7 mẹo giúp thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt

0
1392

Làm thế nào để thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ bật mí cho bạn các phương pháp nhằm quản lý tiền bạc một cách hiệu quả, sớm đạt được mục tiêu tài chính. 

Thói quen chi tiêu của người Việt

I. Thực trạng vấn đề quản lý chi tiêu của người Việt

Thói quen chi tiêu là chìa khóa quyết định sự giàu có hay nghèo nàn của bạn!

Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn giới trẻ hiện nay đang loay hoay với số tiền kiếm được của bản thân.

Nhiều người thường chi tiêu theo cảm hứng và không có kế hoạch chi tiêu hợp lý hay tích lũy cho tương lai.

Có rất nhiều người đã hoảng hốt vì “Không biết tiền của mình đã đi đâu?”. Trong khi đầu tháng dư giả, chi tiêu phung phí. Đến cuối tháng đi vay mượn, để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu cơ bản.

Và đã có không ít những trường hợp sau nhiều năm đi làm, nhưng không thể quản lý tài chính cá nhân. Dẫn đến tình trạng tài chính bấp bênh, không hề có một khoản tích lũy để thực hiện những mục tiêu dài hạn.

Thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt
Ảnh minh họa – Chi tiêu theo cảm hứng là tình trạng mà nhiều người mắc phải

II. Lý do khiến bạn không thể thay đổi thói quen chi tiêu

Thực tế cho thấy đã có không ít người cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái khi chi tiêu cá nhân. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này, đó là chưa có thói quen xây dựng kế hoạch quản lý tài chính. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một vài thói quen phổ biến khiến bạn không thể quản lý tài chính một cách hiệu quả: 

  • Đặt mục tiêu quá cao: Đầu tháng đặt mục tiêu phải tiết kiệm 40% thu nhập. Nhưng mục tiêu này không khả thi với tình hình tài chính của bản thân.  
  • Đặt mục tiêu không cụ thể: Đặt mục tiêu chung chung như tháng này phải tiết kiệm bao nhiêu. Mà không vạch ra những công việc cần làm để thực hiện và hoàn thành mục tiêu này. 
  • Lười ghi chép các khoản chi tiêu hàng ngày: Không cập nhật và ghi chép chi tiêu mỗi ngày khiến bạn không thể nắm bắt tình hình chi tiêu của bản thân. 
  • Chưa tìm được phương pháp quản lý tài chính phù hợp: Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu – nhược điểm riêng. Do đó, nếu không lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ dẫn đến kế hoạch bị phá sản. 
  • Chưa nghiêm túc và kỷ luật với bản thân: Không ít người có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu tháng. Nhưng chưa có thái độ thực sự nghiêm túc và kỷ luật với bản thân để hoàn thành kế hoạch. 

III. Phương pháp thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt

1. Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được 

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. Nếu bạn chi tiêu đúng hoặc nhiều hơn số tiền kiếm được mỗi tháng. Có thể bạn sẽ gặp những khó khăn và áp lực trong cuộc sống khi không may có những rủi ro xảy ra. 

Nhưng khi bạn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, bạn đã làm chủ được tài chính của mình. Không gặp quá nhiều những rắc rối hay tránh lâm vào tình trạng nợ nần. 

Để chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, bạn cần thiết lập kế hoạch chi tiêu mỗi tháng, phân bổ lương vào các khoản chi cần thiết và không cần thiết. 

Nên phân bổ cho quỹ tiết kiệm trước khi chi tiêu. Điều này giúp bạn luôn duy trì tính gia tăng tài khoản tiết kiệm. Và chi tiêu hợp lý hơn với mức thu còn lại. 

Thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt
Ảnh minh họa – Tạo thói quen chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được

2. Luôn lập kế hoạch cho tương lai 

An toàn tài chính không phải là xây dựng thói quen chi tiêu hợp lý ở thời điểm hiện tại. Mà còn là việc tính toán những mục tiêu tài chính tương lai. 

Chẳng hạn như: kế hoạch mua nhà, mua xe, nghỉ hưu…

Đây đều là những mục tiêu dài hạn trong tương lai. Cần có kế hoạch cụ thể và rõ ràng để thực hiện những mục tiêu đã đặt ta. 

Việc lập kế hoạch cho tương lai chính là chìa khóa giúp bạn thay đổi thói quen chi tiêu ở hiện tại. Tập trung cho mục tiêu lâu dài và giảm bớt áp lực trong cuộc sống. 

Cách tốt nhất, bạn nên cân nhắc và tính toán đến những mục tiêu tài chính tương lai. Ưu tiên tập trung cho mục tiêu cần thiết trước. 

Không nên thực hiện nhiều mục tiêu cùng lúc, điều này sẽ khiến bạn càng căng thẳng và áp lực hơn mà thôi. 

3. Quản lý thu nhập và dòng tiền 

Theo các chuyên gia tài chính, việc theo dõi và quản lý dòng tiền một cách chặt chẽ sẽ giúp bạn hình thành thói quen thu – chi hợp lý với mức thu nhập của bản thân.

Bạn nên thực hiện công việc này hàng ngày. Ghi chép tất cả những khoản chi, dù nhỏ lẻ như 5 nghìn đồng tiền gửi xe. Để đảm bảo việc theo dõi thu – chi được chính xác nhất. 

Thông thường, một cá nhân sinh sống và làm việc xa nhà sẽ có những khoản chi như sau: 

  • Tiền thuê nhà
  • Ăn uống 
  • Đi lại 
  • Hóa đơn điện nước 
  • Sức khỏe
  • Mua sắm 
  • Giải trí 
  • Hẹn hò 
  • Hiếu hỉ, ma chay, sinh nhật 

Việc tạo thói quen ghi chép chi tiêu giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thu nhập và dòng tiền của bản thân. Từ đó, đưa ra việc cắt giảm chi tiêu cho những khoản chi không cần thiết. 

Thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt
Ảnh minh họa – Theo dõi và quản lý dòng tiền thường xuyên

4. Đặt mục tiêu tiết kiệm và đầu tư

Để thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt nói chung. Hay đạt tự do tài chính nhanh chóng, bạn nên đặt ra những mục tiêu tài chính cả ngắn hạn và dài hạn. 

Thiết lập mục tiêu tương lai là cách giúp bạn có động lực, điều chỉnh thói quen để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 

Cách tốt nhất, bạn nên xây dựng cho mình 2 loại tài khoản tiết kiệm. Mỗi loại sẽ thực hiện những chức năng riêng: 

  • Tài khoản tiết kiệm ngắn hạn cho phép bạn thực hiện những mục tiêu ngắn hạn như: đi du lịch, mua sắm đồ dùng phục vụ cho công việc…
  • Tài khoản tiết kiệm dài hạn là khoản sử dụng cho tương lai như quỹ hưu trí, mua nhà, mua xe…

Để rút ngắn thời gian hoàn thành kế hoạch tiết kiệm, bạn nên kết hợp với hoạt động đầu tư. Điều này giúp bạn nâng cao tài khoản tiết kiệm một cách nhanh chóng. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức căn bản về đầu tư để đảm bảo thành công. 

Thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt
Ảnh minh họa – Tiết kiệm hoặc đầu tư để đảm bảo tài chính tương lai vững chắc

5. Thiết lập quỹ khẩn cấp

Đúng như tên gọi, quỹ này sẽ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn như: ốm đau, thất nghiệp, tai nạn, đồ đạc hư hỏng… 

Việc thiết lập quỹ khẩn cấp giúp bạn chủ động để giải quyết những vấn đề, tránh lâm vào tình trạng nợ nần, tiêu cực. 

Hãy coi chúng như một khoản tiết kiệm và nên trích một phần thu nhập trước khi chi tiêu. Có thể trích từ 5 – 10%/ tổng thu nhập hàng tháng cho quỹ dự phòng. 

Vì đây là quỹ dự phòng khẩn cấp nên được sử dụng bất cứ khi nào cần. Do đó, nên cất trữ hoặc đăng ký mở tài khoản ngân hàng để thuận tiện cho việc sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. 

6. Kiểm soát nợ nần 

Vì chưa có thói quen kiểm soát chi tiêu, do đó mà nhiều người lâm vào tình trạng nợ nần. Vay nợ để chi trả cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày hoặc để giải quyết những vấn đề bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. 

Theo thời gian, việc vay mượn dần trở thành thói quen và lạm dụng chúng bất cứ khi nào cần. 

Do đó, để làm chủ tài chính cá nhân bạn nên có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý theo mức thu nhập của bản thân. 

Từ bỏ thói quen vay mượn, lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt là cách giúp bạn nhanh chóng đạt tự do tài chính. 

Thay đổi thói quen chi tiêu của người Việt
Ảnh minh họa – Lên kế hoạch trả nợ càng sớm càng đảm bảo tự do tài chính

7. Học cách lựa chọn ưu tiên khi chi tiêu 

Bạn cần xác định đâu là khoản chi cần thiết trước khi thanh toán. Hãy chắc chắn rằng, bạn đã có kế hoạch chi tiêu và đây là khoản chi quan trọng. 

Một trong cách quản lý tài chính khôn ngoan, đó là phân chia thành 2 nhóm: 

  • Nhu cầu thiết yếu (khoản chi bạn cần) 
  • Chi tiêu tùy ý (Nhu cầu chi tiêu phát sinh) 

Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả, dễ dàng theo dõi và kiểm soát nguồn chi. Từ đó, có những điều chỉnh sao cho phù hợp với mức thu nhập hàng tháng của bản thân. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng quy tắc mua sắm trong 24h. Nguyên tắc này cho phép bạn quyết định thanh toán trong vòng 24h. 

Nếu sau 24h mà bạn thấy đồ dùng này không cần thiết, hãy loại bỏ chúng khỏi danh sách mua sắm. 

Như vậy, sẽ giúp bạn kiểm soát việc chi tiêu một cách hiệu quả, loại bỏ thói quen chi tiêu bất hợp lý, gia tăng tài khoản tiết kiệm. 

Hy vọng rằng, những thông tin mà Money Lover đem đến, sẽ góp phần hữu ích vào kế hoạch thay đổi thói quen chi tiêu, giúp bạn làm chủ cuộc sống và tài chính của bản thân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây