5 bước để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn

0
2027

Tiền bạc hiếm khi là đề tài mà các cặp vợ chồng muốn thảo luận. Nhưng nó là nhân tố chính quyết định sự bền vững trong hạnh phúc gia đình sau khi kết hôn.

5 bước để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn

1. Cùng bàn bạc vấn đề tài chính trong gia đình

Hai vợ chồng nên dành một khoảng thời gian nhất định trong tuần hoặc trong tháng để cùng nhau trao đổi, bàn bạc về các vấn đề chi tiêu, tiết kiệm, vay nợ trong gia đình.

Việc này sẽ giúp hai người nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của gia đình. Từ đó, có kế hoạch thu chi hợp lý hơn để đảm bảo ngân sách chung.

Đây cũng là cơ hội để cả hai chia sẻ những dự định, mục tiêu tài chính mà mình mong muốn, giúp người bạn đời thấu hiểu và đồng cảm hơn với quyết định của bản thân.

Hai vợ chồng có thể dành một chút thời gian vào ngày cuối cùng trong tháng, chia sẻ cùng nhau những vấn đề tiền bạc trong gia đình. Các khoản thu – chi tháng này ra sao? Nhiều hay ít hơn tháng trước? Khoản nào cần cắt giảm để đảm bảo ngân sách?

Sau đó, cả hai nên bàn bạc, đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp để cân đối chi tiêu trong gia đình trong các tháng tiếp theo.

5 bước để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn
Ảnh minh họa – Cùng nhau bàn bạc tình hình tài chính trong gia đình

→ Xem thêm: 3 sai lầm về tiền bạc cần tránh khi kết hôn

2. Hiểu thói quen chi tiêu của bạn đời

Mỗi người có một thói quen chi tiêu khác nhau. Người tiêu xài hoang phí trong khi có người chi tiêu rất tằn tiện. Do đó, việc mâu thuẫn trong thói quen chi tiêu của hai vợ chồng là điều không thể tránh khỏi.

Tranh cãi về tiền bạc là nguyên nhân thường thấy dẫn đến sự đổ vỡ trong hôn nhân. Để hạn chế điều này, mỗi người nên học cách làm quen với thói quen chi tiêu của đối phương.

Để tránh sự mâu thuẫn, bạn có thể cân nhắc từ góc nhìn của người ấy để xây dựng kế hoạch phù hợp cho cả hai.

Tuy nhiên, nếu thói quen của người ấy quá tiêu cực, hãy cố gắng nói chuyện và tìm cách điều chỉnh nó theo hướng phù hợp. Chỉ khi cả hai thống nhất về vấn đề tiền bạc, tài chính của gia đình mới có thể ổn định và phát triển.

Nếu như vợ bạn là một cô nàng nghiện mua sắm, trong khi thu nhập hiện tại chỉ ở mức trung bình. Hãy thẳng thắn góp ý với cô ấy nên thay đổi thói quen của mình. Chỉ cho cô ấy thấy rằng việc mua sắm thoải mái theo sở thích sẽ khiến ngân sách luôn rơi vào tình trạng hao hụt.

Việc mua sắm những món đồ không cần thiết không chỉ tiêu tốn nhiều tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính cũng như sinh hoạt của cả hai.

5 bước để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn
Ảnh minh họa – Cần hiểu rõ thói quen chi tiêu của bạn đời

→ Xem thêm: 5 kế hoạch nhất định phải thực hiện khi kết hôn

3. Thống nhất ranh giới giữa hai người sau khi kết hôn

Hầu hết các cặp đôi đều hợp nhất tài khoản riêng sau khi kết hôn. Thu nhập của hai vợ chồng sẽ do vợ/ chồng giữ sau đó lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm phù hợp.

Ví dụ, thu nhập hàng tháng của chồng là 15 triệu đồng, của vợ là 10 triệu đồng. Như vậy, tổng thu nhập của cả hai là 25 triệu đồng/ tháng. Số tiền này sẽ do người vợ giữ và chi trả các chi phí sinh hoạt trong gia đình. Đồng thời, quản lý tài khoản tiết kiệm của hai vợ chồng.

Tuy nhiên, nhiều gia đình lại không nghĩ vậy. Mỗi người sẽ tự quản lý tài khoản riêng của bản thân. Hàng tháng, họ sẽ trích một phần thu nhập của mình để đóng góp vào chi phí sinh hoạt chung của gia đình.

Ví dụ, chi phí sinh hoạt hàng tháng trong gia đình là 12 triệu đồng. Như vậy, mỗi người sẽ đóng góp 50% số tiền này để chi trả. Con số này có thể tăng hoặc giảm tùy vào điều kiện và thỏa thuận giữa hai người. Phần thu nhập còn lại, mỗi người sẽ tự quản lý và kiểm soát.

Dù quyết định theo phương án nào, bạn cũng cần xác định rõ ranh giới ai có thể sử dụng tài khoản của bạn và sử dụng như thế nào.

5 bước để quản lý tài chính hiệu quả sau khi kết hôn
Ảnh minh họa – Thu nhập của cả hai thường do vợ/ chồng quản lý

4. Chia sẻ trách nhiệm quản lý tài chính

Dù vợ/ chồng bạn là người quản lý tài chính tốt hơn, bạn vẫn nên cùng người ấy chia sẻ trách nhiệm nặng nề này.

Hãy cùng nhau bàn bạc và lên kế hoạch cho những mục tiêu tài chính sắp tới. Việc này không chỉ giảm bớt gánh nặng khi giải quyết các vấn đề tiền bạc, mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa hai vợ chồng.

Ví dụ, hai bạn đang có dự định mua ô tô nhưng hiện tại chưa đủ tiền. Hãy cùng nhau bàn bạc để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề trên. Nên tiết kiệm như thế nào? Có cần tìm việc làm thêm để tăng thu nhập không? Mất bao lâu để tiết kiệm đủ số tiền?

Chắc chắn vợ/ chồng của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi người bạn đời luôn quan tâm và san sẻ mọi nỗi lo cùng mình. Mọi mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn khi cả hai cùng đồng lòng thực hiện.

5. Xác định các mục tiêu tài chính

Dù là mục tiêu nhỏ hay lớn, cả hai nên ngồi xuống và cùng nhau bàn bạc, thống nhất trước khi bắt đầu thực hiện. Bạn sẽ có được sự động viên và những lời khuyên hữu ích từ người bạn đời của mình.

Bên cạnh đó, cả hai nên thiết lập những mục tiêu tài chính chung và cùng nhau thực hiện như kế hoạch mua nhà, mua ô tô,… Đây là bước quan trọng giúp xây dựng tài chính gia đình vững mà bạn không nên bỏ qua.

→ Xem thêm: 15 mục tiêu tài chính ai cũng cần thực hiện trong suốt cuộc đời

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây