10 lưu ý khi mua quần áo online để tránh “tiền mất tật mang”

0
2107

Mua quần áo online là hình thức mua sắm thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, không ít rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn.

10 lưu ý khi mua quần áo online

1) Lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy khi mua quần áo online

Khi mua quần áo online, bạn không thể tiếp xúc trực tiếp với nhà cung cấp và sản phẩm. Do đó, sẽ rất dễ xảy ra rủi ro nếu như gặp phải nhà cung cấp không đáng tin cậy. Thậm chí là bị lừa đảo.

Trước tiên, cần nhận diện được website uy tín. Thông thường, một website thương mại điện tử uy tín sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về người bán, sản phẩm, quy trình mua hàng, thanh toán và thời gian vận chuyển rõ ràng.

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

Làm cách nào để nhận diện một website uy tín?

Địa chỉ URL của trình duyệt phải được bắt đầu bởi cụm https:// và có biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ. Điều này chứng tỏ người bán đang cung cấp một kênh giao dịch mã hóa an toàn.

Ngoài ra, có thể kiểm tra độ xác thực và hợp pháp của website thông qua cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử thuộc Bộ Công Thương www.online.gov.vn.

Hiện nay, việc mua sắm cũng diễn ra hết sức nhộn nhịp trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… Bất cứ ai cũng đều có thể kinh doanh hàng hóa tại đây. 

Bên cạnh đó, cần nâng cao cảnh giác với các đối tượng lừa đảo thông qua hình thức bán hàng online. Không ít người đã “sập bẫy” các chiêu trò như:

  • Sản phẩm nhận được khác hoàn toàn quảng cáo trên mạng.
  • Chuyển tiền trước để đặt hàng nhưng không nhận được hàng.

Một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng để tránh bị lừa đảo đó là gõ các từ khóa như “shop A”, “bán hàng giả”, “lừa đảo”,… trên các thanh công cụ tìm kiếm. Thông tin về những người bán này sẽ lập tức hiện lên để bạn tham khảo.

2) So sánh giá giữa nhiều nhà cung cấp

Hiện nay, có rất nhiều shop quần áo online, trang thương mại điện tử để bạn lựa chọn món đồ mà mình yêu thích với giá cả hợp túi tiền. Cùng một chiếc áo, sẽ có rất nhiều nhà cung cấp với các mức giá khác nhau.

Do đó, trước khi đặt hàng, nên so sánh từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân. 

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể tham khảo thông tin từ các trang web so sánh như: Websosanh, Vatgia, Tinhte,… Tại đây, bạn không chỉ được cung cấp các mức giá khác nhau của nhiều cửa hàng trực tuyến cho cùng một sản phẩm, mà còn có thể tìm thấy hàng loạt mặt hàng giảm giá. 

So sánh giá cả nhiều nguồn cung

>> Xem thêm: 7 bí kíp để không “đốt tiền” vào mua sắm quần áo

3) Đọc kỹ thông tin sản phẩm và chế độ bảo hành 

Khi mua quần áo online, hầu hết mọi người thường chỉ quan tâm đến hình ảnh minh họa. Hình ảnh càng thực tế, độ tin cậy càng tăng cao. 

Tuy nhiên, điều này không thể chứng minh rằng sản phẩm trong hình và thực tế là một. Bởi đó có thể là những hình ảnh được “vay mượn” từ bên khác.  

Hãy dành ít phút đọc kỹ thông tin mô tả về sản phẩm như chất liệu, kích thước, màu sắc,… Nó sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về sản phẩm mình sắp mua thay vì chỉ nhìn ảnh.

Bên cạnh đó, cần lưu ý về chính sách đổi trả và bảo hành sản phẩm khi mua hàng. Đây chính là căn cứ để bạn phản hồi lại người bán nếu không hàng lòng về chất lượng và dịch vụ. Đặc biệt là khi không nhận được chế độ bảo hành như đã cam kết.

Đọc kỹ thông tin sản phẩm

4) Đừng ham đồ rẻ!

Những món đồ giá rẻ luôn có sức hấp dẫn lớn đối với người tiêu dùng. Bởi họ cảm thấy mình đang tiết kiệm được một khoản tiền cho việc chi tiêu.

Tuy nhiên, cần nâng cao cảnh giác khi mua quần áo online giá rẻ. Không ít trường hợp đã lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” vì ham đồ giá rẻ.

Bạn sẽ lãng phí tiền bạc khi mua đồ giá rẻ nhưng không dùng được. Ngược lại, bỏ ra một số tiền lớn hơn để sở hữu những món đồ chất lượng tốt là cách hiệu quả để tiết kiệm. 

Không ham đồ rẻ tiền

>> Xem thêm: 5 bí kíp mua sắm quần áo cho cô nàng cuồng shopping

5) Tham khảo đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Nên dành thời gian tham khảo đánh giá từ những người đã từng mua sản phẩm mà bạn đang lựa chọn. Việc này có thể hơi mất thời gian nhưng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Dựa vào những đánh giá này, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng: Liệu mình có nên mua sản phẩm này hay không? Hạn chế tình trạng mua phải hàng hóa kém chất lượng.

Tham khảo đánh giá về sản phẩm

6) Chọn phương thức thanh toán khi nhận hàng

Đây là phương thức nên thực hiện khi mua hàng lần đầu tiên tại một địa chỉ phân phối. Thay vì thanh toán trực tuyến khi đặt hàng, bạn lựa chọn thanh toán sau khi đã nhận và kiểm tra sản phẩm.

Phương thức thanh toán này giúp bạn giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo. Hoặc không được hoàn tiền khi nhận sản phẩm kém chất lượng. Nó sẽ đảm bảo hơn so với việc thanh toán trực tuyến trước khi nhận được hàng.

Chọn phương thức thanh toán

7) Lưu lại thông tin, mã xác nhận đơn hàng mua quần áo online

Sau khi đặt hàng thành công, hãy lưu lại toàn bộ thông tin đơn hàng của bạn như: Tên sản phẩm, màu sắc, số lượng, tổng tiền cần thanh toán, địa chỉ giao hàng,… Đừng quên lưu lại mã hoặc thông báo xác nhận đơn hàng từ người bán.

Đây chính là “bằng chứng” để bạn đối chiếu với sản phẩm thực tế mà mình nhận được. Bạn có cơ sở để khiếu nại với nhà phân phối nếu như sản phẩm nhận được hoặc số tiền phải thanh toán không giống như đơn hàng đã đặt.

Lưu lại thông tin mua hàng online

8) Thận trọng khi thanh toán online

Để giảm nguy cơ thất thoát thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu,… bạn cần chú ý:

Lựa chọn website thương mại điện tử uy tín, có tính bảo mật cao. 

Không mua hàng từ các đường link từ thư rác email.

Chỉ nến tiến hành giao dịch trên máy tính hoặc thiết bị di động an toàn. 

Không lưu mật khẩu, ghi nhớ cache để hạn chế lỗ hổng bảo mật. Nên xóa cache sau khi mua hàng và in hóa đơn chứng nhận giao dịch thành công.

Nếu sử dụng mạng không dây, cần kiểm tra việc mã hóa đường truyền để đảm bảo bên thứ 3 không thể thu thập trái phép dữ liệu của bạn.

Đăng xuất tài khoản trên thiết bị sau khi hoàn tất quá trình đặt hàng.

Không giao dịch trên thiết bị lạ hoặc thiết bị công cộng. Bởi bạn vẫn có thể bị kẻ xấu đánh cắp thông tin ngay cả khi đã đăng xuất hoặc xóa lịch sử.

Thận trọng khi đặt hàng và thanh toán online sẽ giúp quá trình mua sắm qua mạng của bạn được đảm bảo an toàn.

Thận trọng khi thanh toán

9) Kiểm tra sản phẩm nhận được trước khi thanh toán

Trước khi thanh toán, cần kiểm tra kỹ:

Sản phẩm nhận được đúng với sản phẩm đã đặt.

Hình thức, chất lượng sản phẩm giống như nhà phân phối mô tả.

Sản phẩm không bị lỗi. Chẳng hạn như bị rách, dính vết bẩn,…

Có hóa đơn, phiếu bảo hành đi kèm.

Chỉ đồng ý nhận hàng và thanh toán nếu món đồ đạt yêu cầu để đảm bảo quyền lợi của bạn.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán

10) Giữ lại hóa đơn thanh toán

Đừng quên yêu cầu hóa đơn khi nhận được hàng. Không có giấy biên nhận đồng nghĩa với việc bạn không có bằng chứng cho việc mua hàng.

Sẽ rất khó khăn nếu sản phẩm bị lỗi và bạn muốn đổi trả. Do đó, hãy giữ lại toàn bộ hóa đơn, giấy biên nhận sau khi mua hàng. Đặc biệt là với những sản phẩm được bảo hành.

Giữ hóa đơn khi thanh toán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây