Chi tiêu thế nào để không vượt quá ngân sách? Là lo lắng của hầu hết của những người thu nhập thấp trong thời buổi vật giá “leo thang” như hiện nay. Học cách tiết kiệm chi tiêu có lẽ là lựa chọn tốt nhất để bạn đối mặt với vấn đề này.

1. Lập ngân sách – Cách tiết kiệm chi tiêu khoa học

Lập ngân sách là một trong những chiếc chìa khóa giúp bạn quản lý tiền bạc hiệu quả. Ngân sách giúp tiết kiệm tiền và cho phép bạn chi tiêu nhiều hơn bằng cách tận dụng tối đa số tiền của mình.

Việc lập ngân sách giúp bạn chi tiêu có kế hoạch. Các khoản chi được phân chia thành từng mục như ăn uống, tiết kiệm, trả nợ… với số tiền nhất định. Việc bạn cần làm là kiểm soát và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.

Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu mua sắm của bản thân, mỗi người sẽ có cách phân chia ngân sách phù hợp cho riêng mình. Tuy nhiên, phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và tiết kiệm hàng tháng.

Quy tắc 50/20/30

Theo quy tắc 50/20/30, ngân sách chi tiêu của bạn sẽ được phân bổ như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu: thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính: tiết kiệm, trả nợ,…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân: du lịch, mua sắm, giải trí,…

Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí.

Chẳng hạn, với thu nhập 5.000.000 đồng/tháng, bạn có thể chia ngân sách như sau: 2.500.000 đồng dùng cho các chi tiêu thiết yếu; 1.500.000 đồng dành để chi tiêu cá nhân và 1.000.000 đồng còn lại để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Tuy nhiên, do chiếc TV cũ bị hỏng nên bạn dự định sẽ mua chiếc mới vào tháng tới. Để duy trì kế hoạch, bạn cần thay đổi ngân sách bằng cách tăng số tiền tiết kiệm lên 2.500.000 đồng/tháng. Đồng thời giảm bớt chi tiêu cá nhân xuống còn 500.000 đồng để đảm bảo ngân sách.

cách tiết kiệm chi tiêu
Lập ngân sách theo quy tắc 50/30/20

Phương pháp 6 chiếc lọ

Đây là công thức để quản lý tài chính cá nhân được nhiều người trên thế giới áp dụng. Theo phương pháp này của T. Harv Eker, ngân sách được chia vào 6 chiếc lọ:

  • 55% cho nhu cầu thiết yếu: thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
  • 10% cho quỹ tự do tài chính: đầu tư để tạo ra thu nhập thụ động.
  • 10% cho giáo dục: học tập, mua sách,…
  • 10% cho tiết kiệm dài hạn: mua nhà, trả nợ,…
  • 10% để hưởng thụ: du lịch, giải trí,…
  • 5% để cho đi: từ thiện, tặng quà,…

Có nhiều cách để bạn phân chia ngân sách chi tiêu phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Yếu tố quyết định để bạn quản lý tài chính hiệu quả chính là tạo thói quen cho bản thân.

>> Xem thêm: 10 mẹo lập ngân sách chi tiêu đầy đủ năm 2019

2. Ghi chép chi tiêu thường xuyên

Nhiều người thường bỏ qua bước này khi quản lý tài chính. Tuy nhiên nó lại cực kỳ quan trọng. 

Việc ghi chép chi tiêu hàng ngày giúp bạn nắm rõ dòng tiền của mình đang hoạt động như thế nào. Bạn sẽ biết được mình đã tiêu tiền vào những gì? Đâu là khoản mục khiến bạn chi tiêu nhiều nhất? Từ đó, có kế hoạch điều chỉnh thói quen chi tiêu hợp lý hơn.

Bạn có thể ghi chép thu chi bằng sổ sách, tạo file excel hoặc dùng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân,…

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, có lẽ việc ghi chép chi tiêu bằng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân là giải pháp tối ưu hơn cả. 

Money Lover – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới, sẽ giúp bạn theo dõi và kiểm soát chi tiêu của mình đơn giản và hiệu quả hơn. 

Money Lover
Tính năng báo cáo theo dõi các khoản thu – chi trên ứng dụng Money Lover

Bạn có thể nhập và theo quản lý chi tiêu của bản thân và gia đình trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop. 

Các khoản chi được chia thành từng mục như Ăn uống, Nhà hàng, Y tế,… Đồng thời có biểu đồ minh họa về tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Nhờ vậy, bạn có cái nhìn vừa tổng quát, vừa cụ thể về dòng tiền của mình.

3. Các mẹo giúp giúp tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt

Tiết kiệm điện – Cách tiết kiệm chi tiêu đơn giản mà hiệu quả

Nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên thay vì lệ thuộc vào ánh sáng nhân tạo. Ban ngày, hãy mở rèm cửa và để ánh sáng mặt trời tràn vào phòng! Nó không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng, mà còn khiến tâm trạng của bạn vui vẻ hơn.

Thay thế các bóng đèn sợi đốt thông thường bằng bóng đèn huỳnh quang (CFL) hoặc bóng đèn LED sẽ tiết kiệm được một lượng điện rất lớn. Bóng đèn sợi đốt tiêu thụ khoảng 98% năng lượng vào việc tỏa nhiệt. Trong khi đó, bóng đèn LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ cao gấp 25 lần. 

Nhiều người cho rằng để thiết bị điện ở trạng thái chờ sẽ tiết kiệm điện hơn. Nhưng thực chất, nó có thể chiếm tới 10% trong tổng lượng điện tiêu thụ. Do đó, nếu không cần sử dụng thiết bị trong thời gian dài, tốt nhất nên tắt hẳn thiết bị.

Khi sắm các thiết bị như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt,… nên lựa chọn sản phẩm có tính năng tiết kiệm điện. Đồng thời có chức năng và công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bởi công suất càng lớn, mức độ tiêu thụ năng lượng càng cao.

Trong quá trình sử dụng, cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ để kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giảm hao phí điện năng.

tiết kiệm điện
Ảnh minh họa – Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ảnh sáng nhân tạo

Tiết kiệm nước

Nhiều người có thói quen giữ nước chảy khi đang đánh răng hoặc rửa tay. Điều này khiến lượng nước tiêu thụ tăng đáng kể. Hãy đóng vòi nước khi không sử dụng!

Sử dụng vòi hoa sen dòng chảy thấp giúp duy trì áp suất và dòng nước chảy chỉ bằng một nửa các thiết bị thông thường. Nếu điều chỉnh sang chế độ tia nước nhỏ và tắm trong khoảng thời gian 15 – 20 phút, bạn có thể tiết kiệm một lượng đáng kể nước sạch và tiền điện mỗi tháng.

Mỗi lần tắm bồn thường tốn khoảng 100 lít nước. Trong khi đó, lượng nước khi tắm vòi sen chỉ bằng ⅓ số đó. Do đó, nên hạn chế việc tắm bồn và thay thế bằng vòi sen.

Lưu ý việc kiểm tra đường nước để tránh rò rỉ. Đặc biệt là ở toilet và vòi nước. 

Nên tưới cây vào sáng sớm. Bởi lúc này nhiệt độ còn thấp, nước bốc hơi chậm nên cây sẽ cần ít nước hơn.

Bên cạnh đó, tích trữ và sử dụng nước mưa để tưới cây cũng là một cách hiệu quả để tiết kiệm nước sạch.

>> Xem thêm: 7 mẹo tiết kiệm điện, nước dành tiền mua sữa cho con

Tiết kiệm chi tiêu cho việc ăn uống

Trước khi đi chợ, hãy lên danh sách các thực phẩm cần mua. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mua sắm, mà còn đảm bảo ngân sách chi tiêu. Hạn chế việc mua quá nhiều gây lãng phí tiền bạc.

Tránh đi chợ vào giờ cao điểm như khoảng từ 7 – 9 giờ sáng. Đây là lúc người mua tập trung nhiều nhất nên giá thực phẩm cũng đắt nhất.

Thực tế, giá thực phẩm ở mỗi sạp hàng không giống nhau. Do đó, nên tham khảo giá cả từ nhiều sạp trước khi mua hàng.

Khi thời tiết xấu, giá thực phẩm cũng tăng cao. Nên chú ý theo dõi dự báo thời tiết để chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm khi cần thiết.

Thay vì tiêu tốn tiền bạc cho những bữa ăn ngoài tiệm, bữa cơm tại nhà sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Hơn nữa, còn ngon miệng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

cách tiết kiệm
Ảnh minh họa – Nên tham khảo giá từ nhiều sạp hàng khi đi chợ

>> Xem thêm: 10 cách tiết kiệm tiền ăn hàng ngày ai cũng có thể thực hiện

4. Hạn chế vay mượn

Nợ nần khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện những kế hoạch tài chính của bản thân. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng về vấn đề tiền bạc.

Do đó, nên lập ngân sách để có kế hoạch chi tiêu hợp lý, tránh tình trạng bị bội chi. Nó không chỉ tạo cho bạn thói quen mua sắm theo kế hoạch, mà còn đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu tài chính.

Tuy nhiên, nếu bạn đang có một vài khoản nợ, đừng quá lo lắng! Hãy tìm cách giải quyết nó sớm nhất có thể. Cần lên kế hoạch trả nợ với thời gian và con số cụ thể. 

Đặc biệt là với những khoản nợ kèm lãi suất, thanh toán càng sớm, gánh nặng tiền lãi càng giảm bớt. Việc trì hoãn các khoản nợ sẽ khiến tình hình tài chính của bạn ngày càng tồi tệ.

Để hạn chế vay mượn, nên chuẩn bị tốt quỹ dự phòng khẩn cấp. Nó sẽ giúp bạn đảm bảo tài chính khi gặp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống như bệnh tật, thất nghiệp,…

Theo các chuyên gia tài chính, nên lập quỹ khẩn cấp bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường. Đó là phương án dự phòng an toàn nhất dành cho bạn.

cách tiết kiệm
Ảnh minh họa – Lập quỹ khẩn cấp bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường

>> Xem thêm: Cách trả nợ nhanh nhất 2019

5. Tìm cách tăng thu nhập

Nếu như không thể tiêu ít đi, hãy tìm cách kiếm nhiều tiền hơn. Chỉ như vậy, bạn mới có thể duy trì kế hoạch tài chính của mình một cách ổn định.

Ngoài giờ làm việc hành chính, có thể cân nhắc lựa chọn các công việc làm thêm để tăng thu nhập như lái xe, gia sư, bán hàng online, cộng tác viên viết bài,… Nếu làm tốt, những công việc này có thể đem lại cho bạn một số tiền không nhỏ mỗi tháng.

Ngoài ra, nếu có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư tài chính, bạn có thể bỏ vốn vào cổ phiếu, trái phiếu,… Đầu tư là cách nhanh nhất giúp bạn trở nên giàu có.

Tuy nhiên, nó cũng đi kèm rất nhiều rủi ro do biến động của thị trường. Do đó, cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định “rót tiền” vào lĩnh vực này.

Tiết kiệm chi tiêu với mức thu nhập thấp không quá khó nếu như bạn biết cách sắp xếp và có kế hoạch tài chính khoa học. Nên bắt đầu thói quen lập kế hoạch cho cuộc sống của mình, kể cả vấn đề thu chi hàng ngày. Đồng thời, học cách sống tiết kiệm để giảm bớt chi phí sinh hoạt. 

Hãy thử làm theo những gợi ý mà Money Lover chia sẻ, bạn chắc chắn sẽ thấy tình hình tài chính của mình được cải thiện rõ rệt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây