có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Tất cả những thứ bạn cần là một chiếc thẻ nhựa từ ngân hàng và mật khẩu cá nhân.

Dịch vụ Internet Banking

Là dịch vụ truy vấn ngân hàng, thông tin tài khoản, thực hiện các giao dịch qua mạng internet.

Dù ở bất kỳ nơi nào, bạn cũng có thể biết được thông tin về sản phẩm dịch vụ, truy cập vào website của ngân hàng, xem thông tin giao dịch, in sao kê giao dịch, tham khảo thông tin thị trường, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất cho vay,… Hoặc thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại,…

Hiện nay, hầu hết ngân hàng ở Việt Nam đều cung cấp dịch vụ Internet Banking. Để sử dụng dịch vụ, khách hàng đăng ký với ngân hàng sử dụng dịch vụ này để được cấp mật khẩu và tên truy cập. 

Với thiết bị kết nối internet, ở bất cứ đâu hay vào bất cứ thời điểm nào, bạn đều có thể truy cập vào website của ngân hàng để được cung cấp thông tin, thực hiện các giao dịch tài chính. 

Sự ra đời của Internet Banking thực sự là một cuộc cách mạng. Nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Internet Banking giúp các giao dịch diễn ra nhanh hơn

Dịch vụ Mobile Banking

Là dịch vụ truy vấn ngân hàng, thông tin tài khoản, thực hiện các giao dịch khác thông qua một ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng.

Mobile Banking giúp bạn kiểm tra số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư tài chính của mình. Đồng thời có thể thực hiện chức năng thanh toán khi vào các siêu thị, cửa hàng,… 

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam cung cấp dịch vụ Mobile Banking dưới hình thức SMS Banking. Hoặc truy cập vào ứng dụng ngân hàng điện tử thông qua kết nối wifi, GPRS hoặc 3G trong phạm vi sử dụng các dịch như:

  • Kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán (hoặc thẻ)
  • Biết thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái
  • Thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, tiền internet, bảo hiểm,…
  • Chuyển tiền trong và liên ngân hàng
  • Gửi tiết kiệm trực tuyến
  • Thanh toán tiền vay
  • Thanh toán đặt vé xe, tàu, máy bay,…

Dịch vụ SMS Banking

Là dịch vụ thông báo biến động số dư, truy vấn thông tin tài khoản, thực hiện chuyển khoản, thanh toán và thực hiện các giao dịch khác bằng cách nhắn tin theo cú pháp quy định gửi đến số tổng đài của ngân hàng.

Dịch vụ SMS Banking được sử dụng 24/7 thông qua tổng đài. Do đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ theo ý muốn của mình bất kể không gian và thời gian chi phối.

Theo thống kê, hầu hết người sử dụng tài khoản ngân hàng đều đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking kèm theo. Tỷ lệ này chiếm khá cao.

Điều đó chứng tỏ, mỗi khách hàng đều đã có nhận thức về sự tiện lợi cũng như giá trị hiệu quả trong quá trình sử dụng dịch vụ SMS Banking.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Bạn có thể sử dụng dịch vụ SMS Banking 24/7

Dịch vụ Phone Banking

Là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thông qua số tổng đài của Trung tâm dịch vụ khách hàng.

Các dịch vụ phổ biến được cung cấp trên Phone Banking: 

  • Tra cứu thông tin các thông tiên về tài khoản và giao dịch.
  • Thực hiện các dịch vụ khẩn cấp như: Ngừng chi tiêu thẻ, ngừng sử dụng dịch vụ Phone Banking, thông báo mất thẻ và khóa thẻ khẩn cấp, thay đổi mật khẩu thẻ, kích hoạt thẻ.
  • Tra cứu biểu phí, các thông tin về sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại của ngân hàng.
  • Tư vấn và hỗ trợ về các dịch vụ ngân hàng đang cung cấp.
  • Thực hiện chuyển khoản, mua thẻ trả trước.

Để sử dụng dịch vụ Phone Banking, khách hàng phải có tài khoản tại các ngân hàng cung cấp dịch vụ. Đồng thời, có số điện thoại trùng khớp thông tin với số điện thoại đã đăng ký khi mở tài khoản trước đó.

Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Phone Banking, hãy bấm phím gọi điện đến số Hotline tổng đài của ngân hàng. Sau đó làm theo hướng dẫn của tổng đài tự động về cách ấn phím để được gặp trực tiếp chuyên viên tư vấn, hỗ trợ.

Hiện nay, dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking đang được ưa chuộng hơn cả. Bởi sự tiện ích và gần gũi với người dùng hơn. Đồng thời, đây cũng là các giao dịch chính được ngân hàng ưu tiên cung cấp và phát triển.

12. Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Khái niệm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì thường dễ bị nhầm lẫn, khiến người dùng không thể phân biệt và chọn lựa cách sử dụng phù hợp. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ với 2 chức năng trả trước và trả sau hoàn toàn khác biệt.

Thẻ tín dụng (Credit card)

Thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng không yêu cầu cần tiền có sẵn trong thẻ. Hiểu theo cách khác, khi dùng thẻ tín dụng, bạn sẽ mượn tiền của ngân hàng để sử dụng trước và thanh toán lại sau vào cuối kỳ hạn. 

Số tiền ngân hàng cấp cho bạn được gọi là hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp sẽ dựa vào hồ sơ mở thẻ cũng như điều kiện mà bạn đáp ứng với ngân hàng. Khi đã được ngân hàng duyệt và chấp nhận mở thẻ, bạn có thể sử dụng để thanh toán các dịch vụ tiện ích như mua sắm, giải trí, du lịch,…

Hiện nay, thẻ tín dụng có 2 loại:

  • Thẻ nội địa: Chỉ có thể thanh toán trong nước.
  • Thẻ quốc tế: Có thể thanh toán trong và ngoài nước.

Hai tổ chức thẻ tín dụng nổi tiếng nhất hiện nay là Mastercard và Visa. 

Bạn có thể mở thẻ tín dụng ở hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi bên sẽ có chính sách riêng về hạn mức tín dụng, mục đích sử dụng, lãi suất và biểu phí áp dụng. 

Ngoài chức năng thanh toán, thẻ tín dụng có thể dùng để rút tiền. Tuy nhiên, những giao dịch rút tiền từ thẻ tín dụng được các chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế tối đa. Bởi phí rút tiền cho thẻ tín dụng khá cao.

Lợi ích của thẻ tín dụng:

  • Không lo về số dư tài khoản hoặc tiền mặt sẵn có.
  • Thanh toán mọi lúc, mọi nơi – trong và ngoài nước.
  • Nhận được nhiều ưu đãi từ các thương hiệu lớn khi sở hữu thẻ Mastercard/Visa.
  • Tận hưởng chính sách trả góp linh hoạt.

Trước khi cấp thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn điền vào mẫu đơn và kiểm tra hồ sơ tín dụng để xem lịch sử trả nợ của bạn.

ngân hàng
Ảnh minh họa – Có 2 loại thẻ tín dụng: thẻ nội địa và thẻ quốc tế

Thẻ ghi nợ (Debit card)

Thẻ ghi nợ là loại thẻ điện tử thanh toán dựa theo hình thức trả trước, chi tiêu và thực hiện giao dịch đúng với số tiền có trong tài khoản. Mỗi thẻ ghi nợ gắn liền với một tài khoản. 

Nếu còn đủ tiền trong tài khoản mới có thể sử dụng thẻ để thanh toán. Vì vậy, thẻ ghi nợ vẫn thường được gọi là thẻ thanh toán. Tuy nhiên ngoài chức năng thanh toán, thẻ ghi nợ còn có thể thực  đầy đủ các chức năng của thẻ ATM như: rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê,…

Một số lưu ý khi dùng thẻ ghi nợ:

  • Nắm rõ tình hình số dư tài khoản và số tiền có thể sử dụng. Các ngân hàng luôn khuyến khích bạn mở tài khoản trực tuyến để chủ động hơn trong việc kiểm tra các thanh toán qua thẻ.
  • Nắm rõ hạn mức thẻ ghi nợ. Bởi nếu sử dụng quá hạn mức cho phép, mặc dù tiền vẫn đủ trong tài khoản nhưng thẻ có thể bị từ chối.
  • Khi mở thẻ ghi nợ, nên lựa chọn tổ chức hoặc ngân hàng có mạng lưới ATM phổ biến để tránh phải trả phụ phí.

So sánh thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

STT

Tiêu chí Thẻ tín dụng

Thẻ ghi nợ

1

Kết nối với tài khoản tiết kiệm

Không cần thiết

2

Chức năng Cho phép thanh toán bằng số tiền ngân hàng cho ứng trước. 

Sau đó trả lại đầy đủ cho ngân hàng trong vòng 45 ngày, nếu không sẽ bị tính lãi.

Thanh toán đúng với số tiền có trong tài khoản.

3

Điều kiện mở thẻ Chứng minh tài chính bằng thu nhập hằng tháng hoặc tài sản đảm bảo. Đơn giản, không cần chứng minh tài chính.

4

Thủ tục đăng ký – Đơn đăng ký thẻ tín dụng

– Bản sao CMND/Hộ chiếu

– Bản sao sổ hộ khẩu/KT3

– Hợp đồng lao động đã ký tối thiểu 6 tháng hoặc 1 năm (tùy yêu cầu mỗi ngân hàng)

– Bảng lương

– Hóa đơn điện, nước

– Người trên 18 tuổi mang theo CMND/Hộ chiếu, số tiền gửi vào tài khoản, điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký mở thẻ ghi nợ. 

– Người dưới 18 tuổi cần có người trên 18 tuổi đi theo.

5

Hòa đơn hàng tháng

Không

6

Chính sách ưu đãi Ngân hàng khuyến khích dùng vì nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi  hấp dẫn như du lịch miễn phí, mua trả góp lãi suất 0%,… Ít ưu đãi, dường như không có.

7

Giới hạn của thẻ Dựa vào quyết định của ngân hàng. Dựa vào số tiền gửi vào ngân hàng/tài khoản tiết kiệm.

8

Phạm vi sử dụng Nội địa và quốc tế. Nội địa và quốc tế.

9

Tính bảo mật Mức độ bảo mật không cao, người dùng thẻ cần sử dụng cẩn thận và có trách nhiệm nếu không dễ mất tiền. Tính bảo mật sẽ không còn nếu có người khác biết số thẻ và mã PIN của bạn.

10

Lịch sử tín dụng Dùng thẻ tín dụng đúng cách, có trách nhiệm giúp cải thiện điểm tín dụng. Không ảnh hưởng.

 

14. Bạn sẽ mất tiền nếu ngân hàng phá sản?

Đó là băn khoăn của rất nhiều người khi gửi tiết kiệm. Mặc dù nguy cơ bị phá sản là rất nhỏ nhưng bạn vẫn nên lưu ý vấn đề này để biết cách bảo vệ quyền lợi của mình.

Theo quy định có hiệu lực áp dụng từ ngày 05/08/2017, mức trả tiền bảo hiểm đối với tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng bị phá sản bao gồm cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân tối đa là 75 triệu đồng. 

Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận khoản đền bù của bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền sẽ được nhận tiền từ hoạt động thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng phá sản.

Người gửi tiền tiết kiệm không phải trả bất cứ khoản tiền nào thêm để được hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi. Bởi đây là quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của người có tiền gửi tiết kiệm. 

Các ngân hàng và tổ chức tài chính có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của mình.

>> Xem thêm: Ngân hàng phá sản, tiền gửi có được trả lại?

15. Bạn sẽ mất tiền nếu ngân hàng bị cướp?

Câu trả lời là không. Bởi hầu hết các ngân hàng đã mua bảo hiểm phòng trường hợp bị cướp.

Bên cạnh đó, hiện nay, các ngân hàng đều trang bị hệ thống an ninh nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. Vì vậy, bạn không nên quá quá lo lắng về vấn đề này.

Những thông tin trên đây có lẽ không thể giúp bạn hiểu toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Nhưng bạn sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về dịch vụ ngân hàng hiện nay. Từ đó, tối đa hóa lợi ích khi sử dụng các dịch vụ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây