Ai là người có quyền nuôi con khi ly hôn?

0
1063

Ngoài việc phân chia tài sản, quyền nuôi con cũng là vấn đề gây nhiều tranh chấp giữa các cặp vợ chồng khi ly hôn. Cha hay mẹ sẽ là người phù hợp để chăm sóc và nuôi dạy con cái?

Ai là người có quyền nuôi con khi ly hôn?

1. Trường hợp không đăng ký kết hôn

Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.

Theo khoản 1 Điều 14, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Theo đó, hai người sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn. Trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

→ Xem chi tiết: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Ai là người có quyền nuôi con khi ly hôn?
Ảnh minh họa – Hai bên có thể tự thoản thuận về quyền và trách nhiệm nuôi con

2. Điều kiện nuôi con

Khoản 2 Điều 81 quy định, vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được, tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Do đó, nếu muốn giành quyền nuôi con, phải chứng minh các điều kiện về tài chính; đạo đức, nhân phẩm; thời gian chăm sóc, giáo dục con cái. Ngoài ra, cần xem xét đến các yếu tố vật chất như nơi ăn, ở, đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như điều kiện vui chơi giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.

Ai là người có quyền nuôi con khi ly hôn?
Ảnh minh họa – Cần chứng minh điều kiện cần thiết để đảm bảo việc nuôi con

→ Xem thêm: Cần lưu ý điều gì trước khi quyết định ly hôn?

3. Đối với người ngoại tình

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, khi xem xét quyền nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào 3 yếu tố sau để quyết định: điều kiện về vật chất bao gồm ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…

Các yếu tố này cần dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Các yếu tố về tinh thần bao gồm thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ và nguyện vọng của con muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Vì vậy, việc ngoại tình chỉ có thể là căn cứ để tòa quyết định quyền nuôi con thuộc về ai khi vợ, chồng chứng minh được rằng vì người kia ngoại tình mà quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… của con không được bảo đảm.

4. Cấp dưỡng nuôi con

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Về quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình quy định, người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Ai là người có quyền nuôi con khi ly hôn?
Ảnh minh họa – Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

→ Xem thêm: 7 công việc tại nhà giúp mẹ đơn thân kiếm tiền nuôi con

5. Quyền nuôi con khi vợ, chồng cũ qua đời

Theo quy định tại Điều 69, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Điều 70 quy định, con cái thuộc trường hợp trên có quyền sống chung với cha mẹ, được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Như vậy, nếu vợ, chồng cũ mất, người còn lại đương nhiên có quyền và nghĩa vụ được trực tiếp nuôi con. Việc tái hôn và có con không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ này. Tuy nhiên, cần phải chứng minh được điều kiện chăm sóc con tốt hơn người nuôi con hiện tại, đồng thời lắng phải nghe nguyện vọng của con.

Nguồn: Vnexpress

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây