Nếu sắp tới bạn có chuyến đi du lịch hoặc công tác sang châu Âu, hãy lưu ý một vài quy tắc cơ bản khi sử dụng thẻ ghi nợ. Điều đó sẽ giúp bạn duy trì việc sử dụng thẻ ghi nợ trong suốt chuyến đi. Tránh trường hợp tài khoản bị gắn cờ là lừa đảo. 

Xem thêm: 5 vấn đề cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ ngân hàng

1. Kiểm tra mạng lưới ATM trước chuyến đi

Nếu thẻ ghi nợ của bạn là Visa hoặc MasterCard, việc sử dụng ở châu Âu tương đối dễ dàng. Sử dụng thẻ ghi nợ tại ATM là cách tốt nhất để nhận tiền mặt khi ở nước ngoài. 

Hầu hết ở các nước trên thế giới, mạng lưới ATM đều được phân bố rộng rãi. Nên sẽ không khó để tìm kiếm một ATM. Tuy nhiên, cần kiểm tra các ký hiệu, thông tin trên thẻ để đảm bảo rằng thẻ của bạn tương thích với ATM tại đó.

Xem thêm: Thẻ ATM là gì? Phân loại thẻ ATM

2. Thông báo với ngân hàng về chuyến đi của bạn

Trước khi đi, hãy gọi cho ngân hàng và cho họ biết rằng bạn sẽ ra nước ngoài trong thời gian tới. Ngân hàng sẽ hỗ trợ cho bạn nếu chẳng may phát sinh sự cố ngoài ý muốn khi sử dụng thẻ ghi nợ tại nước ngoài.

Hãy cung cấp cho ngân hàng thông tin ngày khởi hành và trở về để họ ghi nhận những giao dịch quốc tế từ thẻ ghi nợ của bạn. Nếu không, ngân hàng có thể tự động gắn cờ các giao dịch quốc tế của bạn là lừa đảo. Dẫn đến nhiều rắc rối khó giải quyết. 

Nên chủ động thực hiện bước này trước chuyến đi. Vì chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia có thể sẽ khiến việc liên hệ ngân hàng trở nên khó khăn khi đang ở nước ngoài.

Luôn ghi nhớ số điện thoại đường dây nóng của ngân hàng để được hỗ trợ khi cần thiết. 

thẻ ghi nợ
Ảnh minh họa – Hãy liên hệ với ngân hàng nếu cần được hỗ trợ

Xem thêm: 101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng – Phần 1

3. Xác nhận phí giao dịch quốc tế của thẻ ghi nợ

Đừng quên tìm hiểu các khoản phí bạn sẽ phải trả khi sử dụng thẻ ghi nợ ở châu Âu để mua hàng và rút tiền mặt từ ATM. Hầu hết các ngân hàng đều tính phí chuyển đổi giao dịch của bạn sang loại tiền khác. Thông thường là khoảng 4% tổng số tiền giao dịch.

Đồng Euro được sử dụng rộng rãi nhất trên khắp châu Âu. Nhưng một số quốc gia khác có đồng tiền riêng của họ như Bảng Anh hoặc Franc Thụy Sĩ. Bạn phải trả một khoản phí cố định hoặc một tỷ lệ phần trăm khi thực hiện giao dịch.

Bạn sẽ cần phải tính các khoản phí giao dịch quốc tế này để đảm bảo ngân sách. Nó sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn có thể chọn ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ có chi nhánh ở nước ngoài hoặc là thành viên của tổ chức ngân hàng lớn để được miễn phí khi dùng ATM của ngân hàng cùng hệ thống.

Xem thêm: 101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng – Phần 2

4. Kiểm tra hạn mức rút tiền mặt trong một ngày

Bạn nên mang theo một lượng tiền mặt nhất định phòng trường hợp nơi bạn đến không chấp nhận thẻ ghi nợ. Hoặc bạn không muốn phải trả phí đổi tiền cho mỗi giao dịch. 

Hãy kiểm tra hạn mức rút tiền mặt của thẻ để chắc chắn rằng số tiền đó đủ để bạn có thể rút mỗi ngày. Thông thường, hạn mức rút tiền tối của thẻ ghi nợ là 100 triệu đồng/ngày.

Xem thêm: 101 điều cần biết trước khi sử dụng Thẻ Tín Dụng – Phần 3

5. Hãy chắc chắn rằng mã PIN của bạn gồm 4 chữ số 

Các máy ATM ở châu Âu sẽ không chấp nhận mã PIN dài hơn hoặc ngắn hơn 4 chữ số. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã đặt mã PIN chính xác trước khi bắt đầu chuyến đi. 

Mặc dù, bạn có thể rút tiền mặt từ ATM bằng thẻ tín dụng. Nhưng tốt hơn hết, vẫn nên sử dụng thẻ ghi nợ. Bởi phí rút tiền mặt của thẻ tín dụng rất cao.

thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Hạn chế rút tiền bằng thẻ tín dụng để tiết kiệm chi phí

6. Trả tiền mua hàng bằng nội tệ 

Một số cửa hàng có thể hỏi bạn có muốn trả tiền mua hàng bằng Đô la Mỹ không. Mặc dù có thể dễ dàng hơn để bạn làm toán theo cách này, nhưng nó sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn. 

Thông thường, các cửa hàng sẽ tính tỷ giá hối đoái cao hơn nhiều so với mức phí ngân hàng tính cho bạn. Do đó, tốt nhất, nên thanh toán bằng nội tệ khi mua hàng tại nước ngoài để tối ưu chi phí ở mức cao nhất. 

7. Mang dự phòng một thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ khác ngân hàng

Chắc chắn bạn sẽ không muốn bị mắc kẹt ở châu Âu mà không có nguồn viện trợ thứ hai. Vì vậy, khi ra nước ngoài, bạn nên mang cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Hoặc mang 2 thẻ ghi nợ khác ngân hàng. Trong trường hợp lỗi hệ thống, các giao dịch không thực hiện được, bạn có thể sử dụng thẻ của ngân hàng khác. 

Hãy chắc chắn rằng bạn đã thông báo cho ngân hàng trước khi đi. Đồng thời, kiểm tra các khoản phí và hạn mức rút tiền trong ngày của các loại thẻ. 

Lưu ý: Không nên mang nhiều thẻ cùng lúc phòng trường hợp bị mất hoặc bị đánh cắp. Nếu bạn không yên tâm khi để thẻ khách sạn, có thể mang theo người những nên để tách biệt với thẻ tín dụng.

Ví dụ, bạn có thể bỏ một thẻ trong ví và một thẻ khác trong túi áo của mình.

thẻ ghi nợ
Ảnh minh họa – Nên mang theo cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

8. Đề phòng các gian lận thẻ ghi nợ

Trước tiên, cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng thẻ ghi nợ để không bị mất mã PIN và mật khẩu. Phòng trường hợp bị đánh cắp tiền trong thẻ.

Khi sử dụng thẻ tại các điểm giao dịch thanh toán, siêu thị, nhà hàng, khách sạn… nếu nhân viên thu ngân tự ý trực tiếp thực hiện giao dịch, mà không đưa máy cho bạn tự cào thẻ. Việc này tiềm ẩn nguy cơ gian lận lớn, họ có thể chụp lại thông tin thẻ bất cứ lúc nào.

Vì vậy, bạn phải luôn để thẻ tín dụng trong tầm mắt của mình. Bên cạnh đó, cần theo dõi để kiểm soát việc nhân viên thu ngân có nhập đúng số tiền mà bạn phải trả hay không. Điều này sẽ giúp bảo vệ tài khoản của bạn không bị kẻ gian lợi dụng và đánh cắp tiền trong thẻ.

Nếu thẻ ghi nợ bị mất hoặc bị đánh cắp, bạn cần với ngân hàng trong vòng 48 giờ để khóa thẻ. Sau đó tiến hành thủ tục để làm lại thẻ trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý

Để hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra, cần chú ý:

  • Nên giữ gìn và bảo quản thẻ cẩn trọng. Bỏ tất cả thẻ ngân hàng vào một ngăn ví riêng và luôn phải để ví trong túi xách, balo,…  
  • Hình thành thói quen đặt lại thẻ ngân hàng sau khi sử dụng cố định tại một vị trí. Không bỏ lung tung nhằm tránh thất lạc.
  • Sử dụng và kiểm soát thẻ ngân hàng một cách cẩn thận. Những sự cố ngoài ý muốn như: rút tiền hoặc thanh toán nhưng quên lấy lại thẻ,… là tình huống bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Nói chung việc sử dụng thẻ ghi nợ ở châu Âu cũng không quá nhiều khác biệt so với thông thường. Bạn có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch như khi ở trong nước. Tuy nhiên, để tránh những tình huống không may có thể xảy ra, cần thận trọng khi sử dụng và bảo lý thẻ. Đó là cách tốt nhất để bạn giữ an toàn cho số tiền trong tài khoản của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây