Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng không chỉ giúp bạn kiểm soát nguồn tiền, mà còn sớm hiện thực hóa những dự định tài chính trong tương lai. 

Lập ngân sách chi tiêu

Ngân sách là một phần thiết yếu trong bức tranh tài chính lành mạnh. Cho phép bạn biết cách phân bổ nguồn tiền và chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế. Đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. 

10 mẹo lập ngân sách dưới đây sẽ giúp bạn hình thành thói quen kiểm soát tiền bạc. Từ đó, có những kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học để đạt những mục tiêu tài chính. 

1. Sắp xếp khoản chi tiêu theo trình tự 

Thiết lập ngân sách chính là việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và đưa ra hạn mức cho những khoản chi tiêu, dựa trên tình hình thực tế. 

Khi xác định các nhu cầu ưu tiên của mình, có thể tránh được việc chi tiêu quá đà. Và bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Nếu cuối mỗi tuần, bạn đều chi tiêu cho những khoản như: ăn uống, hẹn hò, mua sắm, xem phim… 

Hãy liệt kê tất cả những chi phí này vào một danh sách cụ thể và đặt hạn mức chi tiêu.  

Tiếp theo, bạn hãy phân bổ số tiền mà bạn có cho những khoản chi tiêu khác. Nếu bạn muốn chi tiêu nhiều hơn cho một danh mục nào đó, hãy cắt giảm ở những khoản còn lại.

Lập ngân sách chi tiêu
Ảnh minh họa – Thiết lập ngân sách chi tiêu theo thứ tự

Thông thường, với mức thu nhập ổn định, mọi người sẽ phân bổ chi tiêu cho những danh mục: 

  • Ăn uống 
  • Thuê – trả góp nhà 
  • Điện nước 
  • Thể thao 
  • Hiếu hỷ
  • Bạn bè và người yêu 
  • Điện thoại 
  • Giáo dục
  • Giải trí 
  • Mua sắm

Nếu không may chi tiêu quá đà ở danh mục mua sắm, bạn cần giảm bớt ở những khoản chi khác để đảm bảo cân đối thu – chi. 

2. Giữ hóa đơn và biên lai sau khi thanh toán

Ngoài việc thiết lập những khoản chi tiêu cố định hàng tháng. Có thể sẽ phát sinh thêm những khoản chi tiêu khác. Do đó, việc trích một khoản tiền dành cho khoản chi phí khác là điều cần thiết. 

Bên cạnh đó, việc giữ lại hóa đơn và biên lai sau khi thanh toán là điều bạn nên làm. Bởi, sẽ giúp bạn không quên khoản đã chi tiêu và bạn nên nhìn lại vào những hóa dơn này. Nếu chi tiêu quá nhiều, bạn cần cân đối và tiết chế lại để đảm bảo ngân sách.

3. Ưu tiên thanh toán các khoản nợ

Bên cạnh việc lập ngân sách chi tiêu, ưu tiên cho vấn đề trả nợ là điều cần thiết. Và bạn nên thực hiện song song cả hai. 

Khi có kế hoạch trả nợ, có nghĩa rằng việc chi tiêu nên thắt chặt. Khi đó, ngân sách chi tiêu có thể sẽ có thay đổi để hoàn thành mục tiêu trả nợ.

Một cá nhân có thể có nhiều khoản nợ khác nhau. Chẳng hạn, vay nợ bạn bè người thân, nợ thẻ tín dụng, khoản vay ngân hàng, tín dụng đen…

Ưu tiên thanh toán cho những khoản nợ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, áp lực và hạn chế tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con. 

Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng, khi đến hạn cần thanh toán cho ngân hàng một khoản nợ. Bạn cần tính toán thời gian cần thanh toán số nợ. Không nên để tình trạng nợ tháng này cộng dồn nợ tháng sau.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và điểm tín dụng của chính bạn. Vì vậy, trước khi lập ngân sách chi tiêu, nên cân nhắc và ưu tiên thanh toán cho những khoản nợ trước. 

Lập ngân sách chi tiêu
Ảnh minh họa – Ưu tiên thanh toán các khoản nợ để đảm bảo tài chính

4. Tiết kiệm trước khi chi tiêu

Hầu hết mọi người chọn cách chi tiêu trước và tiết kiệm những gì còn lại. Điều này khiến việc tiết kiệm không được đảm bảo và duy trì đều đặn hàng tháng.

Hãy nghĩ rằng, tiết kiệm như một khoản chi phí cố định và tính đến yếu tố phù hợp với ngân sách của bạn. Để đảm bảo việc chi tiêu, tiết kiệm khoa học và phù hợp. 

Khi lập ngân sách, hãy để danh mục tiết kiệm đầu tiên. Có thể tiết kiệm 10 – 20% thu nhập. Tùy thuộc vào mức thu nhập và nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân mà có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. 

Xây dựng kế hoạch tiết kiệm cũng chính là cách để đảm bảo ngân sách chi tiêu được khoa học. Khi đó, việc quản lý tài chính sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

5. Quan sát một ngày không chi tiêu

Hãy thử một ngày không chi tiêu, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn. Và quan trọng hơn đó chính là ví tiền và ngân sách của bạn luôn được đảm bảo. 

Chẳng hạn như ngày cuối tuần. Bạn không ra ngoài, không mua sắm, chỉ chi tiêu cho nhu cầu cần thiết như ăn uống. Khi đó, bạn sẽ thấy việc kiểm soát chi tiêu đơn giản hơn bản thân đã nghĩ. 

Sau ngày không chi tiêu, hãy quan sát lại và ngân sách chi tiêu của mình. Sẽ có một sự khác biệt hoàn toàn với những ngày trước đó. Bạn sẽ có động lực thực hiện việc kiểm soát chi tiêu, thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền. 

Đây chính là một trong những cách để đảm bảo chi tiêu hàng tuần. Vấn đề chi tiêu luôn nằm trong phạm vi ngân sách đã đề ra. 

6. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý chi tiêu 

Sử dụng công cụ hỗ trợ là cách để bạn quản lý chi tiêu cá nhân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Bạn có thể tham khảo ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover. Ứng dụng được cài đặt miễn phí trên điện thoại, máy tính bảng, laptop… cho phép người dùng sử dụng ở bất cứ đâu, thời điểm nào. 

Khi sử dụng, người dùng tạo Ví chi tiêu và nhập các giao dịch thu – chi như: tiền lương, mua sắm, ăn uống, đi lại, giải trí… Ứng dụng sẽ báo cáo và thống kê chi tiết các giao dịch mà bạn đã tạo. 

Để hỗ trợ tối đa cho người dùng, Money Lover còn có các tính năng khác như: lập ngân sách chi tiêu, thiết lập kế hoạch tiết kiệm ngắn hạn, chia sẻ ví chi tiêu…. 

Lập ngân sách chi tiêu
Tính năng lập ngân sách trên ứng dụng quản lý tài chính Money Lover

Chẳng hạn như tính năng lập ngân sách. Tính năng này cho phép bạn thiết lập thời gian, đặt hạn mức, theo dõi chi tiêu cụ thể và chi tiết. Và nhận thông báo, cảnh báo nếu chi tiêu vượt quá ngân sách. Đảm bảo việc chi tiêu luôn có kiểm soát. 

7. Bắt đầu đóng góp cho quỹ nghỉ hưu 

Ngoài việc lập ngân sách chi tiêu hàng tháng. Bắt đầu xây dựng quỹ nghỉ hưu là điều cần thiết mà bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt. 

Đây là quỹ mà hầu hết mọi người thường bỏ qua trong việc xây dựng mục tiêu tài chính tương lai. Vì chúng còn quá xa với cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, chúng lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống sau này. 

Khi về già, bạn không có một khoản tiền để dưỡng già. Bạn sẽ phụ thuộc vào con cái hay tìm kiếm những công việc có thu nhập? 

Đây chắc chắn là điều mà bất kỳ ai cũng không mong muốn. Vì thế, để nghỉ hưu an nhàn, không phụ thuộc vào con cái. Bạn nên xây dựng kế hoạch tài chính ngày từ bây giờ để chuẩn bị cho sau này. 

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị tài chính cho kế hoạch này còn giúp bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn. Ngoài khoản tiết kiệm hàng tháng, xây dựng quỹ nghỉ hưu cũng là một danh mục mà bạn nên ưu tiên.

Nếu tình hình tài chính của bạn chưa cho phép bạn xây dựng quỹ này, hãy thắt chặt chi tiêu hay tìm kiếm những công việc làm thêm để gia tăng thu nhập.

Chuẩn bị càng sớm, bạn càng có nhiều thời gian để hoàn thành. Hạn chế những rắc rối về mặt tài chính. 

8. Đặt ra những mục tiêu tài chính 

Lập ngân sách chi tiêu giúp bạn phác thảo những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn trong tương lai.

Nếu bạn cân nhắc giữa việc mua một chiếc máy tính xách tay hoặc một chiếc tivi mới. Tốt hơn hết, hãy lên kế hoạch mua sắm từ trước. 

Điều này giúp bạn suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định và có thời gian để tính toán chi phí cần chi trả.

Chẳng hạn, bạn muốn mua chiếc máy tính xách tay có giá 16 triệu đồng. Bạn có khả năng thanh toán trong 8 tháng. Trung bình mỗi tháng số tiền bạn cần tiết kiệm tối thiểu là 2 triệu đồng. 

Như vậy, bạn có 8 tháng để chuẩn bị tài chính cho quyết định này. Đồng nghĩa rằng, trong ngân sách chi tiêu hàng tháng bạn nên ưu tiên cho khoản tiết kiệm để đạt được mục tiêu này.

Lập ngân sách chi tiêu
Ảnh minh họa – Thiết lập mục tiêu tài chính để tạo lập ngân sách chi tiêu khoa học

9. Thiết lập ngân sách riêng vào những dịp đặc biệt 

Trong năm, sẽ có một vài thời điểm mà nhu cầu chi tiêu của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Nếu không có kế hoạch chuẩn bị từ sớm, có thể dẫn đến chi tiêu quá đà, mắc nợ. 

Một số thời điểm như: mùa tựu trường, nếu bạn có con, hay dịp lễ tết… thường sẽ chi tiêu nhiều hơn. Nếu bạn không có kế hoạch chuẩn bị cho ngân sách, bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. 

Như vậy, bạn nên chuẩn bị kế hoạch và lập ngân sách dự phòng cho những khoản chi tiêu vào những dịp đặc biệt. Đảm bảo không bội chi, giúp cân đối tài chính.  

10. Điều chỉnh ngân sách chi tiêu hàng tháng 

Theo dõi ngân sách chi tiêu thường xuyên là điều cần thiết mà hầu hết mọi người đều bỏ qua. Khi đó, ngân sách bạn đã thiết lập không còn ý nghĩa trong việc kiểm soát chi tiêu hàng tháng nữa. 

Do đó, thường xuyên bám sát ngân sách để điều chỉnh thu – chi sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Tránh tình trạng mất cân đối trong chi tiêu. Đảm bảo thực hiện những dự định tài chính tương lai. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây