Hướng dẫn kiểm soát chi tiêu hàng tháng cực kỳ đơn giản

0
1653

Money Lover sẽ hướng dẫn bạn kiểm soát chi tiêu hàng tháng đơn giản.  Bạn có thể tự thực hiện cho cá nhân. Dựa trên thu nhập và chi tiêu hàng tháng của bản thân.

Việc kiểm soát chi tiêu hàng tháng không có nghĩa là cắt giảm tối đa khoản chi. Qua đó bạn có thể kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp để thực hiện những mục tiêu lâu dài hơn.

Kiểm soát chi tiêu diễn ra trong thời gian bao lâu tùy thuộc vào chính bạn. Có thể theo tuần hoặc theo tháng. Để bạn dễ dàng kiểm soát và đánh giá tình hình tài chính của mình.

Kiểm soát chi tiêu từ các hóa đơn

Bạn cần chú ý lưu lại và kiểm soát hóa đơn của các khoản chi tiêu mà bạn đã thực hiện. Trong đó bao gồm hóa đơn của các khoản sinh hoạt hàng ngày. Có thể như tiền ăn uống, tiền điện, tiền nước… Hay các khoản tiền bạn bỏ ra để đầu tư. Điều quan trọng là từ các hóa đơn đó, bạn sẽ đưa ra con số trung bình và khi có nhiều nguồn để thống kê thì con số này sẽ chính xác hơn.

Hóa đơn giúp bạn nắm được chi phí chi tiêu chính xác nhất

Liệt kê chi tiết các khoản thu nhập

Bạn cần kê khai cụ thể các khoản thu nhập của mình. Kể cả thu nhập chính và thu nhập phụ. Bạn càng đưa ra con số cụ thể càng tốt. Và xác thực được nguồn thu nhập này một cách hiệu quả. Hãy cố gắng tổng hợp lại các khoản thu, kiểm soát và duy trì nó đều đặn mỗi thán. Để việc thực hiện mục tiêu chi tiêu cuộc sống không bị gián đoạn.

Kiểm soát chi tiêu các khoản chi phí

Tương tự như các khoản thu nhập, bạn cần liệt kê đầy đủ và kiểm soát các chi phí hàng ngày. Gồm chi phí thường niên và chi phí phát sinh. Danh sách này phụ thuộc vào các khoản chi tiêu của bạn mà sẽ có độ dài ngắn khác nhau. Bao gồm thanh toán thế chấp, thanh toán mua tài sản, bảo hiểm, ăn uống, tiện ích hay giải trí… Chúng bao gồm tất cả những gì mà bạn phải chi tiền.

Từ danh sách này bạn có thể phân chia cụ thể để dễ theo dõi hơn bao gồm: chi phí cố định (những chi phí bắt buộc có mỗi tháng). Và chi phí di động (chi phí có hoặc không có mỗi tháng).

Hướng dẫn kiểm soát chi tiêu hàng tháng cực kỳ đơn giản

So sánh thu nhập với chi phí

Khi so sánh giữa thu nhập và chi phí sau khi đã lập kế hoạch ngân sách, sẽ xảy ra hai trường hợp. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí. Bạn có thể cân nhắc để đầu tư mức thu nhập còn lại sau khi đã trừ chi phí vào các khoản tiết kiệm khác.

Nếu thu nhập nhỏ hơn chi phí. Bạn cần sớm điều chỉnh ngân sách, kiểm soát chi tiêu của bản thân. Sẽ phải cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Hoặc tìm cách để gia tăng thu nhập để đảm bảo chi phí không được vượt thu nhập, tránh các khoản nợ xấu không đáng có.

Thường xuyên đánh giá, kiểm soát ngân sách

Đây là bước quan trọng sau khi kiểm soát chi tiêu. Việc kiểm tra và rà soát giúp cho bạn đảm bảo được các chi phí đang thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Sau tháng đầu tiên thực hiện theo kế hoạch, hãy rà soát lại để so sánh các chi phí thực tế bạn đã chi tiêu so với tổng thu nhập, khi đó bạn sẽ biết được bạn đã làm tốt ở đâu và có thể cắt giảm được những chi phí nào để làm tăng tài khoản tiết kiệm của bản thân.

Chú ý đánh giá kế hoạch thường xuyên để điều chỉnh chi tiêu phù hợp

Việc lập kế hoạch ngân sách cá nhân là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bạn kiểm soát được chi tiêu mà còn giúp bạn điều chỉnh lại các chi phí, sao cho tích cực và hiệu quả nhất. Từ đó bạn có thể tập trung tài chính cho những mục tiêu lớn hơn trong tương lai như đầu tư và giáo dục, đầu tư vào tài sản, hay đầu tư cho con cái.

Ngược lại nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bạn sẽ khó lòng kiểm soát được tài chính cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không có những khoản tiền dự phòng cho những sự cố bất ngờ xảy ra, đẩy bạn vào tình thế bị động.

Hy vọng với một vài gợi ý mà Money Lover đã đưa ra, cá nhân mỗi người sẽ có được kế hoạch ngân sách cho chính mình hoặc cho gia đình mình. Từ đó, hướng bản thân đến lối sống khoa học, chi tiêu trong khoản chi phí nhất định để đem lại một khoản tài chính giá trị.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây