7 cách tiết kiệm tiền bạc khi mua sắm – [Update 2019]

0
1597

7 cách tiết kiệm tiền bạc dưới đây sẽ giúp bạn có kế hoạch thu – chi phù hợp và khoa học với tình hình hiện tại. Dễ dàng hoàn thành những mục tiêu tài chính tương lai. 

Cách tiết kiệm tiền bạc

1. Sử dụng thẻ quà tặng giảm giá

Một trong những cách tiết kiệm tiền bạc khi đi mua sắm, mà nhiều người thường xuyên bỏ qua. Đó chính là sử dụng thẻ quà tặng giảm giá. 

Đây là thẻ mà khách hàng sẽ được tặng khi mua hàng tại các cửa hàng, hay tham gia sự kiện khai trương cửa hàng, thương hiệu…

Thông thường, khi mua sắm bằng những chiếc thẻ này bạn sẽ được giảm giá từ 5 – 15%. Tùy thuộc vào từng cửa hàng, giá trị sản phẩm. 

Do đó, bạn có thể sử dụng như một công cụ hỗ trợ việc mua sắm. Giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể. 

Tuy nhiên, chỉ mua sắm khi cần thiết. Không nên quyết định chi tiêu khi không có nhu cầu, hay vì có thẻ giảm giá mà chi tiêu. 

Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch thu – chi của bạn và gia đình. Vì thế, trước khi quyết định chi tiêu, nên cân nhắc kỹ càng.

Sử dụng thẻ quà tặng giảm giá
Ảnh minh họa – Sử dụng thẻ giảm giá khi mua sắm là cách tiết kiệm tiền bạc hiệu quả

2. Mua mới thay vì mua cũ

Nhiều người tiết kiệm tiền bạc bằng cách mua những đồ dùng đã qua sử dụng. Đây là ý tưởng không tồi. 

Nhưng bạn cần biết, những đồ dùng nào nên mua mới và những đồ dùng có thể mua đã qua sử dụng.  

Chẳng hạn, với những đồ dùng điện tử như: quạt điện, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy giặt… Là những đồ dùng mà bạn không nên mua khi đã qua sử dụng. 

Khi mua mới tại các cửa hàng chuyên dụng hay các cửa hàng chính hãng. Thì sản phẩm của bạn được bảo hành từ 6 tháng đến 2 năm. Tùy thuộc vào từng sản phẩm. 

Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra lỗi do nhà sản xuất. Bạn dễ dàng liên hệ với đại lý để yêu cầu đổi sản phẩm khác hoặc sửa chữa mà không mất chi phí. 

Nếu bạn quyết định mua những đồ dùng đã qua sử dụng. Thì mức chi phí ban đầu sẽ rẻ hơn. Nhưng trong quá trình sử dụng, những chi phí này có thể tăng lên gấp nhiều lần so với việc mua mới hoàn toàn. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định mua sắm bạn nên tham khảo giá, dịch vụ bảo hành. Vì mỗi thương hiệu hay đại lý sẽ có sự chênh lệch về giá. Và đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ sau bán, hay các chương trình khuyến mại khác. 

Cách tiết kiệm tiền bạc hiệu quả
Ảnh minh họa – Nên mua máy giặt mới để không tốn thêm bất kỳ khoản chi phí khác

3. Thanh toán bằng thẻ tín dụng

3.1. Lợi ích khi thanh toán qua thẻ tín dụng

Thêm một cách tiết kiệm tiền bạc khi mua sắm mà bạn có thể tham khảo. Đó chính là sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán khi mua sắm. 

Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng, hạn mức trong thẻ tín dụng đủ để bạn thanh toán. Và không ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu. 

Khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán. Khách hàng có thể sẽ nhận được những ưu đãi như hoàn tiền từ 5 đến 10%, nhận mã giảm giá…

3.2. Cân nhắc thanh toán nợ bằng trả góp

Bên cạnh đó, khi thanh toán qua thẻ tín dụng bạn có thể lựa chọn hình thức trả góp. 

Tùy thuộc vào từng ngân hàng bạn đăng ký mở thẻ tín dụng mà sẽ có hình thức trả góp khác nhau. Nhưng nhìn chung, sẽ có các gói như: 

  • Trả góp trong 3 tháng 
  • Trả góp trong 6 tháng 
  • Trả góp trong 9 tháng 

Và mức lãi suất phải trả sẽ phụ thuộc vào thời hạn trả góp, số tiền đăng ký trả góp. 

Bạn có thể cân nhắc đến hình thức trả góp khi thanh toán qua thẻ tín dụng. Điều này giúp bạn không gặp quá nhiều áp lực hay gặp khó khăn trong việc chi tiêu. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần quan tâm đến hạn mức thẻ tín dụng và thời hạn cần thanh toán nợ. Không nên thanh toán nợ quá hạn hay chi tiêu vượt quá hạn mức thẻ. Khi đó, bạn chính thức trở thành “con nợ” của ngân hàng. 

Việc trở thành con nợ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tài chính của bạn. 

Chẳng hạn như, vay vốn ngân hàng. Nếu hồ sơ tín dụng của bạn xấu, thì hầu hết các ngân hàng sẽ cân nhắc đến việc phê duyệt hồ sơ vay vốn. 

Thanh toán hóa đơn qua thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Thanh toán qua thẻ tín dụng để tiết kiệm chi phí

4. Quy tắc mua sắm trong 24 giờ

Là quy tắc giúp bạn quyết định chính xác trước khi thanh toán.

Nếu mua sắm online, bạn nên để món đồ cần mua sắm vào giỏ hàng. Và không nên thanh toán ngay, mà hãy đợi sau 24 giờ đến 48 giờ. 

Điều này đảm bảo giảm thiểu tình trạng mua sắm theo cảm xúc. Và chi tiêu không có kế hoạch. Ảnh hưởng đến kế hoạch thu – chi hàng tháng. 

Khi mua sắm tại cửa hàng hay trung tâm thương mại bạn cũng nên áp dụng quy tắc này. Tránh tình trạng chi tiêu mất kiểm soát, ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu. 

Ngoài ra, khi đi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng bạn nên tham khảo giá trước. Và nên mang đủ số tiền hoặc dư một chút. Để đảm bảo không chi tiêu phát sinh do cảm xúc hay tác động bởi khách quan. 

Nếu phát sinh thêm những món đồ muốn mua, bạn nên áp dụng quy tắc 24 giờ khi mua sắm. Sau 24 giờ mà bạn không còn hứng thú với món đồ muốn mua thì không nên quyết định thanh toán.

Quy tắc mua sắm 24h
Ảnh minh họa – Áp dụng quy tắc mua sắm trong 24h

5. Đăng ký email hoặc số điện thoại 

Để lại địa chỉ email hoặc số điện thoại là cách để bạn dễ dàng tiếp cận với những chương trình giảm giá, ưu đãi từ các thương hiệu, nhãn hàng thời trang. 

Hầu hết tại các cửa hàng hay thương hiệu lớn đều có hệ thống nhắn tin tự động. Hoặc gửi email cho những khách hàng để lại thông tin. 

Do đó, nếu bạn là khách hàng thân thiết của thương hiệu nào đó. Bạn nên để lại thông tin như địa chỉ email hoặc số điện thoại. Điều này giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí khi mua sắm. 

Tuy nhiên, bạn nên để lại một trong hai thông tin trên để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân. Cách tốt hơn hết, nên tạo một địa chỉ email mới, khác email chính của bạn. 

Thường xuyên kiểm tra email để cập nhật những thông tin mới nhất từ các chương trình ưu đãi từ các nhãn hàng, thương hiệu.

Nếu không có nhu cầu sử dụng, bạn có thể tặng cho người thân, bạn bè hay đồng nghiệp để tránh lãng phí. Và cũng là cách giúp họ tiết kiệm một phần chi phí khi mua sắm. 

Để lại thông tin cá nhân khi mua sắm thường xuyên
Ảnh minh họa – Để lại thông tin khi mua sắm thường xuyên

6. Sử dụng tiện ích mở rộng để tìm các ưu đãi

Nếu bạn mua sắm trực tuyến mà không sử dụng tiện ích mở rộng hỗ trợ, bạn sẽ bị lãng phí một khoản tiền không hề nhỏ. 

Dưới đây là một số tiện ích mở rộng, hỗ trợ tối đa cho người dùng trong việc mua sắm. Bạn có thể tham khảo: 

6.1. CamelCamelCamel

Ứng dụng này theo dõi giá của các sản phẩm bán trên Amazon. Cung cấp cho người dùng những mức giá tốt nhất của tất cả các sản phẩm. 

Bạn có thể đăng ký tài khoản và tạo một danh sách các mặt hàng cần theo dõi. Sau đó CamelCamelCamel sẽ thông báo cho bạn khi có những mức giá ưu đãi nhất. Với những sản phẩm bạn quan tâm hoặc những sản phẩm liên quan khác . 

Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định nên chi trả với mức chi phí này hay không. 

6.2. Ebates

Ebates cung cấp hoàn lại tiền khi bạn mua một mặt hàng sau qua tiện ích mở rộng của họ. 

Số tiền thường dao động từ 1% đến 20%. Tùy thuộc vào từng thương hiệu sản phẩm và thời gian trong năm. 

Ở một số cửa hàng, bạn có thể nhận lại được 10 đô la khi chi tiêu từ 100 đô la trở nên. 

Sử dụng công cụ hỗ trợ
Ảnh minh họa – Sử dụng tiện ích mở rộng là cách để tiết kiệm chi phí tối đa

6.3. Honey

Ứng dụng Honey theo dõi mã phiếu giảm giá và tự động áp dụng chúng cho giao dịch mua hàng của bạn. 

Tại các trang web khác tổng hợp mã phiếu giảm giá, bạn thường vẫn phải nhập chúng theo cách thủ công. Nhưng với Honey, bạn chỉ cần nhấp chuột. Honey cuộn qua tất cả các mã để tìm kiếm một mã phù hợp với sản phẩm mà bạn muốn mua. 

Như vậy, đem lại sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho người mua. Bạn nên tận dụng những cơ hội này để giảm thiểu chi phí mua sắm cho cá nhân hay gia đình.

7. Sử dụng công cụ quản lý chi tiêu

Để kiểm soát chi tiêu hiệu quả, bạn nên ghi chép các khoản thu – chi hoặc sử dụng những công cụ hỗ trợ.

Hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ quản lý chi tiêu. Bạn có thể tham khảo ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover.

Ứng dụng cho phép người dùng ghi chép, phân loại vào các nhóm chi tiêu khác nhau. Ngoài ra, còn có một vài tính năng khác như: lập ngân sách, kế hoạch tiết kiệm, sổ nợ, chia sẻ ví, liên kết ngân hàng… hỗ trợ tối đa cho người dùng.

Tính năng sổ nợ trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover
Tính năng sổ nợ trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Với tính năng sổ nợ, ứng dụng cho phép bạn ghi chép tất cả những khoản vay – nợ, thời hạn trả nợ. Theo dõi tiến trình đã trả và còn lại bao nhiêu. Giúp người dùng dễ dàng kiểm soát.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây