Bên cạnh những lễ nghi, phép tắc trong cuộc sống, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên dạy cho trẻ một số bài học về tiền bạc. Điều này sẽ giúp trẻ sớm hình thành thói quen tốt để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Dưới đây là 8 bài học thiết yếu về tiền bạc mà trẻ nên biết từ lúc học mầm non đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

1. Tiền là có giới hạn – Bài học tiền bạc đầu tiên

Đây là bài học đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần dạy cho con cái. Cần giảng giải cho trẻ hiểu: Tiền không phải tự nhiên mà có và không phải mọi yêu cầu về tiền bạc của con đều có thể được đáp ứng.

Tiền luôn có một giới hạn. Để làm ra tiền không hề đơn giản. Nó đòi hỏi công sức và trí tuệ. Vì vậy, cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi chi tiêu bất kỳ một món tiền nào. 

>> Xem thêm: 5 bài học dạy con cách tiêu tiền ngay khi trẻ lên ba

2. Tạo thói quen quản lý tiền bạc từ sớm

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ luôn cố gắng dạy trẻ rất nhiều thói quen tốt trong cuộc sống. Chẳng hạn như cư xử lịch sự, tử tế và tôn trọng người khác. Luôn đúng giờ và học tập thật chăm chỉ. 

Tư duy về tiền bạc cũng nên được đặt trong danh sách này. Bởi nó quyết định đứa trẻ sau này có khả năng cân đối chi tiêu và sống thoải mái với số tiền kiếm được hay không.

Theo tỷ phú Warren Buffett, thói quen là thứ khó cảm nhận lúc mới đầu nhưng dần dần sẽ không dễ để phá vỡ. Nếu trẻ có một số thói quen xấu liên quan đến tiền bạc và bạn không đủ tinh ý để nhận ra hoặc không cố gắng định hướng, về sau sẽ rất khó thay đổi. Vì vậy, hãy quyết định thật khôn ngoan từ sớm thay vì cố cứu vãn khi đã quá muộn.

bài học về tiền bạc
Ảnh minh họa – Tạo cho con những thói quen tốt về tiền bạc càng sớm càng tốt

>> Xem thêm: 13 bài học về tiền cha mẹ giàu dạy cho con

3. Phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn

Có thể bạn không tin nhưng ngay từ tuổi mầm non, nhiều trẻ đã được dạy một số bài học về tiền bạc. Ở nước ngoài, đã xuất hiện nhiều chương trình giới thiệu những khái niệm tiền bạc thiết yếu cho trẻ em.

Thay vì đề cập đến các con số, họ tập trung vào các khái niệm như xác định nhu cầu và mong muốn. Trẻ cần hiểu và phân biệt được hai điều này khi trưởng thành. Vấn đề thực sự này rất quan trọng.

Bạn có thể biến nó thành một trò chơi. Cùng nhau đi qua các cửa hàng tạp hóa hoặc khám phá xung quanh ngôi nhà. Hãy chỉ cho trẻ thấy đâu là những món đồ thiết yếu. 

>> Xem thêm: Cách các tỷ phú Mỹ dạy con về tiền bạc

4. Tiết kiệm, chi tiêu và chia sẻ tiền bạc

Có một bài học quan trọng mà bạn có thể truyền cho con cái từ khá sớm đó là cách sử dụng tiền. Hãy dạy chúng cách tiết kiệm, chi tiêu và chia sẻ tiền bạc của mình.

Hãy bắt đầu bằng việc học cách chi tiêu. Nếu có tiền để mua đồ chơi, snack,… trẻ có thể tiêu số tiền đó. Còn tiết kiệm sẽ khó hơn một chút. Bạn cần cho trẻ thấy được chúng phải chờ đợi để tăng số tiền lên trước khi chi tiêu.

Hướng dẫn trẻ sử dụng hình ảnh bằng biểu đồ để theo dõi số tiền mình tiết kiệm được. Mỗi khi gửi tiền, trẻ có thể tô màu hoặc dán nhãn lên đó. 

Nếu muốn trẻ học cách chia sẻ tiền bạc, hãy nói cho chúng biết địa điểm và lý do của việc quyên góp hoặc tình nguyện.

bài học về tiền bạc
Ảnh minh họa – Dạy trẻ cách chia sẻ tiền bạc với những hoạt động thiện nguyện

5. Ngân sách là sự ưu tiên

Đối với một số người, ngân sách được xem như sự hạn chế. Ngân sách nhắc nhở những thứ mà họ không thể chi tiêu. Họ thấy ngân sách là cách để biết những thứ cần ưu tiên trong cuộc sống của mình. 

Hãy cho trẻ thấy ngân sách mà bạn đang thực hiện trong gia đình. Đừng chỉ nói về những hóa đơn, hãy chỉ cho chúng cách bạn phân chia ngân sách để đảm bảo tài chính. Những cuộc trò chuyện này sẽ giúp trẻ thấy được bạn có thể cắt giảm chi tiêu ở khoản này và thay thế ở khoản khác.

Càng trưởng thành, họ càng có nhiều đề xuất và ý tưởng để tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Biến các mục tiêu tài chính thành sự thật.

6. Cho phép trẻ tự mua sắm khi vào năm học mới

Khi bạn và trẻ có sự tin tưởng vào cách sử dụng tiền của trẻ, hãy cho phép chúng tự quản lý việc mua sắm chuẩn bị cho năm học mới. Tuy nhiên, cần hướng dẫn trẻ cách lập ngân sách, chi tiêu sao cho phù hợp. 

7. Làm việc nhà không phải là cách để trẻ có tiền tiêu vặt

Nhiều cha mẹ thường trả tiền khi con cái làm việc nhà. Họ nghĩ đó là cách tốt để con thấy được giá trị của sức lao động. Tuy nhiên,việc này hoàn toàn không nên.

Việc nhà là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. Nếu yêu cầu trẻ làm việc nhà và trả tiền, đồng nghĩa với việc cha mẹ là chủ và con là người làm thuê. 

Không những thế, việc này còn có thể tạo cho trẻ tâm lý sai lệch: Được trả tiền thì làm, không phân biệt được đâu là trách nhiệm đối với người thân một cách vô điều kiện, đâu là việc làm sòng phẳng tạo ra thu nhập.

Ngoài ra, cha mẹ hãy giải thích cho con biết thế nào là làm việc để có thu nhập một cách chính đáng bằng chính sức lao động của mình.

bài học
Ảnh minh họa – Cho con biết giá trị của sức lao động

8. Tự biết cách tạo ra thu nhập ngay từ khi còn nhỏ

Một số bậc phụ huynh cho rằng dạy trẻ về tiền bạc sớm sẽ khiến chúng dễ trở nên hư hỏng, sống thực dụng. Nhưng thực tế thì ngược lại.

Nếu sớm được làm việc dưới sự hướng dẫn và theo sát của cha mẹ, trẻ không những biết quý trọng giá trị sức lao động, mà còn học được tính độc lập. Đồng thời, có kỹ năng lập mục tiêu tài và quản lý tài chính cơ bản.

Trẻ em thường vòi vĩnh những món đồ tốn kém. Nếu cha mẹ không biết cách từ chối khéo léo, điều này sẽ tạo ra ảnh hưởng xấu tới trẻ. Những lúc này, cha mẹ nên gợi ý cho con cách làm việc để có thu nhập, tiết kiệm rồi mua món đồ mình thích thay vì ỷ lại vào người lớn. 

Trẻ cần hiểu được rằng: Phải cố gắng lao động mới có được điều mình muốn. Đồng thời, phải biết trân trọng đồng tiền do mình làm ra.

Trong cuốn sách “Bí mật người Do Thái dạy con làm giàu” có viết: “Sở dĩ trẻ em Do Thái được bố mẹ cho tiếp cận với đồng tiền từ rất sớm là vì họ muốn con cái độc lập trong suy nghĩ, sáng tạo và biết chịu trách nhiệm với bản thân, có sức chịu đựng và chống chọi với cuộc sống bên ngoài”. 

Vì vậy, thay vì 18 tuổi bỡ ngỡ bước vào cuộc đời, những đứa trẻ được tự lập từ nhỏ sẽ có bản lĩnh hơn, biết tự mình đứng dậy sau vấp ngã và mạnh mẽ đương đầu với thử thách trong cuộc sống.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây