Hướng dẫn các bước lập kế hoạch tài chính trước khi kết hôn

0
2285

Nhiều người có quan niệm sai rằng sau khi lập gia đình thì mới cần quản lí tiền bạc, tiết kiệm chi tiêu. Nhưng hãy có kế hoạch tài chính trước kết hôn. 

lập kế hoạch tài chính khi kết hôn

→ Xem thêm: 7 nguyên tắc tài chính cần thống nhất trước khi kết hôn

Bởi trước khi kết hôn, họ đã không thống nhất, không cùng nhau lập kế hoạch tài chính một cách rõ ràng.

Bạn không có kế hoạch tài chính trước hôn nhân, bạn sẽ không quản lí được lượng tiền mà mình chi tiêu, dẫn đến cạn kiệt về tài chính. Vì vậy, các bạn trẻ trước khi kết hôn hãy nghĩ tới cuộc sống gia đình, cần vạch ra cho mình một kế hoạch rõ ràng, chi tiết, đặc biệt về tài chính.

1. Tổng kết số tiền hàng tháng mà hai bạn kiếm được

Bước đầu tiên để chúng ta hoạch định được kế hoạch tài chính là bạn phải tổng kết được số tiền hàng tháng mà hai bạn có thể kiếm được.

Bạn và người bạn đời bạn phải thực hiện nghiêm túc và minh bạch về khoản này. Không có sự giấu giếm, không có sự gian lận trong này.

2. Lập danh sách các khoản chi tiêu cần phải chi

Có một kế hoạch chi tiêu trong gia đình một cách rõ ràng, cụ thể. Các khoản chi tiêu này là bắt buộc và thực sự cần thiết. Ví dụ các khoản chi về ăn uống, đi lại, con cái, hiếu hỉ hai bên gia đình, quần áo cần thiết,…

Danh sách các khoản chi này phải được hai người thống nhất với nhau cùng thực hiện, phải có trách nhiệm khi thực hiện chi các khoản trong danh sách này.

Có những khoản chi nào không cần thiết hay hợp lí, hai người phải góp ý thẳng thắn với nhau. Có như vậy, hai bạn mới có sự tôn trọng nhau trong đó và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và ổn định hơn.

3. Khống chế các khoản chi tiêu thích đáng

Bạn nên khống chế các khoản tiêu dùng quá mức, giảm sự lãng phí, hình thành tâm lí chi tiêu lành mạnh. Trong giai đoạn này, có thể lấy tiết kiệm ngắn hạn và linh hoạt làm chủ đạo. Bạn có thể chia thu nhập thành 3 phần: chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.

Trong đó, tiết kiệm là một trong những mục quan trọng cho kế hoạch kết hôn trong tương lai. Bạn nên lập kế hoạch thật chi tiết, tận dụng các hình thức tiết kiệm ngân hàng để gửi tiết kiệm định kỳ.

Bạn có thể tham gia bảo hiểm, chủ yếu ở các mục liên quan đến sức khỏe và sự cố ngoài ý muốn.

4. Quản lí tài chính cá nhân trong gia đình

Có 3 cách để quản lí tài chính trong gia đình cho mọi khoản chi tiêu, bạn có thể tham khảo nhé:

  • Thứ nhất, bạn có thể gửi tiết kiệm 20-30% tổng thu nhập hàng tháng của hai bạn.
  • Thứ 2, bạn đầu tư cho học tập từ 10-15% tổng thu nhập. Đó là khoản đầu tư giá trị nhất dành cho bản thân bạn.
  • Thứ 3, bạn nên trích 5%-10% tổng thu nhập để tham gia bảo hiểm nhân thọ.

5. Theo dõi tình hình tài chính

Sau khi bạn có kế hoạch cũng như lên danh sách các khoản chi hàng ngày, hàng tháng trong gia đình, việc của bạn tiếp theo là nắm rõ và theo dõi tình hình tài chính gia đình. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép để quản lí chi tiêu trong từng giai đoạn.

Như vậy, không những bạn có thể quản lí được những khoản chi của mình hàng ngày, hàng tháng mà bạn sẽ điều chỉnh được cụ thể và linh hoạt những khoản chi không cần thiết mà bạn phát hiện ra. Giúp bạn chi tiêu tài chính tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, có một cách khác giúp bạn theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày trong gia đình bạn đó là cài đặt những ứng dụng trên điện thoại, vừa tiện ích lại vừa đỡ tốn thời gian trong việc quản lí và theo dõi tài chính.

Bạn có thể tham khảo ứng dụng tên Money Lover, ứng dụng được khá nhiều các cặp đôi mới cưới sử dụng. Money Lover giúp cho việc quản lí, theo dõi cuộc sống tài chính của hai bạn trở nên dễ dàng  hơn, tiết kiệm hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây