Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu trong gia đình?

0
3154

Quản lý chi tiêu gia đình sao cho hiệu quả luôn là bài toán khó đối với nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Làm thế nào để chi tiêu tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chi phí sinh hoạt cho cả gia đình?

Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu trong gia đình?

Đánh giá tổng quan về việc chi tiêu của bạn

Để quản lý tốt tài chính trong gia đình, trước tiên phải nắm rõ ngân sách, các khoản thu chi hàng tháng. Bạn cần biết được tổng thu nhập hàng tháng của gia đình là bao nhiêu? Đâu là những khoản chi thường xuyên khiến bạn mất tiền? Khoản nào tiêu tốn nhiều tiền nhất?

Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính và thói quen chi tiêu trong gia đình. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch tiêu dùng phù hợp với mục tiêu trong tương lai.

Thường xuyên ghi chép các khoản thu chi hàng ngày là cách tốt nhất để nắm rõ tình hình tài chính của gia đình. Bạn sẽ không phải đau đầu suy nghĩ: “Mình đã tiêu tiền vào những việc gì?”

Tuy nhiên, thay vì phải bỏ nhiều thời gian để ghi chép, tính toán bằng sổ sách, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng ứng dụng quản lý quản lý tài chính cá nhân Money Lover.

Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu trong gia đình?
Sử dụng Money Lover để quản lý chi tiêu

Money Lover giúp bạn nhập và theo dõi các khoản thu chi một cách nhanh chóng và dễ dàng trên các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop… Các báo cáo về tình hình tài chính cá nhân sẽ được cập nhật thường xuyên để bạn kịp thời điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của mình.

→ Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm chi tiêu cho các gia đình trẻ

Lập kế hoạch trước khi mua sắm

Liệt kê toàn bộ những món đồ bạn dự định mua sắm trong vài tháng tới như TV, xe máy, điện thoại… hay những khoản đầu tư như gửi tiết kiệm, thanh toán thẻ tín dụng…

Tương tự, bạn có thể lên danh sách những khoản chi quan trọng trong vòng 3-5 năm tới cho kế hoạch dài hạn của mình như mua nhà, mua xe ô tô…

Việc này sẽ giúp bạn biết được những khoản chi cần ưu tiên thực hiện. Từ đó, đưa ra quyết định sáng suốt khi mua sắm. Đồng thời đảm bảo tính hình tài chính trong gia đình.

→ Xem thêm: 5 chiến lược giúp “thắt chặt” chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả

Phân loại các khoản chi tiêu

Việc phân loại các khoản chi tiêu thành các nhóm như tiêu dùng hàng ngày, giải trí, tiết kiệm… sẽ giúp bạn cân đối và dự tính ngân sách hợp lý cho gia đình. Tùy thuộc vào thu nhập và nhu cầu mua sắm, mỗi người sẽ có cách phân bổ lượng tiền phù hợp.

Quy tắc 50/30/20

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60-70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

Phương pháp Kakeibo

Ngoài ra, có thể cân nhắc lựa chọn cách chia ngân sách theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được chia vào 4 phong bì:

  • Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn…
  • Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…
  • Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…
  • Chi phí phát sinh: sửa xe, ốm đau…

Nếu tiêu hết tiền trong một danh mục nào đó, bạn có thể lấy tiền từ phong bì khác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ còn ít tiền hơn để tiêu cho danh mục đó. Do đó, cần tính toán chi tiêu hợp lý để đảm bảo ngân sách đã đặt ra.

Phương pháp 50/50

Đơn giản hơn, bạn có thể chia thu nhập thành 2 phần. Một phần dùng để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại dành để tiết kiệm.

Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu trong gia đình?
Ảnh minh họa- Lập ngân sách cho các khoản chi tiêu hàng tháng

Lập tài khoản tiết kiệm

Đây là điều không thể thiếu đối với mọi gia đình. Theo các chuyên gia tài chính, ngoài các chi phí sinh hoạt hàng ngày, quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, mỗi gia đình cần có khoản tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn thường được thực hiện trong khoảng 3-6 tháng như mua xe, sửa nhà… Các kế hoạch dài hạn như mua nhà, nghỉ hưu… sẽ cần tích lũy tiền bạc trong vài năm.

Mỗi tháng, nên dành ra 10-20% thu nhập để bỏ vào tài khoản tiết kiệm. Tuyệt đối không đem số tiền này ra chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.

Thay vì để tiền nhàn rỗi trong tủ, nên gửi tiền tiết kiệm ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng lãi suất ưu đãi hàng tháng. Lãi suất trung bình tại các ngân hàng hiện nay khoảng 6-7%/năm. Đây được coi là một kênh đầu tư an toàn, đem lại lợi nhuận ổn định.

Bên cạnh sổ tiết kiệm truyền thống, có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến để đơn giản hóa việc sử dụng và quản lý tiền bạc. Bạn sẽ không phải tốn thời gian và công sức để thực hiện giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.

Nghiêm túc thực hiện kế hoạch tiết kiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính mà mình mong muốn.

Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu trong gia đình?
Ảnh minh họa – Bạn sẽ được hưởng lãi suất 6-7%/năm khi gửi tiết kiệm ngân hàng

→ Xem thêm: Ngân hàng nào đang trả lãi tiết kiệm cao nhất năm 2019?

Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết

Cách tốt nhất để tiết kiệm chi tiêu là chỉ mua thứ mình cần thay vì mua thứ mình thích. Hãy lên danh sách những món đồ mình cần trước khi đi mua sắm để tránh việc tiêu tốn tiền bạc cho những chi phí không cần thiết.

Tuyệt đối không chi tiêu vượt quá ngân sách. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của gia đình, mà còn là nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng nợ nần.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây