Đe doạ dùng vũ lực uy hiếp người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể bị phạt tù đến 20 năm

0
1745

Người đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 1 – 5 năm. Nếu chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu trở lên có thể bị phạt tù từ 12 năm – 20 năm.

Nhiều trường hợp, người vay tiền từ các tổ chức tín dụng đen không trả được đúng hạn đã bị đe doạ, dùng vũ lực, thậm chí ép ký giấy vay nợ với số tiền lớn hơn gấp nhiều lần số nợ ban đầu. Như thế có vi phạm pháp luật không?

Giải đáp thắc mắc này, luật sư Lý Thị Hoà – Văn phòng luật sư Hoàng Hưng nhận định: “Hành vi của các cá nhân, tổ chức trên đã có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự 2015”.

Cụ thể, người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Nếu phạm tội có tổ chứcm với người dưới 16 tuổi hoặc phụ nữ có thai,… thì bị phạt từ 3 đến 10 năm tù. Nếu chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Theo bà, đặc điểm của tội Cưỡng đoạt tài sản là hoạt động uy hiếp tinh thần của người khác bằng thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác, làm cho đối tượng bị nhắm đến phải lo sợ, phải nộp tài sản.

  1. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt tài sản và thực hiện hành vi đe doạ tinh thần người khác, thì tội phạm đã hoàn thành.
  2. Nếu gây ra hậu quả, tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hay nhẹ.
  3. Nếu hậu quả chưa xảy ra, người phạm tội chưa chiếm đoạt tài sản và chưa thực hiện hành vi đe doạ  thì hành vi đó thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội.
  4. Nếu người phạm tội gây thương tích cho người khác, thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây