Đối với những người thu nhập thấp, chi tiêu – tiết kiệm luôn là một bài toán khó khiến họ đau đầu. Làm thế nào để chi tiêu hợp lý, đảm bảo nhu cầu sinh hàng ngày mà vẫn có thể tiết kiệm tiền cho những mục tiêu tài chính trong tương lai?

1. Cắt giảm những chi phí không cần thiết

Những chi phí dù nhỏ nhưng nếu không thực sự cần thiết, nên được cắt giảm để tiết kiệm tiền bạc. Nó sẽ giúp bạn có thêm một khoản dư dả hàng tháng để sử dụng cho những khoản mục hữu ích hơn.

Với mức thu nhập thấp, cần có sự tính toán chặt chẽ trong chi tiêu để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Tránh lãng phí tiền bạc cho những thứ không cần thiết.

thu nhập thấp
Ảnh minh họa – Giảm những chi phí không cần thiết để tránh lãng phí

>> Xem thêm: Làm thế nào để giảm thiểu chi tiêu ăn uống hiệu quả?

2. Lập ngân sách chi tiêu

Đây là bước không thể thiếu nếu muốn có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, nhất là với những người thu nhập thấp.

Lập ngân sách sẽ giúp việc quản lý và kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn. Các khoản chi được phân chia rõ ràng với hạn mức cụ thể để bạn sử dụng một cách hợp lý.

Muốn có ngân sách chi tiêu hợp lý, nên theo dõi các khoản thu chi trong 3 tháng gần nhất. Bạn sẽ rút ra được hạn mức cần thiết cho từng khoản chi tiêu hàng tháng.

Để xây dựng ngân sách chi tiêu khoa học và hiệu quả, có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Phương pháp 6 chiếc hũ

Với phương pháp này của T. Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:

  • 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,… 
  • 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
  • 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
  • 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
  • 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
  • 5% cho từ thiện

Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 10 triệu đồng, ngân sách sẽ được chia như sau:

  • Chi tiêu thiết yếu: 5.500.000đ
  • Giáo dục: 1.000.000đ
  • Tiết kiệm: 1.000.000đ
  • Chi tiêu cá nhân (hưởng thụ): 1.000.000đ
  • Đầu tư: 1.000.000đ
  • Từ thiện: 500.000đ

Quy tắc 50/30/20

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

tiết kiệm chi tiêu
Ảnh minh họa – Lập ngân sách giúp người thu nhập thấp quản lý chi tiêu tốt hơn

>> Xem thêm: 10 mẹo lập ngân sách chi tiêu đầy đủ nhất 2019

Lập ngân sách chi tiêu với ứng dụng Money Lover

Thay vì phải tính toán, ghi chép bằng máy tính, sổ sách, bạn có thể sử dụng Money Lover – ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới.

Money Lover cho phép bạn nhập và theo dõi chi tiết các khoản thu chi hàng ngày ngay trên điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Bạn sẽ dễ dàng nắm được tình chính tài chính của bản thân thông qua các báo cáo được minh họa bằng biểu đồ.

Money Lover
Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover

Bên cạnh đó, sử dụng tính năng Lập ngân sách của Money Lover, bạn có thể tạo và theo dõi ngân sách chi tiêu của mình theo từng danh mục. Ứng dụng sẽ đưa ra nhắc nhở để bạn có kế hoạch chi tiêu phù hợp với ngân sách hiện tại.

Với Money Lover, việc quản lý tài chính cá nhân sẽ trở nên đơn giản và thú vị hơn rất nhiều. Nhờ đó, thói quen chi tiêu của bạn cũng được thay đổi theo hướng tích cực.

3. Mua sắm khoa học và tiết kiệm

Tiết kiệm không đồng nghĩa với chi tiêu tằn tiện. Tuy nhiên, cần tạo thói quen chi tiêu khoa học.

Sau khi sắp xếp kế hoạch mua sắm, hãy cân đối sản phẩm phù hợp với số tiền mà bạn đang có. Đừng bao giờ quên nguyên tắc “Chi ít hơn thu”.

Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch đã đề ra, cố gắng giảm bớt việc mua sắm tùy thích theo cảm xúc. Hãy đảm bảo bạn sẽ không hối hận mỗi lần rút tiền ra khỏi ví.

Bên cạnh đó, phân chia thời gian chi tiêu hợp lý là cách tốt nhất để luôn duy trì tình hình tài chính ổn định. Tốt nhất không nên chi tiêu cùng một lúc cho tất cả sản phẩm. Hãy sắp xếp kế hoạch mua sắm, chọn những sản phẩm cần thiết nhất lên đầu.

Đối với những sản phẩm có giá trị lớn, cần tích góp, tiết kiệm trước khi bỏ tiền ra mua. Đồng thời phải đảm bảo việc mua sản phẩm đó không ảnh hưởng đến tài chính của bạn.

4. Mua bảo hiểm kể cả khi thu nhập thấp

Bảo hiểm là công cụ hỗ trợ tài chính cho bạn nếu không may có rủi ro bất ngờ xảy ra. Do đó, việc mua bảo hiểm đặc biệt cần thiết với những người thu nhập thấp. 

Nên dành khoảng 10% thu nhập để mua bảo hiểm, mà trước tiên là bảo hiểm y tế. Bởi chi phí y tế sẽ trở thành gánh nặng lớn nếu có sự cố xảy ra.

Mua bảo hiểm chính là mua sự an tâm cho bạn và gia đình. Vì thế, dù tài chính còn eo hẹp, bạn cũng không nên bỏ qua việc này.

>> Xem thêm: 7 gói bảo hiểm nên sử dụng để tránh rủi ro trong cuộc sống

5. Gửi tiết kiệm

Đây được xem là một trong những hình thức đầu tư sinh lời an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Thay vì để tiền “nằm im” trong tủ, gửi tiết kiệm giúp bạn có thêm một khoản lợi nhuận nhỏ mỗi tháng.

Bên cạnh đó, bạn có thể yên tâm về độ an toàn khi gửi ngân hàng, không lo mất trộm, hỏa hoạn hay thiên tai.

Hiện nay, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 6,5 – 8,0%/năm. Do đó, đây là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một kênh đầu ít rủi ro, lợi nhuận ổn định.

Lãi suất tiết kiệm tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay (cập nhật 09/2019):

Ngân hàng

1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng

Viet Capital Bank

5,3 5,4 7,4 8,0 8,6

VPBank

4,9 5,0 7,0 7,05

7,7

BIDV

4,5 5,0 5,5 6,9

6,9

Vietinbank

4,5 5,0 5,5 6,8

6,8

Techcombank

5,1 5,2 6,3 6,7

6,8

Vietcombank

4,5 5,5 5,5 6,8

6,8

Eximbank 4,6 5,0 5,6 6,8

8,0

 

>> Xem thêm: 8 điều cần biết khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng

6. Không sử dụng thẻ tín dụng

Mua sắm bằng thẻ tín dụng đem lại sự tiện lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể khiến bạn nhanh chóng “rỗng túi” trong chốc lát. 

Theo các chuyên gia tài chính, việc mua sắm bằng thẻ tín dụng thường khiến bạn chi tiêu nhiều hơn 12% so với việc rút tiền mặt ra khỏi ví. Bởi lẽ bạn không nhìn thấy tiền của mình “ra đi” như thế nào. 

Ngoài ra, khi dùng thẻ tín dụng, bạn cần thanh toán chi phí lãi suất và phí sử dụng đi kèm. Điều này sẽ tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng. Rất lãng phí!

Do đó, tốt nhất không nên sử dụng thẻ tín dụng nếu không thực sự cần thiết.

chi tiêu tiết kiệm
Ảnh minh họa – Hạn chế dùng thẻ tín dụng kể cả khi thu nhập thấp

7. Tận dụng các phiếu giảm giá

Để thu hút khách hàng, nhiều địa chỉ mua sắm thường sử dụng phiếu giảm giá, thẻ tích điểm,… Đừng vội vứt chúng đi, biết đâu sẽ có lúc bạn có nhu cầu và cần tới chúng đấy! 

Sử dụng các phiếu giảm giá, dành riêng một khoản nhỏ để tận dụng các chương trình sale off 50 – 70% của các nhãn hàng. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy số tiền mà mình đã tiết kiệm được.

8. Kéo dài tuổi thọ các vật dụng

Mọi vật dụng đều có tuổi thọ nhất định. Nếu biết cách sử dụng và bảo dưỡng định kỳ, không những có thể kéo dài thời gian sử dụng, mà còn hạn chế những hao tổn ngoài mong muốn.

Chẳng hạn, để giữ đồ gỗ trong nhà luôn bền đẹp, cần lưu ý:

  • Tránh tất cả các chất tẩy rửa có chứa amoniac. Vì amoniac có thể làm hư hỏng đồ gỗ của bạn.
  • Thường xuyên lau bụi bẩn trên đồ gỗ nội thất bằng khăn vải mềm khô, sạch.
  • Không sử dụng chất đánh bóng đồ gỗ có hàm lượng cao của rượu. Vì nó có thể làm hỏng kết cấu đồ gỗ.
  • Sử dụng đế lót ly giữa bề mặt đồ gỗ và kính để giảm hơi nước ngưng tụ.
  • Bảo vệ đồ gỗ nội thất phòng ăn với khăn trải bàn bằng chất liệu xơ tự nhiên.
  • Đảm bảo không có dung dịch mắc kẹt giữa kính và bề mặt đồ gỗ. Hãy chắc chắn rằng bề mặt đồ gỗ luôn luôn trong tình trạng khô ráo.
  • Tránh để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào đồ gỗ.

Đối với các thiết bị điện máy, cần bảo dưỡng định kỳ và đúng kỹ thuật để duy trì máy hoạt động ổn định, tránh hao phí điện năng. Nên sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, có công suất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ.

Sử dụng đồ dùng đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ cho việc sửa chữa hoặc thay đồ mới. 

chi tiêu tiết kiệm
Ảnh minh họa -Bảo dưỡng định kỳ đồ điện máy để chúng hoạt động tốt hơn

9. Làm thêm để tăng thu nhập

Bên cạnh việc chi tiêu tiết kiệm, tăng thu nhập cũng là một cách hiệu quả để bạn cải thiện tình hình tài chính hiện tại.

Hãy thử bắt đầu với những công việc làm thêm ngoài giờ hành chính như kinh doanh online, gia sư, giao hàng,… Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian và sức khỏe để sắp xếp công việc một cách hiệu quả.

Bạn chắc chắn sẽ kiếm được một khoản thu nhập khá hàng tháng nếu chăm chỉ làm việc. Vì vậy, đừng ngại thử nếu bạn tự tin vào khả năng của mình.

Thu nhập tăng đồng nghĩa với việc ngân sách chi tiêu, tiết kiệm của bạn được nới rộng. Áp lực tiền bạc sẽ không còn nặng nề như trước.

>> Xem thêm: 10 cách đơn giản để tăng thu nhập tại nhà chỉ với laptop

10. Thanh lý những món đồ không dùng đến

Hãy kiểm tra và thu dọn toàn bộ những món đồ mà bạn ít dùng hoặc không dùng tới nhưng vẫn còn tốt như quần áo, giày dép, đồ điện cũ,… Sau đó đăng bán với giá rẻ qua các trang mạng xã hội.

Việc này không chỉ giúp bạn tối đa hóa diện tích sử dụng cho ngôi nhà, mà còn có thể thu về một khoản tiền phục vụ những khoản chi tiêu cần thiết khác.

Với những người thu nhập thấp, tiền bạc luôn là vấn đề khiến họ cảm thấy áp lực. Tuy nhiên, nếu biết chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm đúng cách, bạn sẽ không còn phải đau đầu về chuyện cơm, áo, gạo, tiền hàng ngày.

Hãy thử áp dụng những gợi ý trên đây của Money Lover, bạn sẽ thấy tình hình tài chính của mình được cải thiện rõ rệt. Chúc bạn thành công!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây