Lập kế hoạch tài chính cá nhân cho phép bạn ưu tiên thời gian của mình, vạch ra tương lai của bạn và đo lường tiến trình bạn đã thực hiện. 

Một kế hoạch tài chính cá nhân tốt cho phép bạn phát triển mà không có bất kỳ sự lãng phí nào. Vì vậy, bạn có thể tập trung vào những gì quan trọng nhất đối với mình.

1. Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch sử dụng ngân sách, thiết lập các khoản tiết kiệm, đầu tư, quản lý và thu hồi nợ.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc tạo ra bản kế hoạch khoa học, giúp quản lý tiền bạc hiệu quả hơn. Bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của một cá nhân hoặc hộ gia đình.

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp tạo ra nguồn ngân sách cho bản thân, phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính nhằm tiết kiệm và đầu tư hiệu quả.

Bạn có thể nhờ tới các chuyên gia hoạch định tài chính hoặc tự lập kế hoạch tài chính cá nhân tùy theo mục tiêu tiết kiệm và đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

Để có một kế hoạch tài chính tốt không hề đơn giản nhưng cũng không cần quá phức tạp. Thực hiện theo các bước dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập kế hoạch tài chính đầu tiên của mình.

2. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Trước tiên, cần đánh giá chính xác về vị trí tài chính hiện tại của bản thân bằng cách tính toán tài sản ròng. Từ đó, đưa ra kế hoạch để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và xây dựng các mục tiêu cụ thể để thực hiện.

Hãy liệt kê toàn bộ tài sản và các khoản nợ của bạn. Tài sản bao gồm tiền mặt hoặc giá trị vật chất tương đương tiền như tài sản đang sở hữu (nhà, xe,…) hoặc các tài sản đầu tư bao gồm cổ phiếu, trái phiếu hoặc lương hưu. Nợ là các khoản phải trả như hóa đơn, vay thế chấp, thẻ tín dụng,…

Giá trị ròng được tính bằng tổng tài sản trừ đi tổng khoản nợ. Đây chính là giá trị thực và là điểm khởi đầu cho bản kế hoạch tài chính cá nhân của bạn.

 

kế hoạch tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Trước tiên cần xác định giá trị ròng hiện tại của bản thân

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách định giá tài sản ròng cho cá nhân

3. Theo dõi chi tiêu

Một cách khác để đánh giá tài chính hiệu quả đó là theo dõi dòng tiền hoặc số tiền bạn chi tiêu so với số tiền kiếm được.

Nếu dòng tiền âm có nghĩa là bạn đang tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được. Điều này có thể dẫn đến số dư thẻ tín dụng ngày càng tăng, thậm chí phá sản. 

Ngược lại, nếu dòng tiền dương có nghĩa là bạn đang chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Bạn sẽ có một khoản dư và có thể thêm số tiền này vào bất kỳ mục tiêu tài chính nào mình muốn.

Để theo dõi chi tiêu hiệu quả, có thể ghi chép bằng sổ sách, lập bảng tính trên laptop,… Tiện lợi hơn, bạn nên sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân như Money Lover.

lập kế hoạch tài chính cá nhân
Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover

Ứng dụng hoạt động trên tất cả các thiết bị điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính, website và tất cả các nền tảng: Windows, iOS, Android, Web.

Money Lover cho phép bạn quản lý và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu, tạo lập và theo dõi kế hoạch tài chính trong tương lai.

4. Lập ngân sách chi tiêu

Sau khi có ý tưởng về dòng tiền của mình, hãy bắt đầu thiết lập ngân sách. Đây là bước không thể thiếu trong kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người. 

Để có ngân sách chi tiêu hợp lý, nên theo dõi các khoản thu chi trong 3 tháng gần nhất. Bạn sẽ rút ra được hạn mức cần thiết cho từng khoản chi tiêu hàng tháng.

Việc này giúp bạn quản lý và kiểm soát dòng tiền hiệu quả hơn. Các khoản chi được phân chia rõ ràng với hạn mức cụ thể để bạn sử dụng một cách khoa học.

Để xây dựng ngân sách chi tiêu khoa học và hiệu quả, có thể tham khảo một số cách phân chia ngân sách như sau:

Phương pháp 6 chiếc hũ

Với phương pháp này của T. Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:

  • 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,… 
  • 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
  • 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
  • 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
  • 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
  • 5% cho từ thiện

Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 20 triệu đồng, ngân sách sẽ được chia như sau:

  • Chi tiêu thiết yếu: 11.000.000đ
  • Giáo dục: 2.000.000đ
  • Tiết kiệm: 2.000.000đ
  • Chi tiêu cá nhân (hưởng thụ): 2.000.000đ
  • Đầu tư: 2.000.000đ
  • Từ thiện: 1.000.000đ

Quy tắc 50/30/20

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

5. Đặt ra các mục tiêu tài chính

Khi đã có một bức tranh rõ ràng về tài chính của mình, hãy nghĩ xem: Bạn sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào? Bạn có muốn giải quyết các khoản vay hiện tại? Mua một chiếc ô tô mới? Hay tiết kiệm để nghỉ hưu trước tuổi 50?

Hãy lập một danh sách các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được kế hoạch tài chính phù hợp để nhanh chóng hoàn mục tiêu của mình.

Đặt mục tiêu giúp bạn có động lực tiết kiệm tiền hơn, bám sát ngân sách và đưa ra những lựa chọn hợp lý. 

Tuy nhiên, mục tiêu tài chính không phải là những thứ tĩnh. Chúng có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Khi điều đó xảy ra, kế hoạch tài chính của bạn cũng cần có sự thay đổi phù hợp.

kế hoạch tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

>> Xem thêm: 15 mục tiêu tài chính ai cũng cần thực hiện trong suốt cuộc đời

6. Lập kế hoạch tài chính cá nhân theo quy tắc SMART

Specific – Cụ thể: Kế hoạch tài chính của bạn cần cụ thể và chi tiết. Đừng nói rằng: “Tôi muốn nghỉ hưu sớm”. Hãy nói rằng: “Tôi muốn nghỉ hưu ở tuổi 50 với quỹ hưu trí 700 triệu đồng.”

Measurable – Đo lường: Bạn sẽ không thể quản lý những gì bạn không đo lường được. Nên thường xuyên theo dõi các hoạt động thu chi hàng ngày bằng cách lập bảng tính hoặc sử dụng các ứng dụng chi tiêu.

Attainable – Tính khả thi: Mọi kế hoạch đều có thể đạt được. Nó không phải là dễ dàng, nhưng nên mang tính khả thi để phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của bản thân.

Realistic – Thực tế: Đây là kế hoạch tài chính của bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang lên kế hoạch cho một cái gì đó mà bạn thực sự quan tâm. 

Time based – Thời gian đạt được: Khi lập kế hoạch tài chính, cần xác định mốc thời gian cụ thể cho mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng và thực hiện kế hoạch một cách khoa học.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây