Cần lưu ý điều gì trước khi quyết định ly hôn?

0
1046

Ngoài sự chuẩn bị về tâm lý, cần tìm hiểu kỹ các thủ tục pháp lý khi ly hôn để tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả hai bên. 

Cần lưu ý điều gì trước khi quyết định ly hôn?

Ai có quyền ly hôn?

Vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn. Đây là quyền dân sự của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và được bảo đảm thực hiện.

Nếu vợ/chồng không có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình, cha mẹ, người thân của họ có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Tuy nhiên, trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng không có quyền yêu cầu tòa án cho ly hôn.

Nếu không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Mọi yêu cầu về con cái và tài sản sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.

Cần lưu ý điều gì trước khi quyết định ly hôn?
Ảnh minh họa – Vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn

→ Xem thêm: Từ khi biết chồng cặp bồ, tôi đã âm thầm chuẩn bị tiền ly hôn như thế nào?

Các hình thức ly hôn

Tiêu chí

Thuận tình ly hôn

Đơn phương ly hôn

Bản chất Là vụ việc dân sự, không có tranh chấp. Hai bên đều đồng ý ly hôn và ký tên vào đơn yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn. Là vụ án dân sự, có xảy ra tranh chấp. Vợ hoặc chồng tự làm đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn và chỉ cần chữ ký của người này.
Hòa giải
  • Các phiên hòa giải phải có sự tham gia của Viện kiểm sát.
  • Nếu vắng Viện kiểm sát, phiên hòa giải phải tạm hoãn.

 

  • Các phiên hòa giải không cần sự tham gia của Viện kiểm sát.
  • Nếu tại phiên hòa giải, vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, Tòa án lập biên bản hòa giải và công nhận thỏa thuận ly hôn của vợ chồng.
Sự tham gia của vợ/chồng Hai bên đều phải tham gia các phiên hòa giải, lấy lời khai và không thể ủy quyền cho người khác.

 

→ Xem thêm: 5 lưu ý về việc phân chia tài sản khi ly hôn

Án phí ly hôn

Là khoản thu cho ngân sách nhà nước khi thực hiện thủ tục ly hôn. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình đều có nghĩa vụ chịu án phí ly hôn do pháp luật quy định.

Trường hợp hai vợ chồng ly hôn thuận tình, chi phí phải nộp cho Tòa án là 300.000 đồng.

Ngoài mức án phí sơ thẩm là 300.000 đồng, bạn sẽ phải chịu thêm án phí chia tài sản chung khi xảy ra tranh chấp về vấn đề phân chia tài sản nếu đơn phương ly hôn.

Cụ thể như sau:

Giá trị tài sản tranh chấp

Mức án phí

Dưới 4.000.000 đồng 200.000 đồng
Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
Trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

 

Cần lưu ý điều gì trước khi quyết định ly hôn?
Ảnh minh họa – Các đương sự phải có trách nhiệm chịu án phí ly hôn

→ Xem thêm: 7 điều cần chuẩn bị sẵn sàng nếu bạn có ý định ly hôn

Thuê luật sư

Nếu không có đủ khả năng giải quyết các thủ tục, tranh chấp trong vấn đề ly hôn, hãy cân nhắc đến việc thuê luật sư. Sự tư vấn và hỗ trợ của luật sư sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, dễ dàng thu thập chứng cứ, đơn giản hóa các thủ tục pháp lý.

Tùy thuộc vào tính chất của vụ án, thời gian giải quyết và yêu cầu của khách hàng, chi phí thuê luật sư sẽ khác nhau. Do đó, cần suy nghĩ và tính toán kỹ trước khi quyết định nhờ tới sự tư vấn từ luật sư.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây