Làm thế nào để điều chỉnh chi phí quan hệ để duy trì chúng phát triển?

0
865

Nhu cầu kết giao bạn bè của mỗi người càng lớn thì chi phí quan hệ để duy trì chúng cũng tăng lên. Làm thế nào để cân đối điều này?

1. ‘Di cư’ những bữa ăn bên ngoài về nhà

Việc chi tiêu ăn uống cùng bạn bè, đồng nghiệp, đối tác có thể chiếm tới 30% thu nhập hàng tháng của một người. Hãy thử hẹn tài nhà thay cho những buổi đi ăn quán xá vừa tốn kém lại không đảm bảo vệ sinh thực phẩm?

Hơn nữa, việc mời bạn bè đến nhà cũng là một cách giúp tình cảm trở nên thân thiết và gần gũi hơn. Tuy nhiên, đừng dễ dãi, chỉ nên mời những người bạn cảm thấy thoải mái đến tổ ấm riêng tư của bạn.

2. Rạch ròi chi tiêu với bạn bè theo mức độ thân thiết

Dù muốn hoặc không, mỗi chúng ta sẽ bắt đầu quen với những tấm thiệp mời cưới của bạn bè, mời thôi nôi, mời sinh nhật con của bạn,…

Lúc này, buộc mỗi người phải tự quyết đoán kỹ càng, chi tiêu phù hợp theo độ thân thiết hay nói cách khác là tầm quan trọng của mối quan hệ.

Không thể mừng cưới người luôn giúp đỡ khi bạn khó khăn bằng với cô lễ tân mỗi ngày chỉ gặp và cười xã giao tại sảnh công ty.

Bạn cũng có thể không cần gửi phong bì mừng tân gia cho chị đồng nghiệp tầng trên chưa từng nói chuyện.

Rạch ròi mức độ thân thiết, vừa giúp bạn chi tiêu hợp lý cho từng người và giúp bạn không mất thời gian cân đếm ‘nên mừng cưới cô bạn đồng nghiệp cũ bao nhiêu tiền?’

3. Hạn chế chi tiêu cho mối quan hệ bạn bè không cần thiết

Chắc chắn bạn sẽ phải dành một khoản chi tiêu cho việc kết thân và duy trì mối quan hệ bạn bè. Tuy nhiên, đối với những chi tiêu không đáng có như ‘kết bạn để cho vui’, ‘làm quen cho biết’, ‘kết bạn xã giao’,… cần phải hạn chế tối đa và nếu không cần thiết có thể cắt bỏ hoàn toàn. Nhất là những mối kết thân ảnh hưởng không tốt đến công việc, đến cuộc sống của bạn hoặc bạn cảm thấy không có sự kết nối với họ.

Bí quyết điều chỉnh chi tiêu cho bạn bè đó là thiết lập cho mối quan hệ bạn bè mang lại giá trị cho bạn, như những người có thể hỗ trợ bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Hoặc để khoản chi tiêu cho quan hệ bạn bè trở nên có ích, hãy dành một phần để duy trì liên lạc với những người bạn đã thân thiết hoặc kết nối lại với những người bạn/ đồng nghiệp cũ mà bạn muốn học hỏi, cần giúp đỡ.

Lập quỹ chi tiêu hợp lý

Nên nhớ rằng, mỗi tháng bạn phải chi tiêu cho rất nhiều khoản thiết yếu từ tiền sinh hoạt phí, tiền học thêm, tiền giúp đỡ phụ huynh,… Vì vậy, đừng ‘quá tay’ trong những cuộc hẹn hò, tụ tập bạn bè vô bổ.

Thay vào đó, hãy học cách chi tiêu cho các mối quan hệ bạn bè hợp lý bằng việc thiết lập và thực hiện chặt chẽ theo quỹ chi tiêu đã đề ra.

Ví dụ, tháng này bạn dành ra 20% thu nhập để duy trì và kết thân mối quan hệ bạn bè, trong đó 15% cho mỗi quan hệ đã thân thiết và 5% là quỹ kết bạn mới. Nếu phát sinh tháng này có đám mừng thôi nôi con của bạn thân, hãy giảm bớt quỹ kết bạn mới để không vượt quá con số chi tiêu quan hệ bạn bè hàng tháng mà bạn đã khoanh vùng.

Mỗi tháng, bạn dự trù khoản chi cho bạn bè là bao nhiêu, cố gắng điều chỉnh phù hợp và hạn chế ‘phát sinh không đáng có’ cho quỹ chi tiêu bạn bè.

Như vậy, với một vài gợi ý của Money Lover về bí quyết điều chỉnh chi tiêu cho các mối quan hệ bạn bè, hy vọng mỗi người sẽ căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân để điều chỉnh sao cho hợp lý nhất, vừa giữ được hòa khí với bạn bè, lại vừa đảm bảo số tiền chi cho mối quan hệ này nằm trong tầm kiểm soát.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây