6 sai lầm tai hại về tài chính cần tránh khi đang là sinh viên

0
1028

Những khoản chi tiêu phung phí cho các bữa tiệc tùng, ăn chơi sẽ không thể được hoàn trả một cách nhiệm màu khi bạn tốt nghiệp.

6 sai lầm tai hại về tài chính cần tránh khi là sinh viên

→ Xem thêm: 5 bước quản lý tài chính để bắt đầu cuộc sống tự lập

Bên cạnh đó, những thói quen xấu mà bạn “nuôi dưỡng” trong suốt thời kỳ này có thể theo bạn suốt những thập kỷ trong cuộc đời. Bởi, tôi đã từng trải qua, tôi là người hiểu rõ hơn ai hết.

Dưới đây là một vài sai lầm nghiêm trọng nhất tôi từng phạm phải thời sinh viên. Và tôi sẽ chỉ cho bạn biết làm thế nào để tránh lặp lại những vết xe đổ đó.

1. Không lập một quỹ cá nhân cho tương lai

Tôi liên tục hạ quyết tâm phải lập một ngân sách mỗi khi năm mới đến, nhưng rồi chỉ sau vài tuần tôi đã từ bỏ ý định đó. Khi tôi còn là sinh viên năm 2, tôi đã lên kế hoạch dành dụm một quỹ nhỏ. Và rồi khi lễ tốt nghiệp đến, tôi nhận ra trong suốt những năm qua mình đã chi tiêu thiếu trách nhiệm như thế nào.

Bước vào cuộc sống đời thực với rất nhiều khó khăn. Tôi vẫn giữ thói quen cũ là chi tiêu phung phí cho ăn uống và mua sắm quần áo. Mãi cho đến khi tôi bắt đầu có công việc đầu tiên của mình, tôi mới thấy cuộc sống tự trang trải khó khăn hơn mình tưởng.

Nếu bạn quan tâm đến việc tạo lập một quỹ cá nhân, hãy sử dụng ứng dụng Money Lover, cho phép theo dõi tiền đi về đâu để quản lý và điều chỉnh mỗi tháng. Khi nắm được dòng tiền, sẽ dễ dàng hơn trong việc thay đổi hành vi chi tiêu và sau cùng là thay đổi thói quen chi tiêu của mình.

6 sai lầm tai hại về tài chính cần tránh khi là sinh viên
Ảnh minh họa- Lập một quỹ cá nhân dành cho tương lai

→ Xem thêm: 7 lý do nên thiết lập ngân sách chi tiêu nếu không muốn cả đời phải lo lắng về tiền bạc

2. Không trả dần các khoản vay sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Bạn có biết, mình hoàn toàn có thể bắt đầu trả các khoản vay sinh viên khi vẫn còn trên ghế nhà trường không? Thật tiếc vì tôi đã không biết điều đó.

Khi còn là sinh viên, tôi nghĩ mình sẽ được trả mức lương cao sau khi tốt nghiệp. Vì thế, các khoản vay được tôi liệt vào danh sách “để sau này tính”. Mãi về sau tôi mới nhận ra, nếu lúc trước tôi trả 50 đô la mỗi tháng, thì bây giờ đã có thể tiết kiệm hàng trăm đô tiền lãi tích lũy.

Nếu vẫn là sinh viên, hãy bắt đầu trả các khoản vay ngay từ bây giờ. Ngay cả khi chỉ có thể trả 10 đô hàng tháng, bạn vẫn có thể tiết kiệm được một khoản kha khá. Thói quen trả cho các khoản nợ mỗi tháng này cực kỳ hữu ích cho cuộc sống nhiều khó khăn sau này.

3. Không nghiên cứu về các khoản vay cho sinh viên

Tôi biết mình có thể vay các khoản vay dành cho sinh viên để trang trải cho học phí. Trước khi đưa ra quyết định, bố mẹ tôi nói: “Hãy chọn một trường với mức học phí phải chăng. Nơi các khoản vay tôi cần sẽ nhỏ hơn số tiền mà tôi tự kiếm được trong năm nhất đại học.

Tôi muốn trở thành một nhà báo, với mức thu nhập khởi điểm khoảng 80 – 100 triệu/năm. Và tôi đã lên kế hoạch vay tổng cộng 80 triệu, ít hơn với mức lương tương lai. Điều này làm tôi cảm thấy khá an tâm.

Nhưng tôi đã không xem xét những khoản phải trả hàng tháng của mình là bao nhiêu và làm cách nào tôi có thể sống chỉ với 20 triệu/năm sau khi đã trả hết số tiền đi vay.

Nếu bạn không chắc chắn mình đã vay bao nhiêu tiền, đây là lúc cần xem xét kỹ hơn. Nếu đang sử dụng các khoản vay để trang trải cho chi phí sinh hoạt, hãy cân nhắc tìm việc đi làm bán thời gian để bù đắp cho những chi phí sinh hoạt đó. Bạn càng vay ít, càng ít phải trả nợ.

6 sai lầm tai hại về tài chính cần tránh khi là sinh viên
Ảnh minh họa- Nghiên cứu về các khoản vay dành cho sinh viên tại trường học 

4. Bị ảnh hưởng bởi áp lực từ bè bạn (Peer Pressure)

Khi còn học phổ thông, tôi đã nghe rất nhiều lý thuyết về áp lực đồng trang lứa (peer pressure). Giáo viên đã bảo chúng tôi đừng làm những điều trông có vẻ rất “ngầu” mà những “đại ca trường học” vẫn làm. Họ bảo chúng tôi hãy tránh xa rượu bia, chất kích thích và tìm ra những giá trị thực sự của bản thân.

Thật không may, khi không ai giải thích rằng áp lực này còn ảnh hưởng đến cả cách tiêu tiền sau này. Bạn có thể an nhiên sống một cuộc đời sinh viên mà không phải chịu những áp lực từ trường đời.

Nhưng sau khi ra trường, học cách nói lời từ chối và nghĩ về những hệ lụy lâu dài là điều cực kỳ cần thiết. Bạn phải học cách cân bằng giữa những thú vui và trách nhiệm với bản thân.

5. Không nộp đơn xin học bổng

Thông thường các sinh viên chỉ nộp đơn xin cấp học bổng vào thời gian đầu khi mới nhập học. Nhưng thực tế là có rất nhiều học bổng cấp cho các sinh viên.

Tôi đã nộp đơn cho rất nhiều loại học bổng khác nhau ở trường, nhưng đã không quan tâm đến chúng. Bởi vì đối với tôi lúc ấy xin học bổng là việc làm phung phí thời gian.

Cách suy nghĩ này đã làm phí phạm của tôi hàng chục triệu cho những năm sinh viên. Và cho đến khi tôi hoàn trả các khoản vay của mình, tôi mới nhận ra mình đã bỏ lỡ bao nhiêu tiền.

Nếu bạn thấy việc xin học bổng trị giá 2-3 triệu đồng cần nhiều thủ tục rườm rà, thì cũng cần xem xét liệu bạn sẽ mất bao lâu để kiếm được số tiền đó trong cuộc sống sau này.

6 sai lầm tai hại về tài chính cần tránh khi là sinh viên
Ảnh minh họa- Nộp đơn xin học bổng từ trường học 

6. Không sử dụng thẻ tín dụng

Một trong những sai lầm lớn nhất mà sinh viên mắc phải là không theo dõi lịch sử tín dụng của mình. Một báo cáo tín dụng giống như một bằng chứng giúp người cho vay, chủ nhà và đôi khi là nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá độ tin cậy của bạn.

Nếu bạn có điểm tín dụng thấp hoặc chưa có tài khoản tín dụng, bạn có thể sẽ không đủ điều kiện mua một căn hộ nếu không có một người bảo lãnh.

Hay khi chưa có thẻ tín dụng, hãy xin phép bố mẹ để bạn là người được ủy quyền sử dụng trên thẻ của họ, hoặc nhờ họ đứng ra đảm bảo cho thẻ tín dụng sinh viên của bạn.

Khi bạn tự tin vào khả năng tự kiểm soát của mình, sử dụng thẻ tín dụng có thể cải thiện đáng kể lịch sử tín dụng của bạn. Thanh toán một vài hóa đơn nhỏ với thẻ tín dụng, sau đó thanh toán số dư đầy đủ sau khi nhận được thông báo hàng tháng.

Nhưng hãy nhớ rằng, số tiền trong thẻ tín dụng không phải là miễn phí, nó chỉ là một công cụ hỗ trợ cho sức khỏe tài chính của bạn và có thời hạn phải trả. Thẻ tín dụng chỉ có ích khi nó được trả đủ vào cuối mỗi tháng. Để tồn đọng quá nhiều sẽ gây nợ cũng như hậu quả khôn lường về tình hình tài chính sau này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây