10 vấn đề tài chính cá nhân ai cũng nên quan tâm (P1)

0
1701

Hiện nay, tài chính cá nhân vẫn chưa thực sự được mọi người quan tâm đúng hướng. Do đó, để lập kế hoạch tài chính hiệu quả, đảm bảo cho cuộc sống, cần hiểu và nắm rõ vấn đề này một cách nghiêm túc.

Các cá nhân có hoàn cảnh sống khác nhau, thu nhập khác nhau thì tài sản, nhu cầu tài chính và mục tiêu tiền bạc cũng hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi vùng miền, quốc gia và địa điểm sinh sống cũng có những chính sách, luật pháp và nền kinh tế thị trường khác nhau.

Do đó, những lời khuyên, quy tắc hay cách thức thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của người này có thể không phù hợp với người kia, hoặc phù hợp một phần, tùy thuộc vào điểm tương đồng. Chắc chắn lời khuyên tài chính cho những người kinh doanh, đang điều hành doanh nghiệp sẽ khác với những người đi làm với mức thu nhập ổn định.

Nhưng có 10 lĩnh vực tài chính cá nhân, hầu hết mọi người cần quan tâm và nên dành thời gian để thực hiện.

1.  Vị thế tài chính

Nghiêm túc xem xét thực trạng và nguồn lực tài chính cá nhân hiện có bằng cách kiểm tra giá trị thực và dòng tiền mặt của bản thân và gia đình. Hãy cộng tất cả tài sản mà bản thân đang kiểm soát, sau đó trừ đi các khoản nợ tại một thời điểm. Con số này chính là giá trị ròng của một người.

Đối với hộ gia đình, dòng tiền sẽ là tổng cộng tất cả các nguồn thu nhập mong muốn trừ đi tất cả chi phí dự kiến trong cùng một năm. Bạn sẽ biết chính xác thực trạng hiện tại và dự đoán khi nào có thể hoàn thành các mục tiêu tài chính.

Xem thêm: Hướng dẫn lập bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân

10 vấn đề tài chính cá nhân cần tập trung để cuộc sống về sau thực sự được đảm bảo (P1)
Ảnh minh họa – Xác định rõ vị thế tài chính của bản thân và gia đình

2.  Bảo hiểm

Khi đã liệt kê được các tài sản hiện tại, việc tiếp theo là bảo vệ chúng trước khi nghĩ đến việc gia tăng. Tập trung vào những gì đang có sẽ tốt hơn là những gì chưa có. Cần phân tích làm thế nào để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Các rủi ro này có thể là vấn đề về tài sản vật chất, sức khỏe, nghỉ hưu, thất nghiệp…

Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Để tối đa hóa lợi ích của bản thân và tài sản khỏi nguy cơ thiệt hại ngẫu nhiên, có thể đầu tư chi phí để đăng ký các gói bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Người hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân cần có kiến thức về ngành bảo hiểm, các sản phẩm cụ thể, chính sách, điều khoản để đưa ra quyết định sử dụng loại bảo hiểm nào tối ưu với chi phí tốt nhất.

Bên cạnh đó, ở một số nơi, bảo hiểm cũng được hưởng một số lợi ích về thuế. Việc sử dụng bảo hiểm có thể là một phần quan trọng trong kế hoạch đầu tư tổng thuế. Vì vậy, những người thường sử dụng bảo hiểm như chủ doanh nghiệp, chuyên gia, vận động viên, nghệ sĩ, chính trị gia…nên làm việc với các chuyên gia về bảo hiểm để tối đa hóa lợi ích cá nhân.

Xem thêm: Những điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ cho người mới bắt đầu

3.  Quản lý thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập là một phần chi phí thiết yếu của mỗi cá nhân và hộ gia đình. Việc quản lý thuế không phải là đặt ra các câu hỏi: Khi nào các khoản thuế sẽ được thanh toán? Có cần thanh toán hay không? Cần đóng thuế bao nhiêu?

Trong luật được phát hành, chính phủ có rất nhiều quy định ưu đãi giảm thuế, miễn thuế, các hình thức không tính thuế…. Việc tìm hiểu tất cả các quy định, chính sách, điều kiện về thuế thu nhập và linh hoạt áp dụng hợp lý sẽ tác động không nhỏ đến thu nhập và quản lý tài chính cá nhân.

10 vấn đề tài chính cá nhân cần tập trung để cuộc sống về sau thực sự được đảm bảo (P1)
Ảnh minh họa – Thuế thu nhập là chi phí thiết yếu của mỗi cá nhân và hộ gia đình

4.  Mục tiêu đầu tư và tích lũy

Hầu hết ai cũng có những mục tiêu tài chính cụ thể. Mục tiêu đó có thể là mua sắm những khoản chi lớn như mua nhà, mua xe…; chuẩn bị cho các sự kiện lớn trong đời như kết hôn, nghỉ hưu, du học….

Không phải cá nhân nào cũng có tiền rỗi để đầu tư và tích lũy. Cần dự kiến chính xác những chi phí và các yếu tố phải rút lại vốn. Rủi ro lớn nhất khi đầu tư hoặc tích lũy tiền cho cá nhân, hộ gia đình là tình trạng lạm phát hoặc tỷ lệ tăng giá theo thời gian.

Khi lập các kế hoạch tài chính, cần phân bổ tài sản hợp lý giữa phần chi phí và phần tiết kiệm thường xuyên để đầu tư vào một số sản phẩm đầu tư cho lợi nhuận trong tương lai. Để vượt qua tỷ lệ lạm phát, danh mục đầu tư phải có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm.

Tốt nhất, nên chọn nhiều loại hình đầu tư khác nhau nhằm đa dạng hóa rủi ro và cơ hội đầu tư. Việc phân bổ tài sản này sẽ quy định một khoản phân bổ phần trăm được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và các khoản đầu tư thay thế. Việc phân bổ cũng nên xem xét hồ sơ rủi ro cá nhân của mỗi nhà đầu tư, vì thái độ của rủi ro thay đổi từ người này sang người khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây