Hướng dẫn cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp

0
2103

Những cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp sẽ được bật mí ngay dưới đây. Giúp bạn thoát khỏi tình trạng chi tiêu quá đà, mất kiểm soát. Sớm hoàn thành những mục tiêu tài chính tương lai. 

Cách chi tiêu gia đình thu nhập thấp

1. Nắm rõ tổng thu nhập hàng tháng

Đầu tiên bạn cần xác định tổng thu của gia đình. Bao gồm mức lương chính của hai vợ chồng và khoản thu nhập từ nguồn khác như: làm thêm, bán hàng, thanh lý đồ dùng…

Con số này bạn cần thống kê một cách chính xác và đương nhiên bạn cần phải thành thật và đối diện với sự thật nếu mức thu nhập của gia đình thấp hơn mức trung bình. 

Nắm rõ tổng thu nhập hàng tháng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó chính là yếu tố quyết định đến việc chi tiêu, sinh hoạt phí của cả gia đình. 

Để nắm được tổng thu nhập, bạn cần thống kê một cách chính xác vào sổ, sách hoặc những ứng dụng quản lý chi tiêu trên các thiết bị di động. 

2. Phân bổ tiền lương hợp lý 

Để làm chủ tài chính, chi tiêu luôn trong tầm kiểm soát thì bạn cần xây dựng kế hoạch phân bổ tiền lương hợp lý và khoa học. 

Ngoài ra, việc phân bổ tiền lương cũng là cách giúp bạn hiểu rõ nguồn tiền vào – ra. Từ đó có những kế hoạch chi tiêu và điều chỉnh khi cần thiết. 

Dưới đây là những phương pháp phân bổ tiền lương phổ biến, được nhiều người áp dụng và thành công. Bạn có thể tham khảo: 

2.1. Phương pháp Kakaibo 

Đây là phương pháp được phát hiện bởi người Nhật. Có tên gọi khác là “nghệ thuật quản lý chi tiêu của người Nhật”. 

Phương pháp này được nữ nhà báo Hani Motoko giới thiệu lần đầu tiên cho các bà nội trợ nhằm mục đích quản lý ngân sách chi tiêu cho gia đình.

Kakaibo khác với những phương pháp khác đó là không giới thiệu tỷ lệ % cho từng danh mục chi tiêu mà chỉ hướng người dùng đến những vấn đề mà họ đang gặp phải. Và đòi hỏi phương pháp để giải quyết.  

Việc phân bổ sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Dựa trên tình hình thực tế chi tiêu của gia đình mà sẽ có những cách phân bổ khác nhau. 

Cụ thể, theo phương pháp Kaakibo bạn cần chú ý đến những vấn đề như sau: 

  • Bạn có bao nhiêu tiền? 
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Bạn đang tiêu bao nhiêu tiền? 
  • Bạn có thể cải thiện bằng cách nào? 

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn biết tình trạng chi tiêu của gia đình hiện như thế nào. Và đưa ra những phương pháp để thay đổi nếu cần thiết. 

Bên cạnh đó, cuối mỗi tháng bạn cần tự trả lời những câu hỏi sau: 

  • Bạn đã thực hiện những mục tiêu đề ra như thế nào? 
  • Bạn tìm cách nào để tiết kiệm? 
  • Bạn chi tiêu quá nhiều vào danh mục nào? 
  • Bạn cần thay đổi điều gì vào tháng tới? 

Việc tự trả lời những câu hỏi này giúp bạn biết tình hình tài chính của bản thân và có những điều chỉnh khi cần thiết. 

Cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp
Ảnh ,minh họa – Phương pháp quản lý chi tiêu Kakaibo

2.2. Phương pháp Jars

Tên gọi khác của phương pháp này là phương pháp quản lý tài chính 6 chiếc lọ. Đây là một trong những phương pháp nổi tiếng thế giới, được nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả. 

Theo phương pháp này, tài chính của bạn được chia vào 6 chiếc hũ khác nhau, lần lượt với các tỷ lệ như sau: 

  • Nhu cầu thiết yếu: 55% 
  • Quỹ tự do tài chính: 10% 
  • Quỹ giáo dục: 10% 
  • Tiết kiệm dài hạn: 10% 
  • Hưởng thụ: 10% 
  • Cho đi: 5% 

Tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân mà những con số này có thể thay đổi. Quỹ thiết yếu có thể tăng lên 60%, đồng thời giảm 5% ở quỹ hưởng thụ. 

2.3. Phương pháp 50/20/30 

Quản lý ngân sách không đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn, mà còn là việc xác định số tiền cần chi tiêu và chi tiêu cho những khoản mục nào. 

Theo quy tắc 50/20/30 bạn có thể chia thu nhập thành 3 phần với các tỷ lệ tương ứng là 50, 20, 30 vào 3 danh mục khác nhau. Cụ thể: 

  • 50% dành cho nhu cầu thiết yếu: thuê/ trả góp nhà, điện, nước, ăn uống, đi lại…
  • 20% dành cho mục tiêu cá nhân: Giáo dục, tiết kiệm, trả nợ, quỹ dự phòng…
  • 30% chi tiêu cá nhân: Giải trí, du lịch, mua sắm…

Tuy nhiên, quy tắc 50/20/30 không thể áp dụng hoàn hảo cho mọi người. Mà tùy từng hoàn cảnh, thói quen chi tiêu của mỗi người mà sẽ có sự phù hợp và hiệu quả khác nhau. 

Điều quan trọng hơn hết đó chính là thói quen và thái độ chi tiêu của bạn. Nếu bạn quyết tâm thay đổi và kiểm soát chi tiêu một cách chặt chẽ, thì việc quản lý thu – chi trong gia đình sẽ trở nên dễ dàng. 

Cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp
Ảnh minh họa – Phương pháp quản lý chi tiêu 50/20/30

3. Ưu tiên thanh toán những khoản cần thiết 

Một trong những cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp mà bạn không nên bỏ qua đó chính là lên danh sách những khoản chi cần thiết và không cần thiết. 

Dĩ nhiên, bạn cần ưu tiên thanh toán cho những khoản chi cần thiết hơn. Bởi, việc này đảm bảo giúp bạn và gia đình không gặp khó khăn trong cuộc sống. Giảm bớt gánh nặng và áp lực dẫn đến những tiêu cực không đáng có.

Những khoản chi tiêu cần thiết là những khoản không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình. 

Thông thường, một gia đình sẽ có những khoản chi cần thiết như sau: 

  • Thuê/ trả góp nhà 
  • Hóa đơn điện, nước 
  • Ăn uống 
  • Đi lại 
  • Học tập của con cái 
  • Khoản chi cho con cái: sữa, bỉm, thuốc men…

Tùy thuộc vào thói quen chi tiêu của mỗi gia đình mà sẽ có những khoản chi cần thiết và không cần thiết khác nhau. 

Dù mức thu nhập không cao, nhưng nếu bạn biết cách xây dựng kế hoạch cho bản thân, gia đình thì bạn vẫn đạt tự do tài chính. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý việc duy trì thói quen tiết kiệm đều đặn hàng tháng. 

Với những cá nhân hay gia đình có thu nhập thấp, sau khi phân bổ lương cho những khoản chi cần thiết. 

Bạn nên dành một phần để tiết kiệm. Sau đó, tiếp tục phân bổ cho những nhu cầu không cần thiết. 

Đảm bảo việc chi tiêu hợp lý và khoa học. Tránh tình trạng bội chi và theo dõi thu – chi một cách dễ dàng.

Cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp
Ảnh minh họa – Ưu tiên thanh toán những khoản chi cần thiết

4. Đặt hạn mức chi tiêu 

Sau khi phân bổ tiền lương, bạn cần đưa ra hạn mức chi tiêu cho từng danh mục chi tiêu. Điều này giúp bạn không vượt quá hạn mức, đảm bảo chi tiêu luôn có kiểm soát. 

Việc đặt hạn mức phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và tình hình thực tế đã chi tiêu của cả gia đình. 

Bạn không nên đưa ra hạn mức quá khắt khe, dễ dẫn đến tình trạng áp lực hay tiêu cực. Ảnh hưởng đến thái độ cũng như lâm vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi của các thành viên trong gia đình.  

Việc đặt hạn mức chi tiêu không phải là việc cắt giảm các khoản chi một cách tối đa. Mà đây là việc đưa ra hạn mức tối đa trong việc chi tiêu. Đảm bảo việc chi tiêu luôn trong tầm kiểm soát và thay đổi thói quen chi tiêu. 

5. Áp dụng các mẹo chi tiêu tiết kiệm 

5.1. Lên danh sách trước khi đi chợ

Một trong những cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đó là lên danh sách trước khi đi chợ. 

Lập danh sách trước khi đi chợ là việc liệt kê tất cả những món đồ, thực phẩm cần mua cho những bữa ăn. Điều này giúp bạn không chi tiêu cho những món đồ không cần thiết, giảm tình trạng chi tiêu theo cảm xúc. 

Trước khi lập danh sách, bạn cần kiểm tra tủ lạnh và tủ bếp để xem những nguyên liệu nào còn và cần mua thêm những nguyên liệu mới cần thiết cho những bữa ăn. 

Để tiết kiệm chi phí một cách tối đa, bạn nên đi chợ vào sáng sớm. Vừa mua được những thực phẩm tươi ngon, mà mức chi phí khá hợp lý.  

Cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp
Ảnh minh họa – Lập danh sách trước khi đi mua sắm

5.2. Thường xuyên nấu ăn 

Đây là một trong những phương pháp mà các chị em nên áp dụng. Vừa đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng cho cả gia đình, vừa tiết kiệm chi phí một cách tối đa. 

Nếu bạn quá bận rộn với công việc, hãy sắp xếp lại thời gian và nhờ sự giúp đỡ từ phía đối phương. Có thể, cả hai cùng nấu ăn để tăng thêm tình cảm gắn bó, mà lại tiết kiệm một cách đáng kể so với việc ăn ngoài hàng quán. 

Ngoài ra, nếu bạn là nhân viên văn phòng. Có thể tranh thủ thời gian vào sáng sớm đi chợ và chuẩn bị đồ ăn cho bữa trưa. 

Điều này vừa đảm bảo sức khỏe của bản thân, vừa giúp tiết kiệm chi phí. 

Sau 1 tháng, bạn hãy kiểm tra lại chi phí dành cho khoản ăn uống. Chắc chắn, ngân sách cho khoản này sẽ giảm một cách đáng kể. 

5.3. Tham khảo giá cả 

Một trong những công việc cần thiết tiếp theo để tiết kiệm chi phí cho gia đình thu nhập thấp đó là tham khảo giá cả trước khi mua sắm. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mặt hàng với các mức giá khác nhau. Khiến người tiêu dùng khó có sự lựa chọn hay dễ bị mắc bẫy. 

Do đó, việc tham khảo giá cả là điều cần thiết mà các chị em không nên bỏ qua. Giúp lựa chọn những mức giá phù hợp, trong khả năng chi trả của bản thân. 

Chẳng hạn, việc mua sắm ngoài chợ sẽ có mức giá khác khi mua tại các cửa hàng, siêu thị. Và việc đi chợ mua sắm những nguyên liệu nấu ăn sẽ có mức chi phí thấp hơn khi bạn đi siêu thị. 

Ngoài ra, bạn còn lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon và việc mặc cả giá cũng giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khi đi chợ nữa đấy. 

Cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp
Ảnh minh họa – Tham khảo giá cả trước khi đi mua sắm

5.4. Tự trồng rau sạch 

Nếu gia đình bạn có một khoảng đất trống. Bạn có thể tận dụng để trồng những loại rau sạch tại nhà. 

Bạn có thể tận dụng khoảng trống ở ban công để trồng rau. Bằng cách trồng trong những chiếc thùng xốp. Đây cũng là cách được các chị em áp dụng khi diện tích nhà không quá rộng rãi. 

Bạn chỉ cần bỏ ra một chút chi phí để mua thùng xốp, đất và hạt giống. Và việc chăm sóc cũng không quá phức tạp và mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần tưới nước và bón phân đều đặn là bạn có thể thu hoạch. 

Đây là một trong những cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp mà bạn nên áp dụng. Vừa đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, vừa tiết kiệm chi phí ăn uống một cách đáng kể. 

5.5. Nuôi con bằng sữa mẹ 

Một trong những cách tiết kiệm chi phí khi nuôi con mà các bà mẹ nên áp dụng đó là nên nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất trong 6 tháng đầu đời. 

Đây là giai đoạn phát triển của trẻ, trẻ cần có nguồn dinh dưỡng đầy đủ thì nguồn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và chất lương nhất. Giúp trẻ có sức đề kháng tốt, không mắc các bệnh về tiêu hóa…

Ngoài ra, còn giúp các mẹ tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ khi nuôi con nhỏ. 

Cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp
Ảnh minh họa – Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tiết kiệm chi phí

5.6. Tiết kiệm điện

Tắt nguồn các thiết bị khi không sử dụng, hay đi ra ngoài. Hoặc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện là cách giúp các mẹ giảm thiểu chi phí hóa đơn.

Nên thay thế các đồ điện trong nhà bằng các thiết bị tiết kiệm điện. Hoặc sử dụng năng lượng mặt trời.

Các thiết bị này thường có mức giá cao hơn những thiết bị khác. Nhưng tuổi thọ kéo dài hơn. Và quan trọng, là chúng chỉ tiêu hao 10% năng lượng so với các thiết bị thông thường.

Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà Money Lover đem đến, sẽ giúp ích cho quá trình cải thiện việc quản lý chi tiêu. Giúp bạn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và căng thẳng trong việc quản lý chi tiêu của gia đình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây