7 bước giúp cô dâu chú rể tiết kiệm chi phí in thiệp cưới

0
1548
thiệp cưới

Thiệp cưới giúp cô dâu chú rể thông báo kế hoạch hôn lễ tới người thân, bạn bè. Bước này tuy nhỏ, nhưng không thể không tính toán kỹ lưỡng nếu bạn muốn tối ưu chi phí đám cưới.

>> Xem thêm: Chi phí đám cưới 2019 – Hướng dẫn chuẩn bị chi tiết

1. Lên danh sách khách mời

Đây là bước không thể thiếu khi lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Bạn sẽ ước tính được chính xác số lượng khách mời để chuẩn bị thiệp mời và tổ chức tiệc cưới.

Nên cân nhắc và lựa chọn những khách mời thực sự thân thiết. Tránh tình trạng mời tràn lan nhưng khách mời không đến, dẫn đến thừa bàn tiệc. Ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí tổ chức đám cưới.

Để hạn chế việc bỏ sót khách mời, nên liệt kê danh sách theo từng nhóm như:

  • Người thân, họ hàng
  • Hàng xóm
  • Bạn Tiểu học
  • Bạn Trung học cơ sở
  • Bạn Phổ thông trung học
  • Bạn Đại học
  • Đồng nghiệp

>> Xem thêm: 10 công việc cần chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo

2. Xác định ngân sách

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mẫu thiệp cưới đa dạng về mẫu mã, kích thước và chất liệu. Do đó, mức giá cũng khác nhau. Thông thường sẽ dao động từ 1.500 – 5.000 đồng/chiếc.

Từ số lượng đã tính toán bên trên, hãy dự tính số tiền mà bạn có thể bỏ ra để in thiệp cưới để lựa chọn mẫu thiệp phù hợp.

Chẳng hạn, số lượng khách mời là 300 người. Trong khi ngân sách của bạn là 1.000.000 đồng. Như vậy, bạn nên lựa chọn các mẫu thiệp cưới có giá khoảng 2.500 – 3.000 đồng/chiếc.

Việc lên ngân sách in thiệp cưới trước giúp đảm bảo chi phí tổ chức đám cưới theo đúng kế hoạch. Hạn chế tình trạng bội chi, ảnh hưởng đến các khoản mục cần thiết khác.

Nếu như ngân sách có hạn, không nên chi quá nhiều tiền cho việc in thiệp cưới. Điều này sẽ rất lãng phí.

thiệp cưới
Ảnh minh họa – Hãy nghĩ xem bạn có thể chi bao nhiêu tiền để in thiệp cưới?

3. Lựa chọn cửa hàng thiệp cưới uy tín

Trước tiên, bạn cần tìm một cửa hàng in thiệp cưới uy tín để “chọn mặt gửi vàng”. Những cửa hàng uy tín, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Mẫu mã đa dạng, dịch vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra, họ sẽ có nhiều kinh nghiệm để tư vấn tốt hơn cho bạn. 

Có thể tham khảo kinh nghiệm từ người thân, bạn bè xem họ đã làm ở đâu, chất lượng sản phẩm ra sao, giá cả thế nào,… Hoặc tìm hiểu trên các trang, diễn đàn cưới hỏi để xem đánh giá từ cộng đồng. 

Những cửa hàng không uy tín thường mập mờ về giá cả, chất lượng sản phẩm thực tế kém hơn so với hàng mẫu. 

Do đó, nên lựa chọn những địa chỉ đáng tin cậy. Tại đây, nhân viên thiết kế thường có kỹ năng tốt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Trong khi đó, các cửa hàng nhỏ lẻ thường chỉ có một vài mẫu in sẵn, đơn điệu. Không phù hợp với sở thích của cô dâu, chú rể.

>> Xem thêm: 7 cách tiết kiệm chi phí đám cưới tốt nhất năm 2019

4. Chọn lựa mẫu mã, chất liệu phù hợp với túi tiền

Sau khi đã chọn được một vài cửa hàng uy tín, bạn có thể tham khảo mẫu mã, giá cả thiệp cưới của họ qua website, fanpage hoặc đến tận nơi để xem trực tiếp.

Dựa vào ngân sách và số lượng khách mời đã dự tính, bạn sẽ chọn được mẫu thiệp phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. 

thiệp cuối
Ảnh minh họa – Nên lựa chọn mẫu thiệp phù hợp với điều kiện và nhu cầu của cả hai

5. Lưu ý khi đặt in thiệp cưới

Trước khi đến cửa hàng, cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết về đám cưới của mình như: 

  • Tên cô dâu, chú rể 
  • Tên bố mẹ hai bên gia đình
  • Thời gian và địa điểm tổ chức lễ Vu Quy
  • Thời gian và địa điểm tổ chức lễ Thành hôn
  • Thời gian và địa điểm tổ chức tiệc cưới

Sau khi đã chọn được mẫu và cung cấp thông tin, hãy yêu cầu cửa hàng lên maket để bạn xem thử. Có thể làm maket trực tiếp hoặc làm online sau đó gửi qua mail, Zalo,…

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu in thêm sơ đồ hoặc chia nhiều bản nội dung khác nhau, cần hỏi kỹ xem có tính thêm chi phí hay không. Thông thường, các cửa hàng lớn sẽ không tính thêm chi phí này.

Hãy yêu cầu cửa hàng báo lại rõ ràng thời gian hoàn thành việc in ấn. Tránh chậm trễ, ảnh hưởng đến kế hoạch của bạn. Tốt nhất, nên chủ động đi in thiệp trước đám cưới ít nhất 1 tháng. Tránh xảy ra trường hợp sát ngày cưới nhưng vẫn chưa có thiệp để mời.

Thông thường, thiệp mời nên được trao cho khách mời trước ngày cưới khoảng 7 – 10 ngày để họ có thể nhớ và thu xếp công việc tới dự đám cưới.

Bên cạnh đó, cần hỏi thêm: Nếu bị thiếu thiệp, cửa hàng có hỗ trợ in thêm không? Giá in thêm ra sao? Thời gian in thế nào? Tránh trường hợp bị ép giá hoặc không nhận làm thêm khi thiếu thiệp.

Nếu cẩn thận hơn, có thể in thừa khoảng vài chục chiếc thiệp để dự phòng khi phát sinh thêm khách mời.

Khi đặt in thiệp cưới, chỉ nên đặt cọc tối đa 50% tổng giá trị đơn hàng. Sau khi nhận đủ số thiệp, kiểm tra kỹ lưỡng mới thanh toán phần còn lại.

6. Nội dung in sẵn trên thiệp cưới

Để khách mời nắm rõ thông tin về đám cưới của hai bạn, trên thiệp cưới cần ghi rõ:

  • Ngày giờ, địa điểm cụ thể tổ chức lễ Vu Quy, lễ Thành hôn (gồm cả ngày dương lịch và âm lịch ).
  • Ngày giờ, địa điểm cụ thể tổ chức tiệc cưới (gồm cả ngày dương lịch và âm lịch ). Nếu tổ chức tại trung tâm tiệc cưới, nên có bản đồ để khách dễ hình dung.
  • Họ tên cô dâu, chú rể.
  • Họ tên bố mẹ hai bên gia đình.

Nếu người mời là bố mẹ, phần người đứng tên mời ghi tên bố mẹ. Nếu người mời là cô dâu, chú rể, phần người đứng tên mời là cô dâu, chú rể.

Thiệp nhà trai: Tên bố mẹ chú rể và tên chú rể nằm phía bên trái, nhà gái bên phải. Nếu tên cô dâu, chú rể để trên dưới thì tên chú rể sẽ nằm bên trên, tên cô dâu ở dưới. Nhà trai sẽ mời khách đến dự lễ Thành Hôn.

Thiệp nhà gái: Tên bố mẹ cô dâu và tên cô dâu nằm phía bên trái, nhà trai bên phải. Nếu tên cô dâu, chú rể để trên dưới thì tên cô dâu sẽ nằm bên trên, tên chú rể dưới. Và có một điểm cực kỳ phải chú ý đó là nhà gái sẽ là mời đến dự lễ Vu Quy.

chi phí đám cưới
Ảnh minh họa – Chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết để in thiệp cưới

7. Nội dung viết tay trên thiệp cưới

Khách mời đám cưới thường rất đa dạng. Từ ông bà, cô dì, chú bác, anh em đến bạn bè, đồng nghiệp,… Bạn nên phân chia từng nhóm để viết chính xác, hạn chế nhầm lẫn. 

Cần chú ý cách dùng danh xưng mời khách thể hiện sự trân trọng, đúng phép tắc. Nên cân nhắc thật kỹ cách dùng từ.

Tuyệt đối không viết tắt mối quan hệ, thể hiện sự thiếu lịch sự, dễ gây nhầm lẫn.

  • Với họ hàng, người thân, hàng xóm lớn tuổi, bố mẹ nên là người đứng ra mời để thể hiện sự tôn trọng của gia đình. 
  • Với họ hàng là anh chị em đồng vai phải lứa với bạn, bạn nên đứng tên mời để tạo sự thân mật, tình cảm.
  • Với những khách mời chưa có gia đình, thiệp cưới nên ghi rõ Tên khách mời + “người thương”. Ví dụ: Kính mời: Bạn A và người thương.
  •  Với những khách mời đã có gia đình, thiệp cưới Tên khách mời + “gia đình”. Ví dụ: Kính mời: Chị B và gia đình.

Đối với khách mời ở xa, không thể trao thiệp tận tay, có thể gọi điện mời qua điện thoại. Hoặc gửi thiệp điện tử qua Facebook, Zalo,… Không nên mời bằng cách nhắn tin qua điện thoại. Khách mời sẽ cảm thấy thiếu sự tôn trọng.

Nếu có yêu cầu đặc biệt với khách mời trong lễ cưới, cần ghi rõ trong thiệp cưới và nói thêm với họ khi đưa thiệp. Chú ý dùng lời lẽ khéo léo, tránh giọng điệu áp đặt khiến khách mời cảm thấy miễng cưỡng, khó chịu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây