Bạn đang muốn sinh con? Chuẩn bị hết những chi phí này để đứa bé không phải khổ

0
1113

Để chào đón con yêu ra đời, cha mẹ có rất nhiều điều phải làm. Trong đó, việc lập kế hoạch tài chính trước khi sinh con là một vấn đề rất quan trọng.

Các khoản chi phí phát sinh khi bé chào đời là rất lớn. Nếu không có sự tính toán hợp lý cùng việc lập kế hoạch tài chính trước khi sinh con một cách cụ thể, gia đình bạn sẽ gặp nhiều khó khăn không lường trước.

Ảnh minh họa – Lập kế hoạch tích lũy tiền trước khi sinh con

Nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của gia đình

Để có thể tính toán và lập kế hoạch rõ ràng cho mọi chi phí trước khi sinh bé, không ai hết chính bạn phải là người hiểu rõ nhất mức độ tài chính của gia đình mình. Thu nhập của gia đình? Các khoản nợ hiện tại? Tổng tài sản? Tổng lượng tiền mặt có thể thu hồi …?

Từ việc xác định rõ ràng mức thu nhập, bạn sẽ đánh giá được việc sinh con vào thời điểm nào là phù hợp? Bởi nếu thu nhập ổn định, thời gian đầu sau sinh, mọi chi phí phát sinh vẫn nằm trong khả năng chi trả và lo toan được của bạn thì sẽ không có vấn đề? Tuy nhiên, nếu thu nhập không ổn định và các khoản chi phí nằm ngoài khả năng chi trả của bạn thì mọi vấn đề cần được giải quyết ở đây có thể là Thời điểm này có thích hợp để sinh con hay không?

Ảnh minh họa – Thực hiện tiết kiệm tiền trước khi sinh sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình nghỉ sau sinh

Nếu tính toán lại mọi chi phí và giảm thiểu được tối đa các khoản chi tiêu không cần thiết thì khả năng tài chính của bạn có đảm bảo được việc nuôi con hay không? Tất cả các vấn đề này sẽ giúp bạn đánh giá và lập kế hoạch tài chính trước khi sinh một cách hợp lý nhất.

Thực hiện tiết kiệm tiền trước khi sinh

Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Nếu đang lên kế hoạch sinh em bé,hãy tiết kiệm chi phí tối thiểu từ 6 tháng cho tới 1 năm. Khoảng thời gian đủ để giúp bạn có được một khoản tiền dự trù cho chi phí sinh nở của mình. Việc lập kế hoạch tài chính trước khi sinh sẽ giúp bạn an tâm hơn khi con yêu chào đời.

Để có thể tiết kiệm chi phí trước khi sinh, chỉ cần có kế hoạch chi tiêu khoa học, thay đổi thói quen mua sắm và sinh hoạt đã tạo ra những khoản thu đáng kể rồi. Thay vì mua vì thích, hãy chuyển thành mua vì cần thiết.

Ảnh minh họa – Nên thay đổi thói quen chi tiêu để tiết kiệm tiền cho con sau này.

Dự trù các khoản chi phí trong quá trình mang thai

Trước khi em bé chào đời, có rất nhiều chi phí cần phải thanh toán. Do đó, cần tính toán khoản chi phí này càng chính xác càng tốt. Các khoản chi phí cần phải dự trù bao gồm, tiền thăm khám định kỳ trong thời gian mang thai. Để có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo thời gian thăm khám theo quy định. Bạn nên khám thai đúng các mốc thời gian cần thiết của thai kỳ. Trừ những trường hợp có sự cố về vấn đề sức khỏe cần phải đi khám. Làm như vậy không những giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí mà lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con.

Chi phí ăn uống

Chi phí các khoản ăn uống, bồi dưỡng trong khi mang thai. Về vấn đề này, nên có chế độ ăn uống rõ ràng. Tham khảo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe. Tránh trường hợp tốn quá nhiều tiền mua đồ tẩm bổ nhưng lại không ăn được gây lãng phí? Tâm lý của các bà mẹ khi mang thai đó là luôn muốn ăn những thứ ngon nhất, bổ nhất để em bé được chào đời khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà  bầu.

Từ sữa bầu đến đồ ăn, đồ tẩm bổ nên tùy theo mức độ tài chính của gia đình để mua. Không nên chạy theo tâm lý đám đông, thấy quảng cáo tốt là mua nhưng thực sự không cần thiết và rất lãng phí tiền bạc. Thay vào đó, khoản tiền đó, bạn nên dành cho những lớp học tiền sản hay mua những món đồ cần thiết cho bé trước khi sinh.

Chi phí mua sắm

Chi phí mua sắm cho bà bầu và sắm đồ cho bé. Để giảm thiểu chi phí ở mức tối đa cho phép. Thay vì mua đồ bầu mới, có thể dùng lại đồ của người thân. Những món đồ thực sự cần thiết mới nên mua. Bởi những tháng đầu đời sau sinh, bé sẽ lớn rất nhanh. Do đó, nên xin đồ cũ thay vì mua đồ mới.

Như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn. Để tránh việc mua sắm quá nhiều, khi lập kế hoạch tài chính trước sinh, bạn nên lên danh sách các món đồ cần mua và những món đồ nào có thể xin và dùng lại của người nhà. Từ đó, sẽ tính toán được khoản chi phí cần phải bỏ ra để mua đồ hợp lí hơn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây